339. Bình luận tình trạng pháp luật bất cập.

(ANVI) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC, gạch đầu dòng phát biểu tại Hội thảo “Pháp luật Việt Nam đã sẵn sàng cho hội nhập?” dfo VCCI tổ chức.

9h30 tôi vừa nhận được Chương trình Hội thảo, phân công tham gia phần Yêu cầu về tính thực chất, minh mạch trong quy trình soạn thảo văn bản pháp luật.

Tôi cho rằng tham gia, tiếp nhận, giải trình, thẩm định,… cũng chỉ là hình thức, không giải quyết được về thực chất. Vẫn phải làm như trang điểm nhưng cần phải giải phẫu.

Với 7 ví dụ & vấn đề sau của pháp luật kinh doanh khó cho cả trong nhà & hội nhập.

  1. Về Chủ thể giao dịch:

1.1. Luật gần như không nhắc đến pháp nhân, mà toàn nói tổ chức, luật mà toàn phi pháp lý.

1.2. Ngoài chủ thể cá nhân, pháp nhân, thì các chủ thể khác không có tư cách pháp nhân như hộ kinh doanh, hộ gia đình, tổ hợp tác,… thì giao dịch với tư cách pháp lý gì? Loạn luật, đá nhau kiểng xiểng không ai giải quyết.

  1. Về Pháp nhân:

2.1. Dấu hiệu pháp nhân sai, bị chính trị hoá, vô pháp lý

2.2. Chùa Ba vàng, Chùa Địa ngục, với câu chuyện sư Minh mở tài khoản tại VCB, sư Toàn hoàn tục liên quan đến tài sản hàng trăm tỷ, cho thấy pháp luật đang gây rủi ro, rối loạn, bế tắc cho quan hệ pháp lý, giao dịch, tài sản

2.3. Thẩm quyền, trách nhiệm trong trường hợp nhiều người đại diện theo pháp luật, là cái bẫy pháp lý cho cả trong & ngoài nước

2.4. Con dấu với cùng khôi hài với quy định đóng hay không đóng và hoàn toàn vô giá trị pháp lý.

  1. Về Doanh nghiệp tư nhân:

3.1. Phân biệt vô lý giữa doanh nghiệp tư nhân & hộ kinh doanh

3.2. Nhập nhèm giữa khái niệm doanh nghiệp tư nhân & thành phần doanh nghiệp tư nhân

  1. Về phân loại công ty:

4.1. Phi lý khi phân biệt mô hình cổ phần & TNHH hiện hành, nhất là giữa công ty cổ phần & TNHH có từ 3 – 50 cổ đông hoặc thành viên.

4.2. Khôi hài việc đặt tên loại hình công ty TNHH thêm đuôi 1 thành viên không giống ai trên đời.

  1. Về Xuất xứ hàng hoá:

5.1. Quy định thừa thãi, mơ hồ, nhầm lẫn, dẫn đến bế tắc về xuất xứ hàng hoá nội địa

5.2. Đề nghị xoá bỏ ngay quy định bắt buộc ghi xuất xứ hàng hoá nội địa trong Nghị định 43/2017/NĐ-CP, vì thực ra pháp luật đã yêu cầu, đòi hỏi cụ thể, chi tiết, cao hơn xuất xứ rất nhiều.

  1. Về hiệu lực hồi tố:

6.1. Các nguyên tắc áp dụng pháp luật trái khoáy, đánh đố doanh nghiệp (không được xem xét khi đang sửa đổi)

6.2. Thu hồi, hủy bỏ giao dịch đã hoàn thành không theo nguyên tắc dân sự.

6.3. Xoá được “nguyên” là xoá bỏ mọi nguyên tắc cơ bản của pháp luật & cái gì cũng có thể phủ nhận, lật lại.

  1. Kết luận & kiến nghị:

7.1. Tóm lại, pháp luật kinh doanh Việt Nam đã rất sẵn sàng, nhưng thực tế đang còn nhiều rào cản chặn ngang hội nhập.

7.2. Pháp luật rất nhiều vướng mắc, trói buộc, bắt phải vi phạm.

7.3. Trình trạng bất cập, loạn luật đã đến mức báo động rất cao.

7.4. Rủi ro pháp lý ở Việt Nam là rủi ro lớn nhất đối với doanh nghiệp.

7.5. Pháp luật không tự dưng sinh ra nhức nhối, mà là kết quả tất yếu của nền tảng mà nó được đẻ ra.

7.6. Nếu ta tố ra chuyện nước sạch nó không chỉ bẩn mà rất độc hại, thì nó khoá lại cấm dùng thay vì nó phải điều phối các nguồn khác nhau. Tính hệ thống của pháp luật giống mạng cấp nước, đang gặp lỗi hệ thống, nguy cơ sập bất cứ lúc nào.

7.7. Cứ cách làm này, không thay đổi được. Nguy cơ sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn nếu không thay đổi cơ bản.

7..8 Cần phải cải cách mạnh mẽ thì mới có thế khắc phục được tình trạng pháp luật bất cập nhầm lẫn, trái ngược, dị biệt & nguy cơ.

7.9. 30 năm nay tôi say sưa góp ý, giờ thấy rằng đã đến lúc phải nghiêm túc xây lại khung cột, nền móng thay vì sửa sai bề ngoài. Chỉ chữa bệnh ngoài da thì vẫn là luật bệnh tật, ốm yếu, chết yểu, đoản thọ, khó cho doanh nghiệp chịu tang.

Hà Nội 18-10-2019    

 

 

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

436. Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài...

Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài sản công. Cố vấn: Luật...

Phỏng vấn 

4.414. Lấp lỗ hổng quản lý trong đầu tư trực...

Lấp lỗ hổng quản lý trong đầu tư trực tuyến tiền ảo, tài chính, chứng...

Trích dẫn 

3.969. Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ...

Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ xấu gia tăng nhưng tốt...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 235,698