336. Bình luận Pháp luật không nên can thiệp mà hãy để cho thị trường quyết định đẳng cấp quốc tế.

(ANVI) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, tham luận tại Toạ đàm “Trường quốc tế – nhu cầu, thực trạng, quản lý và chính sách”, do Báo Giáo dục tổ chức.

  1. “Quốc tế” là khái niệm rất tương đối. Thậm chí từ “nước ngoài” là cụ thể hơn, nhưng cũng rất mông lung trong luật, ví dụ:

1.1. DN có vốn đầu tư nước ngoài 1 hay 51% vốn trở lên

1.2. DN có yếu tố nước ngoài lao động, vốn,…

1.3. Hay từ “nhà nước” cũng rất khác nhau.. DNNN 3 lần thay đổi, chuẩn bị lần 4, từ 51 – 100% vốn NN.

1.4. Pháp luật thuế và ngoại hối không phân theo nước ngoài, mà theo người cư trú Vf không cư trú.

  1. Do không có quy định của pháp luật, nên chỉ cần có ít nhất 1 trong các yếu tố ngước ngoài như:

2.1. Có nhà đầu tư nước ngoài;

2.2. Có giáo viên nước ngoài;

2.3. Có học sinh nước ngoài;

2.4. Có chương trình giảng dạy nước ngoài;

2.5. Có giảng dạy từ vài chục % trở lên bằng tiếng nước ngoài;

2.6. Thậm chí phấn đấu chất lượng quốc tế. Mà chất lượng quốc tế thì lại tiếp tục là 1 khái niệm mờ hơn, vì không có quy chuẩn cụ thể.

2.7. Xin kể ra 3 ví dụ về “quốc tế”:

  • Khách sạn quốc tế Duyên Hải 1991, thì thoảng có 1 vài thủy thủy nước ngoài qua lại. Thiệp cưới của tôi không ghi từ quốc tế, vì thấy không cần thiết;
  • Sân bay quốc tế Cát Bi từ lúc gắn tên đến khi có pchuyến bay quốc tế cỡ chục năm gì đó;
  • Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam hàng chục năm không có gì quốc tế.
  1. Một số kiến nghị:

3.1. Thừa nhận hiện tượng thực tế không tái luật, để đáp ứng được nhu cầu thật sự, rất lớn của xã hội;

3.2. Pháp luật không nên quy định thế nào mới được hay phải đặt tên là quốc tế, mà chỉ yêu cầu tuân thủ về quản trị & chất lượng cũng như một số yêu cầu cần thiết khác như

3.3. Về tên giao dịch phải viết đúng như giấy phép được cấp, giống như quy định với việc sử dụng tên DN. Cái này cũng loạn, Luật DN quy định tập đòn & tổng công ty không có tư cách pháp nhân, có nghĩa là không có công ty có tên gọi là tập đoàn hay tổng công ty. Nhưng thực té thì đầy, mà xuất phát từ chính các cơ quan Nhà nước dặt tên trái luật

3.4. Về sản phẩm thì cũng không được quảng cáo là nhất, số 1, vô địch,…

3.5. Quan trọng không phải là nước ngoài hay quốc tế, mà là công khai, minh bạch thông tin & có những tiêu chí xếp hạng công khai, cạnh tranh.

3.6. Khi đó trường quốc tế chưa chắc bằng dân tộc & ngược lại trường nội địa hoàn toàn có thể hơn hẳn quốc tế, như đối với mọi lĩnh vực.

3.7. Và quan trọng hơn hết là bằng cấp có được quốc tế công nhận hay không? Tại sao trường quốc gia của ta không được quốc tế công nhận & rõ ràng học ở một số trường nước ngoài thì lại không được Việt Nam công nhận?

Hà Nội 29-8-2019    

 

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.390. Cải cách thể chế bắt đầu từ con người.

Cải cách thể chế bắt đầu từ con người. (VNN) - Thể chế sai không thể...

Trích dẫn 

3.908. Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản...

Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản di động" đẩy giá đất. (VTV.vn)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,709