339. Đầu tư chéo, sở hữu chéo: Khi ngân hàng “ăn trái cấm”

(HQ) – “Ma trận” của sở hữu chéo, đầu tư chéo đã tồn tại từ nhiều năm trước trong hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) đến na y vẫn còn là vấn đề phức tạp, khiến hoạt động của các TCTD không minh bạch, gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

Pháp luật cấm…

Sở hữu chéo và đầu tư chéo là hiện tượng trong nền kinh tế thị trường. Sở hữu chéo ở mức độ nhất định sẽ mang lại những lợi ích cho bản thân chủ thể TCTD như hỗ trợ nguồn vốn cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm, nguồn nhân lực, tài chính, công nghệ giữa các đối tác.

Tuy nhiên, trong điều kiện các công cụ thanh tra, giám sát chưa hiệu quả, sở hữu chéo, đầu tư chéo dễ bị lạm dụng, tạo ra chuỗi sở hữu phức tạp, khó kiểm soát, dẫn đến các nguyên tắc quản trị DN, quản trị rủi ro không được tôn trọng, hoạt động kinh doanh kém minh bạch, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Điều này đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại các TCTD khi bị nhóm cổ đông thao túng, liên kết ngầm thực hiện các hoạt động cho vay, đầu tư lòng vòng lẫn nhau, khiến các cơ quản quản lý cũng như nhà đầu tư không đánh giá chính xác được thực chất vốn và hoạt động tài chính của TCTD, do đó đe dọa đến an toàn của bản thân TCTD và của toàn hệ thống.

Theo quy định pháp luật, Luật Các TCTD năm 2010 không cho phép các TCTD sở hữu cổ phần lẫn nhau (Khoản 5 Điều 129), không cho phép các công ty con, công ty liên kết của một TCTD được góp vốn, mua cổ phần của chính TCTD đó (Khoản 2 Điều 135). Đồng thời, Luật Các TCTD cũng quy định về giới hạn sở hữu của cổ đông và nhóm cổ đông tại TCTD (Điều 55 Luật Các TCTD). Tuy nhiên do yếu tố lịch sử, trên thực tế, hiện vẫn còn một số TCTD góp vốn tại nhiều TCTD khác hoặc có sở hữu cổ phần lẫn nhau (các hiện tượng này xảy ra từ trước khi Luật Các TCTD 2010 có hiệu lực) hoặc có một số trường hợp TCTD thông qua các công ty con của mình sở hữu cổ phần của TCTD khác hoặc cổ đông sở hữu cổ phần của TCTD thông qua vốn vay của TCTD hoặc DN khác…

…vẫn vi phạm

Theo ông Bùi Huy Thọ, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý cấp phép các TCTD và hoạt động ngân hàng, cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, qua công tác thanh tra, giám sát vấn đề cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và quan hệ tín dụng của TCTD với công ty con, công ty liên kết… đã thấy một số vấn đề nổi cộm, nhiều giao dịch sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống ngân hàng có dấu hiệu bị lạm dụng, bị khai thác để phục vụ một hay một số nhóm lợi ích nhất định, tạo xung đột lợi ích trong hoạt động TCTD và cổ đông, tiềm ẩn rủi ro đối với hệ thống TCTD và cả hệ thống tài chính. Ông Bùi Huy Thọ cho biết cụ thể, hiện có một số cặp TCTD có sở hữu cổ phần trực tiếp lẫn nhau.

Về thực trạng một TCTD sở hữu cổ phần tại nhiều TCTD khác, số liệu giám sát cho thấy còn nhiều TCTD có cổ đông là TCTD khác, trong đó nhiều ngân hàng sở hữu cổ phần tại nhiều TCTD. Ngoài ra còn có thực trạng một ngân hàng cùng với các cổ đông của ngân hàng sở hữu cổ phần tại nhiều TCTD khác, một ngân hàng sở hữu cổ phần tại một TCTD đồng thời nhận ủy thác đại diện cho các cổ đông tại chính TCTD đó hay một số ngân hàng có sở hữu cổ phần tại TCTD khác và lại có quan hệ vay vốn/tiền gửi lớn với TCTD đó. Theo ông Thọ, một số cổ đông (kể cả cổ đông là tổ chức, cá nhân) và người có liên quan còn nắm giữ cổ phần của TCTD vượt quá tỷ lệ cho phép theo quy định của pháp luật, đồng thời lại có quan hệ vay mượn lớn đối với TCTD lớn hơn cả cổ phần, hoặc vốn góp vào TCTD. Bên cạnh đó, một vài ngân hàng vẫn còn tồn tại tình trạng mua trái phiếu của công ty con hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm (hình thức cấp tín dụng cho công ty con) hoặc đặt cọc, ủy thác đầu tư qua công ty con. Ngược lại, các công ty con cũng thực hiện nhiều giao dịch như gửi tiền hoặc sở hữu cổ phiếu của chính ngân hàng.

Tác động xấu tới nền kinh tế

Tình trạng sở hữu chéo, đầu tư chéo trước hết sẽ tạo rủi ro dòng vốn ảo, giảm tính minh bạch, gia tăng rủi ro cho hoạt động ngân hàng. TS. Nguyễn Xuân Thành, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP) cho rằng, các cổ đông có thể thực hiện các giao dịch sở hữu chéo, đầu tư chéo phục vụ lợi ích nhóm tạo ra vốn ảo, lợi nhuận ảo… làm cơ quan quản lý, nhà đầu tư khó có thể xác định được thực chất vốn và tài chính của TCTD. Sở hữu chéo hình thành những khoản vốn khổng lồ nhưng chỉ có trên giấy tờ, sổ sách mà không được đưa ra thị trường, không phục vụ cho nền kinh tế, tạo ra tình trạng tăng vốn ảo trong các ngân hàng. Chính kết quả này kéo theo hệ lụy làm sai lệch về quản trị TCTD cũng như việc đánh giá rủi ro, trích lập dự phòng hay giám sát đối với hoạt động tài chính nói chung.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, sở hữu chéo, đầu tư chéo còn tiềm ẩn rủi ro hệ thống và bóp méo cạnh tranh. Khi các TCTD liên kết thành một “mạng nhện” sẽ nảy sinh độc quyền nhóm. Liên minh TCTD này có thể đủ sức mạnh để chi phối lãi suất, tỷ giá và kể cả chính sách, dẫn đến rủi ro mang tính hệ thống. Điều này có thể gây xáo trộn thị trường và thiệt hại cho nền kinh tế.

Kiểm soát “vốn ảo”

Đưa ra giải pháp cho vấn đề này, TS. Nguyễn Xuân Thành cho rằng, phải xác định danh sách cổ đông cần đặc biệt quan tâm và giám sát chặt chẽ quan hệ tín dụng của các đối tượng này. Còn theo ông Bùi Huy Thọ, để giải quyết vấn đề này, cần kiểm soát vấn đề “vốn ảo” trong hệ thống. Theo đó, NHNN đã và đang chú trọng vào công tác xác định nguồn lực tài chính của các cổ đông khi tham gia góp vốn, mua cổ phần tại TCTD. “Để đảm bảo nguồn vốn của các cổ đông là cá nhân, tổ chức đầu tư vào TCTD là hợp pháp và phản ánh đúng thực chất năng lực tài chính của họ, khi xem xét việc tăng vốn điều lệ của các TCTD, NHNN tăng cường công tác xác minh nguồn tiền của các cổ đông và người có liên quan khi tham gia góp vốn, mua cổ phần tại các TCTD thông qua các hồ sơ chứng minh năng lực tài chính và quan hệ tín dụng tại các TCTD” – ông Thọ cho biết.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, NHNN cần phối hợp với Ủy ban chứng khoán theo dõi, giám sát chặt chẽ việc mua bán, chuyển nhượng cổ phần của các TCTD trên thị trường chứng khoán. Cùng với đó là phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính thông qua các cơ quan thanh tra, giám sát chuyên ngành chứng khoán, bảo hiểm theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các giao dịch sở hữu chéo, đầu tư chéo giữa các DN hoạt động trong các lĩnh vực thị trường ngân hàng – chứng khoán – bảo hiểm nhằm hạn chế rủi ro tiềm ẩn và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.

Sở hữu chéo, đầu tư chéo đã và đang là vấn đề nổi cộm hiện nay trong hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính, không những tạo ra rủi ro khôn lường, đe dọa an toàn hệ thống các TCTD mà còn cho cả thị trường tài chính Việt Nam. Do vậy, chung tay xử lý sở hữu chéo, đầu tư chéo là việc mà các cơ quan, ban ngành hữu quan cần quan tâm và xử lý càng sớm càng tốt.

 

Ông Đinh Tuấn Minh, chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng Quân đội:

Xây dựng thị trường vốn có chi phí giao dịch thấp

Để hạn chế sở hữu chéo trong dài hạn, cần xây dựng thị trường tín dụng và thị trường vốn có chi phí giao dịch thấp. Thị trường này cần một hệ thống thông tin minh bạch, hệ thống pháp lý tốt hơn (quyền sở hữu rõ ràng; phát mại tài sản dễ dàng; thủ tục phá sản nhanh). Thị trường này cũng cần năng lực giám sát thị trường tín dụng và thị trường vốn hiệu quả hơn cũng như thực hiện xây dựng chỉ số tín nhiệm DN. Bên cạnh đó, cũng cần chuyển đổi nhận thức của các chủ DN về quản trị DN dựa trên mối quan hệ gia đình sang quan hệ thị trường các nhà quản lý.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế Ngân hàng:

Cần minh bạch số liệu

Việc sở hữu chéo, đầu tư chéo đã giúp các tổ chức tài chính không phải tuân thủ hầu hết các quy định đảm bảo tài sản, bao gồm quy định về an toàn vốn, quy định về giới hạn tín dụng cấp cho một khách hàng, qui định về hạn chế góp vốn, sở hữu chứng khoán bất động sản và quy định quản lý nợ xấu. Đầu tư chéo, sở hữu chéo đã gián tiếp khiến cho việc cấp tín dụng không khách quan, quay vòng đảo nợ, dẫn đến nợ xấu. Giải pháp cho vấn đề này cần được đặt trên một hệ thống số liệu minh bạch, khách quan, không mù mờ thì mới đưa ra được giải pháp đúng và trúng.

Ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia:

Cơ chế pháp luật cần sâu sát với thực tế

Bản chất của sở hữu chéo không phải hoàn toàn nguy hại, tuy nhiên sở hữu chéo dễ bị lạm dụng bởi nó tạo cơ hội để cổ đông chi phối định chế tài chính và sử dụng định chế tài chính như một công cụ để đầu tư, cấp vốn theo mục đích riêng của họ. Hệ quả là dẫn tới những giao dịch tài chính vượt ra ngoài khuôn khổ an toàn theo quy định của pháp luật, thoát ly khỏi vòng kiểm soát của các cơ quan quản lý. Hơn nữa, sở hữu chéo còn là một chất dẫn gây lan truyền rủi ro giữa các định chế tài chính, các DN có liên quan khi cổ đông gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh và tài chính. Do đó, cơ chế pháp luật cần phải sâu sát với hiện tượng lách quy định hiện nay.

TS. Nguyễn Xuân Thành, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright:

Giải quyết sở hữu chéo là một nội dung của tái cấu trúc

Xóa bỏ sở hữu chéo là một nội dung trong nỗ lực tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Để làm được việc này cần giải quyết ba vấn đề. Thứ nhất là thoái vốn DN Nhà nước khỏi ngân hàng thương mại. DN Nhà nước có thể bán cổ phần cho một công ty quản lý vốn, sau đó bán lại cho các nhà đầu tư bên ngoài theo một lộ trình nhất định. Thứ hai là mua bán sáp nhập các ngân hàng, dùng mua bán, sáp nhập để giảm sở hữu chéo. Thứ ba là hạn chế những tác động tiêu cực của sở hữu chéo bằng cách định nghĩa lại khái niệm người có liên quan, công bố thông tin minh bạch, rõ ràng và xây dựng chế tài đủ mạnh để hạn chế hành vi vi phạm.

Huyền Bảo (ghi)

(151/2.190)


Hải Quan 26-8-2013 (Mục Kinh tế):

http://www.baohaiquan.vn/pages/dau-tu-cheo-so-huu-cheo-khi-ngan-hang-an-trai-cam.aspx

Bài viết 

415. Tinh thần Nghị quyết 68: Không phải cứ sai...

Tinh thần Nghị quyết 68: Không phải cứ sai phạm là tội phạm! (PLO)- Thực tiễn cho thấy có trường hợp không đáng bị bắt, kết án tù tội nhưng vì BLHS đã chốt cứng mức tiền cấu thành tội phạm nên các cơ quan tố tụng không thể không buộc tội. Nhưng, sắp tới mọi thứ sẽ khác... Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị mới đây đã mở ra một hướng cải tổ hệ thống luật pháp vì con người, theo đúng bản chất, mục tiêu, chứ không máy móc dựa vào hình thức và những con số. Hy vọng tinh thần này sẽ được thể chế hóa đầy đủ trong các luật, bộ luật sửa đổi sắp tới.Định hướng của Tổng Bí thư Tô Lâm và Trung ương trong xây dựng và thi hành luật pháp là luật chỉ quy định nguyên tắc, còn những gì cụ thể, chi tiết thì giao cho Chính phủ để ứng biến linh hoạt, phù hợp với diễn biến thực tiễn. Đây không phải là quay lại thời “luật khung, luật ống” mà chính là trở về những nguyên lý căn bản phân biệt giữa vai trò của lập pháp, hành pháp và tư pháp, là việc sửa sai sự nhầm tưởng xa rời thực tế.Chúng ta đã từng xây dựng luật theo hướng quy định chi tiết để khi được Quốc hội thông qua thì có thể thi hành, đi vào cuộc sống được ngay. Trong một thời gian dài, BLHS luôn cố gắng định lượng tất cả hành vi vi phạm, tất cả yếu tố cấu thành tội phạm. Chẳng hạn, đánh bạc, trộm cướp, tham ô, lãng phí bao nhiêu tiền thì bị tù 3 năm, 5 năm, 20 năm, chung thân, tử hình.Thực tiễn quá trình điều tra, truy tố, xét xử nhiều năm qua cho thấy có những trường hợp không đáng bị bắt, kết án tù tội nhưng vì BLHS đã chốt cứng mức tiền cấu thành tội phạm nên các cơ quan điều tra, truy tố và xét xử không thể không buộc tội. Có nhiều trường hợp không đáng bị xử tội hình sự nhưng không bắt, không xử thì hóa ra lại làm trái luật. BLHS quy định cụ thể đến từng đồng thì còn đâu vai trò của các cơ quan pháp luật, ngoài việc cứ phải thật khớp, thật đúng với từng khung khoản, điểm, tiết.Có thẩm phán đã từng phải bật khóc khi xét theo bản chất vụ án thì có thể tuyên một bị cáo không phạm tội; hoặc tuyên một mức án nhân văn, phù hợp, chỉ đáng phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc án treo. Thế nhưng, dù có vận dụng mọi tình tiết giảm nhẹ để xử dưới khung thì “luật là luật”, thẩm phán đành bó tay.Đôi khi xét về tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi và hậu quả thì trộm cắp 50 triệu đồng có khi không nặng tội, không đáng chịu hình phạt bằng việc ăn cắp chỉ 1 triệu đồng. Xử tội một người thì số tiền chiếm đoạt hay thiệt hại chỉ là một yếu tố phụ, còn cái chính mang tính quyết định tội phạm và hình phạt phải là ý thức, thái độ, mục đích và hành vi của họ.Lâu nay luật quy định chi ly kiểu thế này: Người có hành vi trộm cắp một cái túi giống hệt nhau, nếu cái túi đó chứa 1,9 triệu đồng thì không phạm tội, nếu chứa 2 triệu đồng thì phạm tội ở mức độ nhẹ nhưng nếu chứa 50 triệu đồng thì tội nặng gấp đôi so với chứa… 49 triệu đồng. Vậy thì đạo lý, triết lý kết tội là gì?Tội trộm cắp là hiện tượng ngàn xưa, tương đối đơn giản, rõ ràng còn thế, huống chi với các tội phạm về kinh tế - vốn dĩ vô cùng phức tạp - mới thấy khó có thể xử lý một cách thấu lý, đạt tình như thế nào. Nhiều chuyên gia đầu ngành về pháp luật đã từng than thở rằng: BLHS đã biến thẩm phán thành robot. Vì xử nhẹ, xử khoan hồng vượt quá chỉ tiêu thì vừa có nguy cơ sai luật, vừa bị kiểm điểm, nghi ngờ vì tiêu cực hay có gì đó sai trái bất thường.Vì vậy, công lý, đạo lý, nhân đạo, công bằng, lẽ phải và kể cả nguyên tắc suy đoán vô tội, không thể nào vượt qua được yêu cầu thượng tôn pháp luật đã bị gắn chặt vào những con số vô hồn như số tiền, số phần trăm, số mét vuông, số gam, số ngày, số người và nhiều nhiều con số khác. Số phận pháp lý và mức hình phạt của mỗi con người được quyết định chủ yếu dựa vào từng con số, chứ không phải bằng yếu tố chính là hành vi nguy hiểm của họ gây ra cho xã hội.Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị mới đây đã mở ra một hướng cải tổ hệ thống luật pháp vì con người, theo đúng bản chất, mục tiêu, chứ không máy móc dựa vào hình thức và những con số kiểu trên. Quan trọng nhất là định hướng nhấn mạnh dứt khoát không hình sự hóa những quan hệ dân sự - kinh tế - hành chính.BLHS quy định tội phạm là hành vi phạm pháp “nguy hiểm cho xã hội”. Còn Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định vi phạm hành chính cũng là hành vi phạm pháp “mà không phải là tội phạm”. Như vậy, để phân biệt tội phạm và hành vi vi phạm hành chính thì mấu chốt là phải đánh giá sự nguy hiểm trong từng vụ việc cụ thể, chứ không phải nâng lên đặt xuống mấy con số thì trở thành tội phạm và ngược lại.Hầu hết sai phạm liên quan đến kinh tế trong BLHS hiện hành đều có thể xử lý bằng xử phạt hành chính thay vì hình sự mà không làm giảm tác dụng, hiệu quả răn đe và phòng ngừa vi phạm. Chỉ khi không thể xử lý được bằng hành chính thì mới buộc phải tính đến việc xử lý bằng hình sự. Đặc biệt, không nên coi mọi sai phạm kinh tế nghiêm trọng đều là tội phạm.Như vậy, luật sẽ thực sự hợp lý, công bằng, nhân văn, nhân đạo, vì con người; cơ quan điều tra sẽ giảm thiểu oan sai; cơ quan công tố sẽ chỉ buộc tội được những hành vi đúng, rõ là tội phạm; tòa án sẽ chỉ tuyên những bản án mà bị cáo cũng như công chúng phải tâm phục, khẩu phục.Luật sư TRƯƠNG THANH ĐỨC (*)-------------------Pháp luật TP Hồ Chí Minh (Pháp luật) 12-5-2025:https://plo.vn/tinh-than-nghi-quyet-68-khong-phai-cu-sai-pham-la-toi-pham-post849220.html(*) Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật  ANVI(1.158)

Bình luận 

445. Bình luận về việc Thế chấp tài sản số...

Bình luận về việc Thế chấp tài sản số tại ngân hàng. (Tham luận...

Phỏng vấn 

4.475. Nghị quyết 68 là “chiếc ô pháp lý' cho...

Nghị quyết 68 là “chiếc ô pháp lý' cho doanh nghiệp tư nhân. (ĐTTC)...

Trích dẫn 

4.069. Nghị định 69/2025 điều chỉnh tỷ lệ "room"...

Nghị định 69/2025 điều chỉnh tỷ lệ "room" ngoại: MB, HDBank, VPBank đón...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 247,970