323. Có nên cho phép người chưa thành niên kết hôn?

(PL&XH) – BLDS cũng không qui định về năng lực pháp luật dân sự của người từ đủ 14 tuổi trở lên, trong khi đó, nhiều văn bản luật khác lại căn cứ vào độ tuổi 14 để xác định quyền, nghĩa vụ quan trọng của công dân


Theo Bộ luật Dân sự (BLDS), người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi là người có năng lực hành vi dân sự một phần (do chưa thành niên). Việc xác lập và thực hiện giao dịch dân sự của những người này phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý (trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có qui định khác). Thế nhưng, lại có sự bất hợp lý lớn là điều kiện kết hôn cho phép nữ giới chỉ cần từ 18 tuổi trở lên, tức là chưa thành niên, chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, đã được kết hôn!

Những bất cập trên giữa BLDS – đạo luật “xương sống” cho hệ thống pháp luật đã khiến việc thực thi pháp luật gặp không ít khó khăn, vướng mắc.

Như qui định người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự xác lập và thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác. Căn cứ vào qui định này của BLDS, Qui chế về tiền gửi tiết kiệm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước qui định “cá nhân từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi nhưng có tài sản đủ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo qui định của BLDS thì được thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm”.

Nhưng trên thực tế, LS Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng, các ngân hàng đều coi giao dịch tiền gửi cũng là một dạng của giao dịch tài khoản. Trong Qui chế mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng theo Quyết định 1284/2002/NHNN thì lại qui định với người chưa thành niên thì “mọi thủ tục mở và sử dụng tài khoản tiền gửi phải thực hiện thông qua người giám hộ, người đại diện theo pháp luật”. Rõ ràng, các qui định trên đã “vênh” với BLDS.

Còn theo Nghị định 101/2012/NĐ-CP về mở tài khoản thanh toán cho cá nhân và tổ chức không phải là tổ chức tín dụng thì người chưa thành niên khi mở tài khoản phải có người giám hộ. Trong khi đó, Bộ luật Lao động người lao động 15 tuổi được quyền tự quyết định ký kết hợp đồng. Như vậy, luật cho phép tự ký hợp đồng, nhưng khi mở tài khoản ngân hàng để nhận lương, thanh toán và sử dụng thẻ ATM thì lại phải thông qua người giám hộ?

Đáng quan tâm, BLDS không đề cập gì đến năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên từ 9 tuổi trở lên, nhưng Luật Hôn nhân và gia đình lại có đến 6 qui định phải có sự đồng ý hoặc tham khảo ý kiến của của người từ 9 tuổi trở lên. Cụ thể: Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 9 tuổi; việc nhận trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên làm con nuôi; việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn phải tính đến nguyện vọng của con; khi vợ chồng không thỏa thuận được việc giao con cho ai nuôi thì Tòa án quyết định và nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

BLDS cũng không qui định về năng lực pháp luật dân sự của người từ đủ 14 tuổi trở lên, trong khi đó, nhiều văn bản luật khác lại căn cứ vào độ tuổi 14 để xác định quyền, nghĩa vụ quan trọng của công dân. Ví dụ, người từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp chứng minh thư; bắt đầu phải chịu trách nhiệm hình sự; có thể bị bắt giữ, bị tạm giam; bị xử phạt vi phạm hành chính; các gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở khác khi có người từ đủ 14 tuổi đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với CA cấp xã… Với những bất cập này, sắp tới khi sửa đổi BLDS, cơ quan soạn thảo cần xem xét bổ sung, tạo sự thống nhất giữa BLDS và các luật chuyên ngành.

Ngoài ra, còn có những qui định của BLDS khiến nhiều công chứng viên “phát khóc” như qui định về hộ gia đình. Để giao dịch hợp pháp với hộ gia đình, phải xác định được các thành viên của hộ. Nhưng do luật không qui định thế nào là thành viên của hộ gia đình (gồm bố mẹ, con, cháu hay thêm cả anh chị em ruột, hay gồm những người cùng chung hộ khẩu…), do đó gần như không thể xác định được đúng tư cách thành viên của hộ gia đình nói chung cũng như trong một giao dịch cụ thể nói riêng. LS Trương Thanh Đức cho rằng, điều này đã, đang và sẽ gây ra rất nhiều khó khăn và rủi ro pháp lý với các giao dịch mà hộ gia đình là chủ thể. Do đó, theo ông Đức, cần loại bỏ chủ thể là hộ gia đình ra khỏi BLDS, nhưng vẫn phải giải thích rõ cơ sở xác định chủ thể và các thành viên của hộ gia đình để giải quyết hậu quả pháp lý với những giao dịch dân sự liên quan đến hộ gia đình đã được thực hiện.

(toàn bộ bài này lấy từ tham luận của Luật sư Trương Thanh Đức)

Phương Thảo

————

Pháp luật và Xã hội 07-12-2012:

http://phapluatxahoi.vn/20121207092846981p1002c1022/co-nen-cho-phep-nguoi-chua-thanh-nien-ket-hon.htm

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.390. Cải cách thể chế bắt đầu từ con người.

Cải cách thể chế bắt đầu từ con người. (VNN) - Thể chế sai không thể...

Trích dẫn 

3.908. Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản...

Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản di động" đẩy giá đất. (VTV.vn)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,683