326. Bảo lãnh ngân hàng cho doanh nghiệp

(VTV2) – Luật sư Đào Ngọc Chuyền, Trưởng Văn phòng luật sư Đào và Cộng sự & Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, tham gia – Chương trình Kinh doanh và Pháp luật ghi hình 13-7-2013, phát 18h20 ngày 10-8-2013:

VTV2 (Kinh doanh và pháp luật) 18h20 ngày 10-8-2013:

——————-

Kịch bản chương trình truyền hình (15’)

­­­­­­­ 1. Hình hiệu chương trình (10”)

 2. MC dẫn tại trường quay (30’’)

 – Chào mừng Quý vị và các bạn theo dõi Chương trình Kinh doanh và Pháp luật nằm trong khuôn khổ Chương trình 585.

Trong các quan hệ kinh doanh giữa các doanh nghiệp không phải lúc nào các đối tác khách hàng cũng tin t­ưởng nhau do rất nhiều nguyên nhân. Vì thế, để đảm bảo an toàn quan hệ làm ăn, bên đối tác cung cấp hàng hóa, dịch vụ thường yêu cầu bên kia phải có bảo lãnh của ngân hàng thì giao dịch mới được thực hiện. Do đó bảo lãnh ngân hàng đôi khi là yêu cầu bắt buộc để bước đầu giúp cho doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với hợp đồng. Ngoài ra, bảo lãnh giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm đ­ược khoản vay vốn đáng kể, có thêm nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn l­ưu động và doanh nghiệp chỉ phải trả một khoản phí t­ương đối thấp.

Vậy cụ thể thế nào bảo lãnh ngân hàng, điều kiện cũng như thủ tục để được bảo lãnh và những lưu ý khi tham gia bảo lãnh ngân hàng là gì. Chương trình Kinh doanh và Pháp luật hôm nay sẽ giúp quý vị và các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này ?

3. MC giới thiệu khách mời tại trường quay (30’’)

Thưa quý vị và các bạn tham dự buổi tọa đàm hôm nay, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu:

Khách mời 1: Luật sư Đào Ngọc Chuyền, Trưởng Văn phòng luật sư Đào và Cộng sự, Phó Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.

Khách mời 2: Ông Trương Thanh Đức, Giám đốc Ban Pháp chế Ngân hàng Maritime Bank, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.

Xin cảm ơn các vị khách mời đã tham gia chương trình của chúng tôi. Trước hết, xin mời các vị khách mời và quý vị khán giả cùng theo dõi phóng sự của chương trình

4. Phóng sự ghi hình tại hiện trường (1-2’)

5.  Ghi hình Toạ đàm bàn tròn tại trường quay (12’-13’)

Câu hỏi 1: Xin ông Đào Ngọc Chuyền cho biết bảo lãnh ngân hàng là gì và hiện nay thì có những hình thức bảo lãnh nào?

Dự kiến trả lời

Câu hỏi 2: Xin ông Trương Thanh Đức cho biết, để có thể được Ngân hàng bảo lãnh thì doanh nghiệp cần phải đáp ứng những điều kiện gì và doanh nghiệp cần phải chuẩn bị hồ sơ, trình tự, thủ tục như thế nào khi đề nghị Ngân hàng bảo lãnh?

Dự kiến trả lời

Điều kiện bảo lãnh (Điều 10, Thông tư 28/2012)

– Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

– Nghĩa vụ bảo lãnh và giao dịch phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh là hợp pháp.

– Có khả năng thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ cam kết với các bên liên quan trong quan hệ bảo lãnh.

Hồ sơ bảo lãnh (Điều 12, TT 28):

– Văn bản đề nghị bảo lãnh;

– Tài liệu về bên được bảo lãnh (pháp lý, tài chính);

– Tài liệu về nghĩa vụ được bảo lãnh (giao dịch kinh tế cần bảo lãnh);

– Tài liệu về tài sản bảo đảm (ký quỹ, cầm cố, thế chấp).

– Yêu cầu:

+ Bảo đảm hợp pháp, hợp lý

+ Cụ thể theo hướng dẫn của từng ngân hàng.

Thủ tục bảo lãnh

– Doanh nghiệp ký với Ngân hàng hợp đồng cấp bảo lãnh.

+ Trong đó doanh nghiệp được bảo lãnh và ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ của bên được bảo lãnh và bên bảo lãnh;

– Trên cơ sở đó, ngân hàng cấp một Thư báo lãnh cho bên nhận bảo lãnh:

+ Trong đó ngân hàng cam kết sẽ thực hiện thanh toán trong những trường hợp mà các bên đã thoả thuận.

Câu hỏi 3:  Xin ông Đào Ngọc Chuyền cho biết, trong thời gian qua đã xảy không ít vụ tranh chấp trong bảo lãnh giữa ngân hàng và doanh nghiệp (bên thụ hưởng) liên quan tới việc từ chối thanh toán?  Vậy xin ông cho biết rõ hơn về thực trạng tranh chấp này cũng như nguyên nhân dẫn đến những tranh chấp trên.

Dự kiến trả lời

Câu hỏi 4: Vậy xin ông cho biết, để phòng ngừa những rủi ro, hạn chế việc bị ngân hàng từ chối bảo lãnh do bảo lãnh không có giá trị thì doanh nghiệp nhận bảo lãnh cần phải lưu ý những gì khi tham gia vào quan hệ này?

Dự kiến trả lời

Câu hỏi 5: Xin ông Trương Thanh Đức cho biết, ông có đồng ý với ý kiến của ông Chuyền không ạ? Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

Dự kiến trả lời

Đồng ý, đặc biệt lưu ý:

– Thẩm quyền ký bảo lãnh;

– Thực hiện đúng các yêu cầu bảo lãnh:

+ Điều kiện được bảo lãnh là có điều kiện hay vô điều kiện (không cần chứng minh vi phạm)?

+ Thời hạn yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh?

+ Xuất trình bản chính Thư bảo lãnh?

Câu hỏi 6: Xin ông Trương Thanh Đức cho biết, Ông có đánh giá gì về các quy định pháp luật liên quan tới bảo lãnh ngân hàng hiện nay.  Ông có kiến nghị gì không ạ?

Dự kiến trả lời

– Rất chi tiết, cụ thể, chặt chẽ.

– Nhưng còn nhiều bất cập, thậm chí là sai

+ Mẫu thư bảo lãnh phải được in ấn, đánh số, quẩn lý như giấy tờ có giá;

+ Việc bắt buộc phải có tiếng Việt và có giá trị ưu tiên hơn;

+ Việc ký hợp đồng và thư bảo lãnh:

– DN 1 chữ ký

– Đòi hỏi 3 chữ ký của phía ngân hàng (gồm đại diện, thẩm định và rủi ro);

– Tốt nhất là thông qua 2 ngân hàng của 2 bên.

+ Việc đương nhiên được kéo dài hiệu lực của bảo lãnh qua ngày nghỉ là sai;

+ Thời hạn yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh:

– Đang hiểu là phải yêu cầu trước khi đến hạn

– Trong khi đúng ra phải là sau khi hết hạn, có quyền yêu cầu sau đó ít nhất là 2 năm.

– NHNN đang tiến hành sửa đổi, bổ sung.

6. MC : tóm lược nội dung và chào kết (30’’)

Trân trọng cảm ơn sự theo dõi của quý vị, xin chào và hẹn gặp lại trong các chương trình tiếp theo

 

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.393. Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp...

Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu phát...

Trích dẫn 

3.913. Giá vàng ngày một "nóng", có nên nắm giữ...

Giá vàng ngày một "nóng", có nên nắm giữ dài hạn? (KTCK) - Giá vàng tăng...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 232,553