335. Thoải mái mở thẻ tín dụng: Khách phá sản, NH ôm nợ

(VNN) – Trong cuộc chạy đua giánh khách phát hành thẻ tín dụng, đã có không ít điều kiện ràng buộc về khả năng tài chính của khách hàng bị xem nhẹ. Chính vì thế, nguy cơ phát sinh nợ xấu từ việc phát hành thẻ tín dụng ồ ạt cũng từ đó có thể xảy ra đối với các ngân hàng.

Một người 3 bốn thẻ tín dụng

Mặc dù không có nhu cầu chi tiêu nhiều nhưng anh Nguyễn Minh Khanh (nhân viên kinh doanh của một công ty BĐS ở Hà Đông, Hà Nội) sở hữu tới 3 thẻ tín dụng khác nhau của ngân hàng với hạn mức chi tiêu lên tới hàng trăm triệu đồng. Với mức thu nhập vào hàng “khủng” từ kinh doanh BĐS, cách đây mấy năm anh Khanh được nhiều NH săn đón, ưu ái trong việc mở thẻ tín dụng.

Tuy nhiên, hiện nay, anh đang thất nghiệp ở nhà, thu nhập cũng không ổn định chính vì thế không có đủ tài chính để chi tiêu thẻ. “Mặc dù mình đã có ba thẻ tín dụng nhưng vẫn luôn nhận được lời mời mở thẻ của không ít NH”, anh cho hay.

Việc cấp thẻ tín dụng không nhất thiết phải căn cứ vào việc khách hàng đã có bao nhiêu thẻ. Chị Nguyễn Thanh Nga (nhân viên marketing một bệnh viện tư nhân của Hà Nội) cũng đồng sở hữu tới 3 thẻ tín dụng. Chị Nga cho hay, mặc dù chị đã thông báo với nhân viên tư vấn của NH rằng chị đã có tới 2-3 thẻ tín dụng nhưng vẫn nhận được câu trả lời “không vấn đề gì, chỉ cần chị chứng minh được thu nhập”.

Chị Nga cho hay, các NH chỉ cần khách hàng có bảng sao kê thu nhập hàng tháng (thanh toán qua NH) cùng với các giấy tờ pháp lý khác (CMND, hộ khẩu, hợp đồng lao động,…) là có thể mở thẻ tín dụng. Thủ tục rất đơn giản, thậm chí có NH tới tận nơi để làm mọi thủ tục cho chị.

Đại diện một NH thừa nhận, mỗi khách hàng có thể sở hữu nhiều loại thẻ khác nhau tại cùng một NH và ở các NH khác. Khách hàng chỉ cần nộp hồ sơ gồm bản photo hợp đồng lao động, CMND, sổ hộ khẩu, sao kê bảng lương 3 tháng gần nhất là được cấp thẻ sau 5-7 ngày với hạn mức tùy theo thu nhập hằng tháng.

Nguy cơ nợ xấu

Tín dụng cá nhân có thể xem là một trong những biểu hiện tích cực của bộ mặt kinh tế. Tuy nhiên, không ít chuyên gia lo ngại nợ xấu từ thẻ tín dụng sẽ gia tăng một khi nền kinh tế có dấu hiệu ngày một sa sút như hiện nay. Phí cao, lãi cao nhưng rủi ro từ cho vay qua thẻ cũng rất lớn vì đây là loại hình cho vay tín chấp.

Riêng tại TP.HCM, có khoảng 20 triệu thẻ được phát hành có nghĩa mỗi người dân thành phố đang sở hữu từ 2-3 loại thẻ. Nợ xấu từ thẻ tín dụng hiện nay chỉ chiếm 1% tổng nợ xấu, nhưng tốc độ gia tăng nhanh chóng.

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, khi doanh nghiệp đóng cửa, thu nhập của người lao động bị ảnh hưởng tức thì. Vì vậy nếu họ đang có tín dụng tại NH thì họ sẽ mất khả năng trả nợ, nguy cơ nợ xấu là hiện hữu.

Đồng quan điểm, đại diện một ngân hàng cho rằng, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, khả năng khách hàng mất việc làm hoặc thu nhập giảm nhưng ngân hàng không xác minh lại khi tái cấp thẻ cũng là nguy cơ gây nợ xấu rất lớn.

Nhiều sản phẩm thẻ được đưa ra với hạn mức từ vài chục triệu đến vài trăm triệu, có khi đến cả tỷ đồng thậm chí không giới hạn thời hạn thanh toán. Nhưng do cuộc chạy đua trong phát hành thẻ, đã có không ít điều khoản ràng buộc về khả năng tài chính của khách hàng trước đó bị xem nhẹ.

Nhiều khách hàng rút tiền từ tài khoản thẻ tín dụng để trả lương cho nhân viên, trả lãi cho NH dù mức phí rút tiền mặt lên tới 6-7%/năm. Khi khách hàng “nhắm mắt” vay bằng mọi giá thì chắc chắn khả năng thu hồi vốn sẽ khó khăn, nợ xấu khó xử lý vì không có tài sản thế chấp.

TS Lê Đình Vinh phân tích, thực tế này giống như việc chúng ta có một BĐS mà có thể mang thế chấp tại nhiều NH và vay được nhiều tiền tại nhiều NH khác nhau. Điều này là rất rủi ro về phía NH vì khách hàng dễ mất thanh khoản khi cùng có dư nợ tại nhiều NH.

Ông Trương Thanh Đức (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) nhận định, thông thường NH sẽ cắt hoặc giảm hạn mức trong các trường hợp như vậy. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ không nắm bắt được thông tin kịp thời, mặc dù thường thì NH hay có các thoả thuận với cơ quan, trong đó đề nghị cơ quan và trong hợp đồng thường yêu cầu người mở thẻ phải thông phải khi có sự thay đổi như vậy.

“Nếu không có hoặc có nhưng tài sản bảo đảm không chắc chắn, thì khả năng thu hồi nợ cũng rất khó khăn, mặc dù thường chỉ là các khoản nợ không lớn”, ông Đức cho hay.

Ngoài việc gia tăng tình trạng nợ xấu thì nguy cơ rủi ro còn có thể đến từ những tội phạm công nghệ cao khi mà số lượng thẻ phát hành quá nhiều khó kiểm soát.

Các ngân hàng đang phải trả giá cho việc chạy theo chỉ tiêu phát hành thẻ trước đó. Họ đang dần siết lại điều kiện cho người mở thẻ nhằm ngăn ngừa nợ xấu gia tăng, siết chặt quản lý thẻ không phải chuyện riêng của ngân hàng nào.

(118/1.061)

Thẻ tín dụng: Lợi nhà giầu, đau nhà nghèo!

  1. Về phía ngân hàng liệu có gia tăng nợ xấu?

– Mở thẻ tín dụng chính là một hình thức cho vay. Vì vậy, nếu không thẩm định kỹ tư cách và năng lực tài chính của khách hàng, thì nguy cơ nợ xấu là chắc chắn. Thời hạn cho vay đối với thẻ tín dụng cũng ngắn hơn cho vay thông thường, cho nên nợ xấu cũng sẽ ập đến nhanh hơn. Nếu không có hoặc có nhưng tài sản bảo đảm không chắc chắn, thì khả năng thu hồi nợ cũng rất khó khăn, mặc dù thường chỉ là các khoản nợ không lớn.

  1. Đối với người tiêu dùng, anh có lời khuyên gì với họ khi quyết định mở các loại thẻ tín dụng?

– Thẻ tín dụng rất tiện dụng để mua hàng hoá, dịch vụ, nhất là khi ra nước ngoài và còn có thể dùng để rút tiền mặt. Tuy nhiên, nếu dùng để rút tiền mặt thì sẽ phải trả một mức phí cao hơn nhiều so với rút tiền bằng thẻ ATM (chỉ mất một vài nghìn, thậm chí được miễn phí). Bản chất của thẻ tín dụng là dành cho người có tiền nhưng nhất thời bị thiếu hụt hoặc không muốn tiêu tiền mặt. Vì vậy, nếu không có khả năng tài chính, chi tiêu quá ít hoặc thực sự có nhu cầu, thì sẽ không hiệu quả. Thậm chí, sẽ cảm thấy đắt vì mất oan chi phí thường niên để duy trì thẻ (cao hơn nhiều so với thẻ ATM).

Đặc biệt việc sử dụng thẻ tín dụng khá dễ dàng, không cần mật khẩu, nên rất dễ bị lợi dụng, gian lận nếu để người khác (kể cả các điểm thanh toán thẻ không tin cậy) biết được dãy số in công khai trên thẻ.

Sử dụng thẻ tín dụng là một hình thức vay nợ “ăn trước, trả sau”, rất dễ đến tâm lý chi tiêu thoải mái. Do đó, người tiêu dùng cần tính toán kỹ khả năng trả nợ, vì nếu không thanh toán được đúng hạn, thì sẽ phải chịu mức lãi suất cao gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi vay nợ thông thường. Ngoài ra, người vay còn có thể bị rơi vào tình trạng có nợ xấu, sẽ bị mất điểm khi cần vay vốn hệ thống ngân hàng.

Do đó thẻ tín dụng chỉ phù hợp với người có thu nhập cao và thường xuyên có nhu cầu mua sắm ở những nơi cháp nhận thanh toán thẻ. Người có thu nhập không cao và người ít mua sắm thì chưa nên sử dụng thẻ tín dụng và nếu có, thì cũng nên cân nhắc không sử dụng nhiều thẻ tín dụng.

Luật sư Trương Thanh Đức

Giám đốc Công ty Luật ANVI

Trọng tài viên VIAC


Diễn đàn kinh tế Việt Nam VEF thuộc VNN 24-8-2013:

http://vef.vn/tranh-luan-online/2013-08-23-thoai-mai-mo-the-tin-dung-khach-pha-san-nh-om-no

 

 

 

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.393. Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp...

Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu phát...

Trích dẫn 

3.913. Giá vàng ngày một "nóng", có nên nắm giữ...

Giá vàng ngày một "nóng", có nên nắm giữ dài hạn? (KTCK) - Giá vàng tăng...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 232,557