323. Bình luận Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao “Hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm”.

(ANVI) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC bình luận Dự thảo lần 6 tháng 01-2019, theo yêu cầu của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam                                                                             

Dự thảo vẫn còn những nội dung không thực tế, bế tắc, không rõ, vô lý, thậm chí sai cơ bản luật và nguyên tắc do dở từ luật lẫn Tòa.

1. Nội dung chung:

1.1. Cần giải thích “Hợp đồng tín dụng” là gì, khi mà nó chỉ được quy định trong các văn bản đã hế hiệu lực như Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997, Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN, mà không còn được quy định trong các văn bản dưới đây:

  • Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010;
  • Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30-12-2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước “Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng”;
  • Thông tư số 43/2016/TT-NHNN ngày 30-12-2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước “Quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính”.

1.2. Và hợp đồng cho vay của Ngân hàng phát triển và Quỹ đầu tư phát triển địa phương có phải là Hợp đồng tín dụng hay không?

2. Điều về “Xác định lãi, lãi suất trong hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng thuộc trường hợp áp dụng Bộ luật Dân sự năm 1995”:

2.1. Khoản 1 hướng dẫn: Hợp đồng vay tài sản xác lập trước ngày 01-01-2006 theo lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm trả nợ” => bế tắc, vì NHNN đã bỏ quy định về lãi suất tiết kiệm từ 01-01-1996.

2.2. Khoản 2 hướng dẫn: Lãi trên nợ gốc trong hạn chưa trả theo lãi suất thỏa thuận “nhưng không được vượt quá 50% của lãi suất cao nhất do Ngân hàng nhà nước quy định đối với loại cho vay tương ứng tại thời điểm xác lập hợp đồng tương ứng với thời gian vay chưa trả lãi”: => Có thể bế tắc, vì NHNN không còn quy định lãi suất cao nhất từ ngày 01-02-2009.

3. Điều 5 về “Xác định lãi, lãi suất trong hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng thuộc trường hợp áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2015”:

Khoản 2.c hướng dẫn: “Tiền lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả = (nợ gốc quá hạn chưa trả) x (lãi suất do các bên thỏa thuận hoặc 150% lãi suất vay do các bên thỏa thuận) x (thời gian chậm trả nợ gốc)”. => Cần khẳng định rõ thỏa thuận không quá 150%, nếu không sẽ rất vô lý nếu thỏa thuận cả nghìn %/năm, hợp pháp hóa lách luật cho vay lãi nặng.

4. Điều 7 về “Áp dụng pháp luật về lãi, lãi suất trong hợp đồng tín dụng”:

Sai quy định của Bộ luật Dân sự 2015, nhưng OK.

5. Điều 11 về “Xác định lãi suất trung bình quy định tại Điều 306 của Luật Thương mại năm 2005”:

5.1. Cần xác định rõ là lấy lãi suất của Chi nhánh hoặc Phòng giao dịch chứ không phải của ngân hàng.

5.2. Nêu 3 ngân hàng thương mại là đủ, không nên để đoạn mở ngoặc đơn như sau “(Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam,…)”.

6. Điều 13 về “Quyết định lãi, lãi suất trong bản án, quyết định của Tòa án”:

6.1. Khoản 1 hướng dẫn: “Đối với trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng mà các bên có thỏa thuận về việc trả lãi thì quyết định kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm cho đến khi thi hành án xong, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất hai bên thỏa thuận trong hợp đồng nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật” là sai cơ bản, cần phải bỏ, vì Tòa đã tuyên án thì không còn tồn tại bất cứ thỏa thuận nào nói chung, về lãi suất nói riêng.

6.2. Ngoài ra, điều này sẽ tiếp tục dẫn đến bất hợp lý, khoản cho vay lãi suất 5%/năm, có thể chỉ được tính lãi chậm thi hành án 7,5%/năm, trong khi khoản cho vay 50%/năm thì lại được tính lãi chậm thi hành án 75%. Ngoài ra càng nhân lên sự bất hợp lý theo hướng dẫn tại Điều khoản 5.2.c.

7. Kỹ thuật soạn thảo:

7.1. Trong Thông tư được kết cấu theo điều, thì mọi nội dung đều phải nằm trong điều, trong điều được bố cục theo khoản thì mọi nội dung phải nằm trong khoản.

7.2. Vì vậy cần phải trình bày loại bỏ các đoạn văn được bố cục thành các đoạn mũ không thuộc khoản nào tại các điều 3, 4, 5 và 13.

Hà Nội 08-01-2019    

 

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

436. Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài...

Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài sản công. Cố vấn: Luật...

Phỏng vấn 

4.414. Lấp lỗ hổng quản lý trong đầu tư trực...

Lấp lỗ hổng quản lý trong đầu tư trực tuyến tiền ảo, tài chính, chứng...

Trích dẫn 

3.969. Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ...

Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ xấu gia tăng nhưng tốt...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 235,705