(ANVI) Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC, tham gia tại Hội thảo khoa học Xây dựng văn hóa uống lành mạnh, văn minh, do Viện Văn hóa Kinh doanh & Diễn đán uống có trách nhiệm tổ chức).
Tôi xin nói về văn hoá uống thông qua việc bình luận về khía cạnh phi văn hoá trong việc uống rượu, bia
1. Có 3 dạng uống kém văn hoá:
- Lạm dụng rượu bia.
- Thái quá: Gây ồn ào, ầm ỹ; gây gổ, lái xe nguy hiểm, mất kiểm soát.
- Ép uống. Tôi xin nói về việc ép uống.
2. Ép uống
- Có 2 loại uống chủ động & bị động. Ép uống là uống bị động.
- Gây hại cho mình, cho bạn rượu & người khác. Gây hại cho mình thì mình làm mình chịu đáng lên án 1, nhưng gây hại cho bạn rượu & người khác nữa là không thể chấp nhận, đáng lên án 10;
- 3 phía: Người ép, người bị ép & người cùng ép. Chưa nói đến người khác nữa là nạn nhân từ việc uống.
3. Thứ nhất, là người ép:
- Người ép là thủ phạm chính, cần bị lên án nhất.
- Cực kỳ vớ vẩn với câu: Ép bất khả từ. Rất vớ vẩn khi là sếp, cấp trên, cao tuổi, ép người khác phải uống.
- Rất vớ vẩn khi ai cũng cho mình cái quyền ép người khác, từ rượu mừng đến rượu buồn, từ rượu thưởng đến rượu phạt.
- Bịa đặt ra đủ thứ lý do vớ vẩn bắt người khác uống rượu bia.
- Tôi kịch liệt lên án hành vi ép uống bia rượu.
- Ép uống rượu bia không phải là văn hoá uống, mà là thứ vô văn hoá hay đó là thứ văn hoá đói khát, thấp kém, tệ hại.
- Cần phải coi việc ép uống là hành vi bạo lực ẩm thực.
- Nếu người bị ép gây tai nạn, thiệt hại cho chính mình & người khác thì cũng cần phải coi người ép là đồng phạm.
- Luật cần cấm hành vi ép uống, nó còn cần hơn là cấm quảng cáo.
- Đề nghị đảng lên tiếng cảnh báo, ngăn chặn lãnh đạo ép người khác uống bia rượu, làm gương xấu cho toàn dân, ảnh hưởng rất nhiều đến lối ứng xử trong xã hội. Thượng uống lắm, hạ tắc loạn!
4. Thứ hai, là người bị ép:
- Quá nhiều lý do ép, thì cũng quá nhiều lý do phải uống: không uống thì không xã giao, ngoại giao được, không gây được cảm tỉnh, không được việc, không chốt được giao dịch, không làm ăn, kinhdoanh được,…
- Tất cả đều là nguỵ biện do tâm lý sĩ diện, lệ thuộc, ngại ngần, không dám lên tiếng mạnh mẽ.
- Tôi giao tiếp với đủ các thành phần, chưa ai ép được tôi, dù tôi chưa say bao giờ. Nếu kiên quyết thì không ai có thể ép được, dù là vị đức cao vọng trọng hay kẻ ghê gớm.
- Tôi tự hào khi ngồi vào mâm nào cũng tự nhận mình là Phan Đình Giót & thường được người quen giới thiệu được miễn trách. Thương hiệu của tôi là không uống chứ không phảo là không uống được.
- Không chỉ phản ứng yếu ớt với câu Tửu bất khả ép. Mà phải kiên quyết nói không với trò ép uống. Phải phản ứng quyết liệt với việc ép uống.
- Về luật, người bị ép cần biết rằng, họ không được xem xét miễn trừ & giảm nhẹ trách nhiệm bồi thường hay trách nhiệm hình sự khi say, khi mất khả năng kiểm soát hành vi của mình.
5. Thứ ba, là người cùng ép:
- A dua, vào hùa bầy đàn với người ép, khuyến khích, kích động tệ nạn lạm dụng rượu bia.
- Thành phần này quá đông, thành ra mức độ nguy hiểm trở thành phổ biến & được nhân lên.
- Cũng là kẻ đồng phạm với phi văn hoá & tội lỗi.
- Tôi không phản đối rượu mừng, rượu mời, mời rượu, nhưng đừng biến nó thành rượu ép. Hãy nói không với việc ép uống trực tiếp hoặc gián tiếp & dưới bất kỳ hình thức nào, cũng như nói không với ma men, với việc nát rượu hay lạm dụng rượu bia.
- Cuối cùng, Luật đã, đang & sẽ ban hành, với những điều khoản ngăn cản, cấm đoán cũng chỉ giải quyết 1 phần nhỏ trong một vấn đề lớn căn cơ cần giải quyết, đó là nhận thức & văn hoá uống lành mạnh, văn minh.
(Chuẩn bị tại trận).