332. Bình luận Dự thảo Đề án phát triển Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật đến năm 2030.

(ANVI) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC, phát biểu tại Tọa đàm khoa học do NXB tổ chức.

1. Vấn đề chung:

1.1. Mục 3 Dự thảo Kết luận của Ban Bí thư viết: Xây dựng NXB “trở thành trung tâm xuất bản – báo chí hiện đại hàng đầu Việt Nam & khu vực, giữ vai trò nòng cốt trong việc xuất bản, in và phát hành sách lý luận, chính trị, pháp luật,…”. Và Điều 1 Quyết định 68-QĐ/TW ngày 03-4-2003 của Bộ Chính trị, ấn định, NXB có chức năng “là cơ quan xuất bản chính trị của Đảng và Nhà nước”.

=> Không thấy đề cập chút nào đến báo chí. Để thì thêm, không thì bỏ. Nếu thấy sự kết hợp là tốt thì cứ đề xuất.

=> Không rõ có được xuất bản sách ngoài “lý luận, chính trị, pháp luật”. Cần phải đề xuất và sửa quy định trên rõ hơn.

1.2. Cũng mục 3 viết: Là đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên & chuyển các đơn vị SXKD thành DN.

=> Tức là các pháp nhân khác nhau, vừa sự nghiệp, vừa DN. Vậy chỉ có DN thành viên là DNNN hay cả DN khác? Sự nghiệp thì sẽ bị sức ép về tinh gọn bộ máy và giảm biên chế thay vì thêm NXB con.

1.3. Tôi cho rằng xong Đề án này mới làm cơ sở để sửa QĐ 68-QĐ/TW

2. Địa vị pháp lý của NXB:

2.1. Nếu NXB xác định là 1 công ty thì việc thành lập các công ty con là bình thường, hợp lý, theo Luật Doanh nghiệp năm 2014.

2.2. Nếu là đơn vị sự nghiệp thì vấn đề khác hẳn:

Thứ nhất, khi nào, cơ sở pháp lý nào để được thành lập (khác với giáo dục, y tế, văn hoá đã có các luật cho phép);

Thứ hai, khi nào thì thành lập doanh nghiệp là công ty TNHH 1 thành viên, khi nào là việc cổ phần hoá một bộ phận;

Thứ ba, doanh nghiệp nào, phần vốn nào do NXB trực tiếp quản lý, DN nào, phần nào chuyển sang cơ quan khác quản lý về vốn của Nhà nước đầu tư vào DN.

2.3. Vì vậy, nên xem xét xây dựng 2 phương án: NXB là đơn vị sự nghiệp & là doanh nghiệp. Cơ sở pháp lý là Điều 12, Luật Xuất bản năm 2013:

“2. Nhà xuất bản tổ chức và hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện do Nhà nước là chủ sở hữu”.

Không rõ do Đảng sở hữu thì giải quyết thế nào.

2.4. Còn công ty TNHN 1 thành viên, nhiều thành viên hay cổ phần, phụ thuộc vào lĩnh vực cần hay không kiểm soát chặt chẽ. Nếu không cần thì nên hướng đến dịch vụ thuê ngoài thay vì phải dành nguồn lực cho việc thành lập, góp vốn, quản trị công ty.

3. NXB trong NXB:

3.1. Cùng sản phẩm thì không nên. Sản phẩm, phân khúc thị trường khác hẳn thì có thể.

3.2. Là đơn vị sự nghiệp hay DN thì cũng đều vướng Luật Xuất bản năm 2012. Tất nhiên lách luật vẫn có thể làm được.

Thứ nhất, là thí điểm, thí điểm đều là lách luật, thậm chí là trái luật.

Thứ 2, là lý giải không phải là NXB này thành lập NXB kia, mà NXB là một Đơn vị sự nghiệp, thành lập NXB.

“Điều 12. Đối tượng thành lập nhà xuất bản và loại hình tổ chức nhà xuất bản

  1. Cơ quan, tổ chức sau đây được thành lập nhà xuất bản (sau đây gọi chung là cơ quan chủ quản nhà xuất bản):

    b) Đơn vị sự nghiệp công lập ở trung ương,…”

4. Xuất bản điện tử:

4.1. Rất cần thiết, tiện lợi sử dụng và lưu trữ. giảm giá thành.

4.2. Chi phí phát hành có khi bằng nửa giá bìa. 2 cuốn sách nhiều người hỏi bản điện tử. Tôi lấy một số để bán, thì tiền ship sách có khi bằng nửa tiền sách.
—————————–

Ngày 18-4-2019

 

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.390. Cải cách thể chế bắt đầu từ con người.

Cải cách thể chế bắt đầu từ con người. (VNN) - Thể chế sai không thể...

Trích dẫn 

3.908. Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản...

Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản di động" đẩy giá đất. (VTV.vn)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,707