(ANVI) Trần sai phải chịu
Trần sai phải chịu – Giới hạn số giờ làm thêm là một trong những vấn đề quan trọng nóng bỏng của Bộ luật Lao động, nhưng lại cứ nhảy cà tưng, không ngừng biến đổi, cho tới hôm nay vẫn loay hoay câu chuyện tăng tiếp hay không?
Điều 106 Bộ luật quy định 2 điều kiện chặt chẽ được phép làm thêm giờ: Người lao động đồng ý và mức trần nôm na không quá 4 giờ/ngày; 30 giờ/tháng, 200 – 300 giờ/năm. Tuy nhiên Điều 4, Nghị định số 45/2013/NĐ-CP lại quy định trần 300 giờ tự nguyện áp dụng cho cả trường hợp “phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn”.
Đặc biệt, Điều 107 Bộ luật lại quy định người lao động không được từ chối làm thêm vào bất kỳ ngày nào trong các trường hợp: Nhằm bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khẩn cấp hay bảo vệ tính mạng con người và tài sản trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, thảm họa.
Vậy là việc cháy nhà, chết ngườixin không thể trì hoãn cũng như việc khẩn cấp dập lửa, cứu người hay chống bọn xâm lăng, không được từ chối làm thêm, nhưng lại vẫn không được quá từng này, từng kia giờ mỗi ngày, tuần, tháng, năm?
Vì thực tế khắc nghiệt tụt hậu, năng suất thấp, hiệu quá kém, công việc thất thường, thời vụ bấp bênh, nên dù doanh nghiệp phải trả lương khá cao nhưng vẫn cần người lao động làm thêm. Đồng thời, người lao động cũng mệt mỏi, héo mòn nhưng vẫn cố lao động chống đói cơm, rách áo.
Mâu thuẫn, phi thực tế, luật đặt trần sai, thì ai chịu thiệt?
Ngày 14-8-2019