315. Vụ Tricon Towers: Khách hàng đã kêu cứu cơ quan chức năng cả năm nay

(VOV.vn) – Phải chăng sự buông lỏng quản lý đã dẫn đến hiện tượng chủ đầu tư dễ dàng tạo nên cú lừa ngoạn mục?

128 khách hàng nộp tiền mua căn hộ chung cư dự án Tricon Towers tại khu đô thị Bắc An Khánh, Hoài Đức (Hà Nội) do công ty CP đầu tư Minh Việt làm chủ đầu tư hiện đang gặp phải một tình huống rất trớ trêu: Đó là, tiền thì đã đóng lên đến 50% – 70%, thậm chí 90%, nhưng dự án 2 năm nay không xây dựng, trụ sở của chủ đầu tư đã đóng cửa, còn Tổng Giám đốc là người Mỹ gốc Hoa không thể liên lạc được.

Theo thống kê chưa đầy đủ, số tiền mà nhóm khách hàng này đã đóng lên tới 400 tỷ đồng. Quan trọng hơn, họ đã cầu cứu các cơ quan chức năng cả 1 năm nay nhưng không nhận được sự bảo vệ quyền lợi nào.

Qua khảo sát thực trạng dự án Tricon Towers cho thấy, công trình hiện không một động tĩnh, cỏ mọc um tùm, hầm ngập nước, các cột sắt hoen gỉ, không còn cả bảo vệ hay biển hiệu…

Theo các khách hàng, 2 năm nay không còn thấy công trình này hoạt động. Vì thế, họ đã rất nhiều lần đến làm việc với công ty Minh Việt đặt văn phòng tại Dịch Vọng, Cầu Giấy (Hà Nội) để tìm câu trả lời. Nhưng hoặc là họ bị “mời” ra khỏi công ty, hoặc bị khất lần, trốn tránh, tìm cách ly gián khách hàng.

Đã nhiều lần, ông Edward Chi – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc của công ty này hứa hẹn về mặt tiến độ, cam kết triển khai lại công trình. Song những lời hứa này đều không được thực hiện.

Lần cuối cùng các khách hàng còn nhìn thấy ông Edward Chi là ngày 12/7/2012. Đến thời điểm này, trụ sở của công ty đã không còn một bóng người, ông Edward Chi thì không liên lạc được.

Không biết số tiền của mình đang ở đâu, liên hệ với chủ đầu tư bằng cách nào, anh Lê Hoàng Long, một khách hàng bức xúc: “Khi 1 dự án được công bố khởi công, đưa lên thông tin đại chúng rầm rộ như vậy thì đương nhiên các cơ quan ban ngành phải biết. Dự án này chúng tôi đã rất tin tưởng bởi vì được cấp phép của Sở Kế hoạch và đầu tư, Bộ Xây dựng, tất cả các cơ quan thì mới làm được dự án hoành tráng như vậy. Chúng tôi giao dịch thì chuyển tiền qua ngân hàng, và được biết là công ty này được Ngân hàng Nông nghiệp tài trợ vốn, Ngân hàng Techcombank liên kết 3 bên để kêu gọi chúng tôi mua nhà của dự án này. Đến khi mà xảy ra vấn đề thì tất cả lại đều im lặng”.

Hầu hết các khách hàng mua căn hộ của dự án này từ năm 2009 – 2010, đã đóng 50-70% thậm chí 90% tổng số tiền, tương đương khoảng 4-5 tỷ đồng mỗi căn. Công ty Minh Việt còn đưa ra chiêu sách ép khách hàng đóng tiền, nếu không sẽ tính lãi suất cao, giảm 5% nếu như khách hàng đóng ngay từ đầu 70% và giảm 7% nếu đóng 100% tổng số tiền.

Thời điểm bàn giao nhà được ra cho mỗi khách hàng khác nhau, nhưng cơ bản là vào cuối năm 2011. Có những gia đình đã phải bán nhà để trả tiền, hiện vừa phải trả tiền vay ngân hàng, vừa phải đi ở nhờ, ở thuê để đợi căn hộ này.

Quá lo lắng trước những dấu hiệu bất thường của chủ đầu tư và công trình này, cách đây 1 năm, các khách hàng đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị nhờ đến cơ quan chức năng để được bảo vệ quyền lợi.

Anh Trần Thanh Hải, khách hàng đã trả 50%, tương đương số tiền gần 4 tỷ đồng cho chủ đầu tư cho biết: Tất cả các nạn nhân của dự án này đã lần lượt gửi đơn khiếu nại đến Bộ Xây dựng, công an các cấp … nhưng không nhận được sự vào cuộc điều tra của bất cứ một đơn vị nào. Nếu như họ đã thanh tra, kiểm tra từ 1 năm trước, thì có lẽ sự việc đã không đến mức công ty không còn một ai để liên lạc như hiện nay:

“Chúng tôi có nhờ đến cơ quan chức năng nhiều lần. Chính tôi đã thay mặt khách hàng gửi đơn lên Bộ Xây dựng và được ông Chánh thanh tra Phạm Gia Yên có gửi văn bản trả lời vào ngày 4/9/2012 với nội dung đã gửi văn bản đến Minh Việt yêu cầu giải quyết và sẽ báo cáo lên Bộ trưởng. Nhưng từ đó đến nay gần 1 năm rồi không nhận được tin gì. 1 năm trước chúng tôi cũng gửi lên công an Hoài Đức cũng không nhận được hối âm. Sau Tết vừa qua, nhóm khách hàng đã phải kéo cả đoàn đến trụ sở công ty Minh Việt 2 lần. Chúng tôi cũng gửi đơn khiếu nại lên Công an TP Hà Nội nhưng đến giờ phút này vẫn bặt vô âm tín”, anh Hải bức xúc cho hay.

Từ niềm tin vào một dự án xây dựng lớn, được quảng bá rầm rộ, lại được các ngân hàng như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Techcom Bank cùng tham gia, được sự cấp phép của các cơ quan quản lí nhà nước, đến thời điểm hiện tại, 128 khách hàng này không còn biết trông chờ vào đâu để tìm lại được số tiền lớn của gia đình. Câu hỏi mà họ muốn được trả lời, là trách nhiệm của các cơ quan quản lí ở đâu?

Trao đổi với phóng viên VOV, Luật sư Trương Thanh Đức, trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam nhận định: Chủ đầu tư chậm tiến độ, không thực hiện đúng cam kết rõ ràng là vi phạm về hợp đồng thỏa thuận với khách hàng. Nếu chủ đầu tư bỏ trốn thì thấy rõ dấu hiệu về lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản, nếu có thêm những hành vi gian dối nữa thì hoàn toàn nghĩ đến tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Luật sư Trương Thanh Đức cũng nhấn mạnh: Bất cập hiện nay là không đảm bảo được quyền lợi cho người mua nhà. Trong trường hợp chậm tiến độ hay có rủi ro xảy ra thì khách hàng là đối tượng yếu thế và hoàn toàn phụ thuộc vào chủ đầu tư. Hơn nữa, quan trọng là việc thanh tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng sau khi đã cấp phép xây dựng. Trách nhiệm quản lý này dường như đang bị bỏ ngỏ.

“Cơ quan quản lí mà làm đúng thì việc đấy sẽ dừng lại cách đây 1 năm hoặc những hậu quả xấu hạn chế đi rất nhiều, thậm chí không xảy ra nếu như làm nghiêm túc. Trên thực tế rất lo ngại là họ không làm gì cả, thậm chí không loại trừ tình huống chủ đầu tư là những người nhiều tiền, có thể có những động thái này khác để cơ quan quản lí lờ đi, dung túng nên mới dẫn đến hậu quả như thế này”, Luật sư Trương Thanh Đức cho hay.

Rõ ràng, sự việc này đang rất cần sự vào cuộc khẩn trương của các cơ quan quản lí nhà nước. Việc thiếu trách nhiệm quản lý trong 3 – 4 năm vừa qua đã là lỗ hổng lớn cho chủ đầu tư thờ ơ với quyền lợi của khách hàng, chưa nói đến việc lợi dụng chiếm đoạt tài sản.

Hiện công an huyện Hoài Đức đã thụ lý hồ sơ vụ việc. Điều mà người dân cần là các cơ quan chức năng làm đúng chức trách, nhiệm vụ, chứ không phải cứ để người dân chờ đợi mãi theo kiểu “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”.

VOV sẽ tiếp tục tìm hiểu, thông tin về sự việc này trong thời gian sớm nhất./.

Lưu Huyền/VOV – Trung tâm tin

————–

VOV (Phỏng vấn và phát 01-8-2013)

http://vov.vn/Kinh-te/Khach-hang-da-keu-cuu-co-quan-chuc-nang-ca-nam-nay/273712.vov

(274/1.450)

Bài viết 

415. Tinh thần Nghị quyết 68: Không phải cứ sai...

Tinh thần Nghị quyết 68: Không phải cứ sai phạm là tội phạm! (PLO)- Thực tiễn cho thấy có trường hợp không đáng bị bắt, kết án tù tội nhưng vì BLHS đã chốt cứng mức tiền cấu thành tội phạm nên các cơ quan tố tụng không thể không buộc tội. Nhưng, sắp tới mọi thứ sẽ khác... Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị mới đây đã mở ra một hướng cải tổ hệ thống luật pháp vì con người, theo đúng bản chất, mục tiêu, chứ không máy móc dựa vào hình thức và những con số. Hy vọng tinh thần này sẽ được thể chế hóa đầy đủ trong các luật, bộ luật sửa đổi sắp tới.Định hướng của Tổng Bí thư Tô Lâm và Trung ương trong xây dựng và thi hành luật pháp là luật chỉ quy định nguyên tắc, còn những gì cụ thể, chi tiết thì giao cho Chính phủ để ứng biến linh hoạt, phù hợp với diễn biến thực tiễn. Đây không phải là quay lại thời “luật khung, luật ống” mà chính là trở về những nguyên lý căn bản phân biệt giữa vai trò của lập pháp, hành pháp và tư pháp, là việc sửa sai sự nhầm tưởng xa rời thực tế.Chúng ta đã từng xây dựng luật theo hướng quy định chi tiết để khi được Quốc hội thông qua thì có thể thi hành, đi vào cuộc sống được ngay. Trong một thời gian dài, BLHS luôn cố gắng định lượng tất cả hành vi vi phạm, tất cả yếu tố cấu thành tội phạm. Chẳng hạn, đánh bạc, trộm cướp, tham ô, lãng phí bao nhiêu tiền thì bị tù 3 năm, 5 năm, 20 năm, chung thân, tử hình.Thực tiễn quá trình điều tra, truy tố, xét xử nhiều năm qua cho thấy có những trường hợp không đáng bị bắt, kết án tù tội nhưng vì BLHS đã chốt cứng mức tiền cấu thành tội phạm nên các cơ quan điều tra, truy tố và xét xử không thể không buộc tội. Có nhiều trường hợp không đáng bị xử tội hình sự nhưng không bắt, không xử thì hóa ra lại làm trái luật. BLHS quy định cụ thể đến từng đồng thì còn đâu vai trò của các cơ quan pháp luật, ngoài việc cứ phải thật khớp, thật đúng với từng khung khoản, điểm, tiết.Có thẩm phán đã từng phải bật khóc khi xét theo bản chất vụ án thì có thể tuyên một bị cáo không phạm tội; hoặc tuyên một mức án nhân văn, phù hợp, chỉ đáng phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc án treo. Thế nhưng, dù có vận dụng mọi tình tiết giảm nhẹ để xử dưới khung thì “luật là luật”, thẩm phán đành bó tay.Đôi khi xét về tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi và hậu quả thì trộm cắp 50 triệu đồng có khi không nặng tội, không đáng chịu hình phạt bằng việc ăn cắp chỉ 1 triệu đồng. Xử tội một người thì số tiền chiếm đoạt hay thiệt hại chỉ là một yếu tố phụ, còn cái chính mang tính quyết định tội phạm và hình phạt phải là ý thức, thái độ, mục đích và hành vi của họ.Lâu nay luật quy định chi ly kiểu thế này: Người có hành vi trộm cắp một cái túi giống hệt nhau, nếu cái túi đó chứa 1,9 triệu đồng thì không phạm tội, nếu chứa 2 triệu đồng thì phạm tội ở mức độ nhẹ nhưng nếu chứa 50 triệu đồng thì tội nặng gấp đôi so với chứa… 49 triệu đồng. Vậy thì đạo lý, triết lý kết tội là gì?Tội trộm cắp là hiện tượng ngàn xưa, tương đối đơn giản, rõ ràng còn thế, huống chi với các tội phạm về kinh tế - vốn dĩ vô cùng phức tạp - mới thấy khó có thể xử lý một cách thấu lý, đạt tình như thế nào. Nhiều chuyên gia đầu ngành về pháp luật đã từng than thở rằng: BLHS đã biến thẩm phán thành robot. Vì xử nhẹ, xử khoan hồng vượt quá chỉ tiêu thì vừa có nguy cơ sai luật, vừa bị kiểm điểm, nghi ngờ vì tiêu cực hay có gì đó sai trái bất thường.Vì vậy, công lý, đạo lý, nhân đạo, công bằng, lẽ phải và kể cả nguyên tắc suy đoán vô tội, không thể nào vượt qua được yêu cầu thượng tôn pháp luật đã bị gắn chặt vào những con số vô hồn như số tiền, số phần trăm, số mét vuông, số gam, số ngày, số người và nhiều nhiều con số khác. Số phận pháp lý và mức hình phạt của mỗi con người được quyết định chủ yếu dựa vào từng con số, chứ không phải bằng yếu tố chính là hành vi nguy hiểm của họ gây ra cho xã hội.Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị mới đây đã mở ra một hướng cải tổ hệ thống luật pháp vì con người, theo đúng bản chất, mục tiêu, chứ không máy móc dựa vào hình thức và những con số kiểu trên. Quan trọng nhất là định hướng nhấn mạnh dứt khoát không hình sự hóa những quan hệ dân sự - kinh tế - hành chính.BLHS quy định tội phạm là hành vi phạm pháp “nguy hiểm cho xã hội”. Còn Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định vi phạm hành chính cũng là hành vi phạm pháp “mà không phải là tội phạm”. Như vậy, để phân biệt tội phạm và hành vi vi phạm hành chính thì mấu chốt là phải đánh giá sự nguy hiểm trong từng vụ việc cụ thể, chứ không phải nâng lên đặt xuống mấy con số thì trở thành tội phạm và ngược lại.Hầu hết sai phạm liên quan đến kinh tế trong BLHS hiện hành đều có thể xử lý bằng xử phạt hành chính thay vì hình sự mà không làm giảm tác dụng, hiệu quả răn đe và phòng ngừa vi phạm. Chỉ khi không thể xử lý được bằng hành chính thì mới buộc phải tính đến việc xử lý bằng hình sự. Đặc biệt, không nên coi mọi sai phạm kinh tế nghiêm trọng đều là tội phạm.Như vậy, luật sẽ thực sự hợp lý, công bằng, nhân văn, nhân đạo, vì con người; cơ quan điều tra sẽ giảm thiểu oan sai; cơ quan công tố sẽ chỉ buộc tội được những hành vi đúng, rõ là tội phạm; tòa án sẽ chỉ tuyên những bản án mà bị cáo cũng như công chúng phải tâm phục, khẩu phục.Luật sư TRƯƠNG THANH ĐỨC (*)-------------------Pháp luật TP Hồ Chí Minh (Pháp luật) 12-5-2025:https://plo.vn/tinh-than-nghi-quyet-68-khong-phai-cu-sai-pham-la-toi-pham-post849220.html(*) Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật  ANVI(1.158)

Bình luận 

445. Bình luận về việc Thế chấp tài sản số...

Bình luận về việc Thế chấp tài sản số tại ngân hàng. (Tham luận...

Phỏng vấn 

4.475. Nghị quyết 68 là “chiếc ô pháp lý' cho...

Nghị quyết 68 là “chiếc ô pháp lý' cho doanh nghiệp tư nhân. (ĐTTC)...

Trích dẫn 

4.069. Nghị định 69/2025 điều chỉnh tỷ lệ "room"...

Nghị định 69/2025 điều chỉnh tỷ lệ "room" ngoại: MB, HDBank, VPBank đón...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 247,969