335. Bình luận về Thương mại hóa giáo dục.

(ANVI) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC tham luận tại Tọa đàm Thương mại hóa giáo dục – Nhận thức, thực tiễn và cơ chế quản lý do Hiệp hội các trường Đại học, cao đẳng & Báo Giáo dục tổ chức.

Gạch đầu dòng phát biểu tại Tọa đàm

  1. Có công nhận thị trường giáo dục không? Có chấp nhận kinh doanh giáo dục không?
  2. Có thì là thương mại và tất yếu phải thương mại hoá, tư nhân hoá. Có thực sự kinh doanh, thực sự thương mại thì mới thực sự hiệu quả, từ đó mới có cơ hội đóng góp.
  3. Vấn đề chỉ là thương mại hoá đến đâu & quan trọng nhất là không chỉ thương mại hoá, mà còn phải bảo đảm một số yêu cầu khác.
  4. Nếu thị trường thật sự tử tế thì không có gì sai & không có điều gì đáng ngại. Vì cơ chế thị trường là cái hay nhất, tốt nhất điều chỉnh mọi thứ. Vai trò của Nhà nước là giám sát, chấn chỉnh tuân thủ pháp luật.
  5. Bản chất:
  • Thay vì gọi là công ty, là lợi nhuận, lại cứ phải gọi là chênh lệch thu chi. Vẫn đóng thuế thu nhập. Bản chất là 1;
  • Hãy nhìn thẳng vào bản chất vấn đề thay vì nói tránh, nói chệch;
  • Khả năng là chuyển đổi từ từ cho đỡ sốc, giống như mấy chục năm trước giao quyền tự chủ cho DNNN;
  • Hay như nghị quyết cũng cứ nhất định cho rằng cổ phần hoá không phải là tư nhân hoá, trong khi cái đích cuối cùng phải là tư nhân hoá.
  1. Quyết định là 3 vấn đề:
  • Sự quản lý của Nhà nước: Cấp phép &
  • Sự sàng lọc của thị trường: Lãi lớn,hoà vốn hoặc phá sản.
  • Sự tử tế của nhà đầu tư: Đầu tư cho tương lại, lợi ích trăm năm, môi trường của thầy giáo.
  1. Cái sai của chúng ta là đã tạo ra cơ chế đua nhau kinh doanh y tế, giáo dục để kiếm lời đút túi chứ không phải làm lợi cho xã hội. Đồng thời lại không coi trọng đầu tư cho cơ sở giáo dục khó khăn.
  2. Khuyến khích kinh doanh giáo dục, làm ra nhiều lợi nhuận, nhưng chủ yếu để đóng góp cho xã hội, chứ không phải chỉ để kiếm tiền lãi đơn thuần.
  3. Cái lý là ngành nghề đặc thù, có ưu đãi, có hỗ trợ, có quan tâm thì cũng phải có trách nhiệm xã hội cao hơn.
  4. Tóm lại:
  • Theo Luật Đầu tư 2014, đây là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện;
  • Cần khẳng định đó là mô hình doanh nghiệp, kinh doanh, lợi nhuận, nhưng khuyến khích doanh nghiệp xã hội, mục tiêu phi lợi nhuận;
  • DN xã hội trong luật DN 2014 chính là quy định rất mới, rất cần thiết, rất hợp lý để nhằm áp dụng vào kinh doanh y tế, giáo dục.
  • Doanh nghiệp xã hội phải chăng cũng gần với khái niệm xã hội hoá. Giáo dục có một số luật riêng đặc thù, chứ không chỉ theo các luật chung về đầu tư, kinh doanh.

Hà Nội 13-8-2019    

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.390. Cải cách thể chế bắt đầu từ con người.

Cải cách thể chế bắt đầu từ con người. (VNN) - Thể chế sai không thể...

Trích dẫn 

3.908. Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản...

Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản di động" đẩy giá đất. (VTV.vn)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,707