333. Cần loại bỏ một số hợp đồng trong Bộ Luật Dân sự

(DĐDN) – Nhằm tổng kết thực tiễn thi hành Bộ luật dân sự 2005 từ góc độ của cộng đồng doanh nghiệp, từ đó đưa ra những kiến nghị sửa đổi xác đáng, có chất lượng, hiệu quả, sáng nay (1/3), VCCI tổ chức “Hội thảo tổng kết thực tiễn thi hành và góp ý hoàn thiện Bộ luật dân sự 2005” để lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội, các chuyên gia, về những vướng mắc trong quá trình thực hiện và kiến nghị cụ thể sửa đổi Bộ luật này.

Toàn cảnh “Hội thảo tổng kết thực tiễn thi hành và góp ý hoàn thiện Bộ luật dân sự 2005”

Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, Bộ luật dân sự năm 2005 đã đóng vai trò là một trong các văn bản pháp lý quan trọng nhất của Nhà nước ta trong việc tôn trọng và bảo đảm thực thi quyền tài sản, quyền nhân thân cho các chủ thể trong lưu thông dân sự, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Tuy nhiên sau hơn 7 năm thực hiện, Bộ luật Dân sự đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, nhiều quy định chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, do đó cần được sửa đổi tổng thể (đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII).

Chế định Hợp đồng dân sự được quy định tại Mục 7 của Chương XVII với 40 điều, từ Điều 388 – 427, đưa ra những quy định về hợp đồng, giao kết và thực hiện hợp đồng nói chung. Ngoài ra, Bộ luật Dân sự còn dành hẳn Chương XVIII để quy định về các loại hợp đồng dân sự, và các loại hợp đồng có yếu tố nước ngoài… Nếu tính về số lượng điều, khoản thì những quy định liên quan đến hợp đồng chiếm một số lượng tương đối, song hình như những quy định này lại đang rơi vào tình trạng: vấn đề luật điều chỉnh liên quan đến doanh nghiệp thì không có; còn những loại hợp đồng doanh nghiệp cần và ngay cả những loại hợp đồng được điều chỉnh trong luật chưa đáp ứng được thực tế sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật TNHH ANVI cho rằng, Bộ luật Dân sự chỉ quy định về 13 loại hợp đồng dân sự thông dụng (Hợp đồng mua bán tài sản nói chung; Hợp đồng bán đấu giá; Hợp đồng tặng cho tài sản; Hợp đồng ủy quyền…), trong khi đó còn có hàng chục loại hợp đồng thông dụng khác chưa được đề cập đến hoặc không được chỉ rõ (Hợp đồng cung cấp thông tin, Hợp đồng trao đổi nhà ở; Hợp đồng làm môi giới; Hợp đồng đổi công cho nhau…). Một số hợp đồng được điều chỉnh trong Bộ luật Dân sự thì lại trùng lặp với quy định tại một số đạo luật khác, dẫn đến tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn, xung đột, không biết áp dụng theo luật nào (Hợp đồng bảo hiểm – được điều chỉnh bởi Luật Kinh doanh bảo hiểm; Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất – Luật Đất đai; Hợp đồng về nhà ở – Luật Nhà ở…). Do đó ông kiến nghị, cần xem xét việc bổ sung hoặc loại bỏ một số loại hợp đồng trong Bộ Luật Dân sự.

Về khái niệm hợp đồng, GS.TS Phan Thị Mơ cho rằng, bất cập trong khái niệm về hợp đồng có thể thấy rõ trong quy định tại Điều 388. Điều 388 quy định “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Bất cập trong khái niệm này thể hiện ở chính hai từ dân sự được đặt đằng sau hai từ hợp đồng và sau hai từ nghĩa vụ. Hai từ dân sự được đưa vào Điều 388 khi nêu định nghĩa về hợp đồng khiến người đọc nói chung và các doanh nghiệp nói riêng cho rằng những quy định của Bộ luật Dân sự chỉ liên quan đến hợp đồng dân sự và do đó toàn bộ những quy định tại Mục 7 chương XVII của Bộ luật Dân sự cũng như những quy định về giao kết và thực hiện các loại hợp đồng khác như hợp đồng thương mại, hợp đồng đầu tư, hợp đồng bảo hiểm…không phải là hợp đồng dân sự nên chúng sẽ không chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự. Vì vậy, rất ít các doanh nghiệp nghiên cứu chế định về hợp đồng dân sự trong Bộ luật Dân sự khi giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại và thường chỉ chú ý tìm hiểu về các quy định liên quan đến những hợp đồng mà doanh nghiệp mình sắp ký trong các luật chuyên ngành. Và thực tế mà họ phải đối mặt trong các văn bản pháp luật chuyên ngành hầu như không đưa ra những hướng dẫn về giao kết và thực hiện hợp đồng. Trong khi đó, Điều 1 của Bộ luật Dân sự khẳng định, phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Dân sự bao gồm các quan hệ dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại…Do đó, không cần thiết phải để hai từ dân sự trong định nghĩa về hợp đồng nêu tại Điều 388, bởi vì đưa hai từ dân sự vào đây, tự nó làm hạn chế phạm vi tác động của Bộ luật Dân sự đối với các loại hợp đồng, kể cả hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động, hợp đồng kinh doanh hay hợp đồng thương mại…

Hồ Hường

————–

Diễn đàn Doanh nghiệp 01-3-2013:

http://dddn.com.vn/20130301040241162cat230/can-loai-bo-mot-so-hop-dong-trong-bo-luat-dan-su.htm

 

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.423. Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to...

Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to penalties? (VNN) - The leadership structure...

Trích dẫn 

3.975. “Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên...

“Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên đầu tư? (NĐT) - Được hỗ...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,150