346. Bình luận về việc phải xử lý Hộ kinh doanh thế nào trong Luật Doanh nghiệp?

(ANVI) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC.

  1. Bất cập pháp luật về hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh là một mô hình kinh doanh do một hoặc một số cá nhân làm chủ, không có tư cách pháp nhân, đã xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1966[1]. Từ sau năm 1976 đến trước khi ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2005 được gọi là “hộ kinh doanh cá thể”[2].

Hộ kinh doanh không phải là nằm ngoài luật hay chưa được luật điều chỉnh, mà đã được đề cập đến cả trong 3 Luật Doanh nghiệp năm 1999, 2005 và 2014. Tuy nhiên vì các đạo luật này chỉ giao cho Chính quy quy định chi tiết, cho nên có thể coi như Luật Doanh nghiệp tuy có điều chỉnh những vẫn gần như bằng không.

Đó là vấn đề bất cập rất lớn trong bối cảnh hệ thống pháp luật kinh doanh đã được liên tục hoàn thiện bằng nhiều đạo luật và đã có rất nhiều thay đổi. Thậm chí đến nay, các quy định của Chính phủ hạn chế đối với hộ kinh doanh như là chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm và sử dụng dưới 10 lao động là trái với quy định rằng quyền dân sự (trong đó có quyền tự do kinh doanh) chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật[3].

  1. Về yêu cầu pháp luật

Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhận định “Xét về bản chất, hộ kinh doanh là một loại hình kinh doanh nên quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh cần phải được điều chỉnh bởi Luật, chứ không thể quy định bằng Nghị định”.

Như vậy, cả Chính phủ và Thường trực Ủy ban Kinh tế đều thống nhất ở việc hộ kinh doanh phải được quy định cụ thể trong Luật, chỉ khác nhau là việc tách riêng hay để trong Luật Doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nếu tách thành luật riêng, thì lại tiếp tục mất thêm ít nhất vài năm nữa mới có cơ hội giải quyết được những vấn đề bất cập về hộ kinh doanh. Đồng thời phải giải quyết những vấn đề bất cập khác như nêu ở dưới đây.

  1. Về phạm vi điều chỉnh

Thường trực Ủy ban Kinh tế nhận định: “Việc đưa hộ kinh doanh vào dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) là không phù hợp vì hộ kinh doanh chưa thuộc phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật Doanh nghiệp”.

Giải quyết việc này chỉ là vấn đề kỹ thuật hết sức đơn giản. Hơn thế nữa, việc đề cập đến hộ kinh doanh trong cả 3 Luật Doanh nghiệp từ hơn 20 năm qua đã gián tiếp thừa nhận nó như một loại hình doanh nghiệp, nhất là hộ phải đăng ký kinh doanh (một tổ chức được thành lập để hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp, nên thậm chí, đó chỉ là một sơ suất lập pháp.

  1. Về mô hình hộ kinh doanh

Thường trực Ủy ban Kinh tế nhận định: “Hộ kinh doanh được coi là một hình thức kinh doanh khác biệt với doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH và công ty cổ phần. Những quy định về hộ kinh doanh tại dự thảo Luật chỉ mới giải quyết được việc kiểm soát, quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh, mặt khác có thể làm tăng rủi ro, tăng chi phí đối với thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh; bên cạnh đó lại chưa có quy định tạo thêm quyền tự do kinh doanh, tăng độ an toàn kinh doanh, tạo thêm thuận lợi cho hộ kinh doanh. Vì vậy, việc quy định hộ kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp dẫn đến phải mở rộng thêm phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng cho một chủ thể mới, và phải bổ sung đầy đủ các nội dung tương tự như quy định…”.

Về bản chất pháp lý, đúng là hộ kinh doanh khác biệt với công ty hợp danh, công ty TNHH và công ty cổ phần. Tuy nhiên, về bản chất pháp lý, hộ kinh doanh 1 thành viên (1 chủ) hoàn toàn tương tự như doanh nghiệp tư nhân. Chỉ có hộ kinh doanh có nhiều thành viên (nhiều chủ) thì mới không giống bất cứ loại hình kinh doanh nào ở trong nước cũng như trên toàn thế giới, nên cần phải được thay đổi.

Vì vậy, về nguyên tắc hộ kinh doanh cần được đối xử như đối với doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, vì phải có lộ trình giải quyết một cách hiệu quả và phù hợp nhất với thực tế, nên cần luật hóa theo hướng cấn duy trì gần như toàn bộ hiện trạng, ngoại trừ những vấn đề xét thấy hợp lý hơn và thuận lợi hơn cho mô hình kinh doanh này, như có thể kinh doanh tại hơn 1 địa điểm và thuê trên 10 lao động. Do đó ngoài việc giải quyết được việc kiểm soát, quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh, trong những năm trước măt cơ bản không được làm tăng rủi ro, tăng chi phí đối với thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh;

  1. Về mức độ ảnh hưởng.

Thường trực Ủy ban Kinh tế nhận định “Số lượng về đối tượng chịu tác động là hộ kinh doanh rất lớn; vì vậy, cần có thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá thực tiễn và tham vấn để hoàn thiện khung khổ pháp luật tốt nhất để điều chỉnh và áp dụng cho chủ thể hộ kinh doanh, tương tự như các hợp tác xã quy định tại Luật Hợp tác xã”.

Có thể xem xét chưa quy định toàn bộ vấn đề của Hộ kinh doanh trong Luật, nhưng cần phải có những quy định cơ bản nhất làm cơ sở pháp lý để Chính phủ quy định chi tiết, đồng thời tạo cơ sở để sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến hộ kinh doanh và

Hộ kinh doanh đã tồn tại hơn nửa thế kỷ nay, được đề cập đến trong rất nhiều luật, nghị định, thông tư, chậm sửa đổi quy định gốc ngày nào sẽ tiếp tục ảnh hưởng bất lợi đến môi trường kinh doanh nói chung và chỉnh chủ thể này nói riêng.

Hợp tác xã có sự thay đổi, biến động rất nhiều so với Hộ kinh doanh, nhưng đã được điều chỉnh bằng 3 đạo luật riêng từ năm 1996, 2005 và 2012.

Cũng cần nói thêm rằng, tổ hợp tác, cũng là một tổ chức kinh tế không có tư cách pháp nhân, trước đây đã từng được quy định trong Luật Hợp tác xã năm 1996 cũng như trong hai Bộ luật Dân sự năm 1995 và 2005, nhưng đã không còn được quy định trong hai Luật Hợp tác xã năm 2005 và 2012, đồng thời Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng loại bỏ tư cách của tổ hợp tác là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự.

  1. Về việc tách Hộ kinh doanh thành luật riêng

Việc tách thành Luật mới riêng chỉ có thể được với điều kiện phải giải quyết được những vấn đề pháp lý cơ bản dưới đây:

Thứ nhất, Luật mới chỉ điều chỉnh loại hình hộ kinh doanh có một thành viên (1 chủ) giống như đối với doanh nghiệp tư nhân hiện nay. Không thể thừa nhận hộ kinh doanh là một tổ chức kinh tế không có tư cách pháp nhân nhưng lại có từ 2 thành viên trở lên, vì đi ngược lại nguyên tắc pháp lý cơ bản, là các chủ thể giao dịch dân sự chỉ có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.

Theo quy định tại Điều 101 về “Chủ thể trong quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân”, Bộ luật Dân sự năm 2015 thì hộ kinh doanh nói riêng, các tổ chức không có tư cách pháp nhân nói riêng, không được phép là một chủ thể pháp lý trong các quan hệ pháp luật. Hình thức hộ kinh doanh có từ 2 thành viên trở lên hiện nay chỉ là sự liên kết, hợp tác của các cá nhân;

Thứ hai, Luật mới không thể đặt tên là Luật về hộ kinh doanh, mà chỉ có thể đặt tên là Luật về cá nhân kinh doanh hoặc tương tự, vì hộ kinh doanh 1 thành viên thì phải là cá nhân kinh doanh không có tư cách pháp nhân hoặc công ty TNHH 1 thành viên có tư cách pháp nhân. Nếu chấp nhận hộ kinh doanh có từ 2 thành viên trở lên thì nó lại buộc phải thay đổi bản chất, có thể là là công ty hợp danh hoặc công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần, có tư cách pháp nhân.

Thứ ba, phải đổi tên Luật Doanh nghiệp thành Luật công ty tương tự như Luật năm 1989, để điều chỉnh về hoạt động kinh doanh của các tổ chức có tư cách pháp nhân, đồng thời hoặc chuyển vào Luật về cá nhân kinh doanh hoặc tương tự. Với hai lựa chọn, hoặc là chỉ quy định về cá nhân kinh doanh, xóa bỏ doanh nghiệp tư nhân hoặc là quay trở lại Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1989 như trước đây và coi tất cả các hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh cũng là doanh nghiệp tư nhân với những yêu cầu hết sức đơn giản (tùy theo quy mô có thể là doanh nghiệp từ siêu nhỏ cho đến lớn, nếu như không bị giới hạn 10 lao động).

Hộ kinh doanh thực chất là cá nhân kinh doanh, phải đưa về đúng bản chất pháp lý do 1 cá nhân làm chủ, giống với doanh nghiệp tư nhân, đều là loại hình tổ chức kinh tế không có tư cách pháp nhân, hoàn toàn giống nhau về bản chất pháp lý, thì không thể và không có bất cứ lý do gì để tách riêng 2 chủ thể này để điều chỉnh trong hai luật khác nhau là Luật Doanh nghiệp và Luật về hộ kinh doanh.

  1. Kết luận và kiến nghị

Liên quan đến hộ kinh doanh, tất cả có thể quy về 3 yếu tố cơ bản cần xem xét giải quyết, đó là yếu tố pháp lý, yếu tố kinh tế và yếu tố thực tế.

Về yếu tố pháp lý, thì phải chuẩn hóa, chủ thể kinh doanh chỉ có thể là pháp nhân hoặc cá nhân, nên hộ kinh doanh cũng chỉ có thể là một cá nhân duy nhất, nếu không muốn chuyển thành pháp nhân.

Về yếu tố kinh tế, thì chỉ có thể là công ty hoặc cá nhân kinh doanh, nên hộ kinh doanh cũng chỉ có thể là một cá nhân duy nhất (hộ kinh doanh “cá thể”) hoặc doanh nghiệp tư nhân, nếu không muốn chuyển thành công ty.

Về yếu tố thực tế, thì có thể chấp nhận lịch sử để lại, tạm thời giữ nguyên tên gọi là hộ kinh doanh, nhưng buộc phải thay đổi về yếu tố pháp lý và kinh tế. Do đó có thể nghĩ đến giải pháp pháp chấp nhận hộ kinh doanh là một loại hình doanh nghiệp tư nhân, nhưng chỉ đòi hỏi những yêu cầu như hiện nay, ít nhất là trong 10 năm.

Tóm lại, hộ kinh doanh chỉ có thể là cá nhân kinh doanh, không có tư cách pháp nhân và hoàn toàn tương tự như doanh nghiệp tư nhân, nhưng vẫn có thể chỉ giữ lại tên gọi, dù được quy định trong Luật Doanh nghiệp hay trong một đạo luật riêng.

Không thể chậm trễ hơn nữa trong việc sửa sai, nhưng cũng không nên dẫn đến một cái sai khác là coi hộ kinh doanh là một loại chủ thể thứ ba, ngoài hai loại chủ thể là cá nhân kinh doanh và pháp nhân thương mại.

Cái khó, cái lúng túng của chúng ta chính là ở chỗ không nhận diện đúng về hộ kinh doanh và không mạnh dạn định nghĩa lại, xác định lại, chuẩn hóa lại cho đúng bản chất của hộ kinh doanh.

————

Ý kiến của Thường trực Ủy ban kinh tế của Quốc hội

  1. CÁC VẤN ĐỀ CÒN CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU
  2. Về phạm vi điều chỉnh, quy định đối tượng hộ kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp (Điều 1, Điều 2 và Chương VIIa của dự thảo Luật) Nhiều ý kiến ĐBQH đề nghị không quy định về hộ kinh doanh trong dự thảo Luật, mà ban hành một nghị định về hộ kinh doanh vì tính chất và quy mô kinh doanh của hộ kinh doanh rất khác doanh nghiệp. Một số ý kiến đồng tình với việc đưa hộ kinh doanh vào quy định tại Luật Doanh nghiệp để có cơ sở ban hành các chính sách hỗ trợ các hộ kinh doanh.

Về vấn đề này, có 2 loại ý kiến:

– Loại ý kiến thứ nhất: Nhất trí đưa nội dung quy định về hộ kinh doanh vào dự thảo Luật Doanh nghiệp như phương án Chính phủ đã trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, đồng thời, đề nghị bổ sung các nội dung trên cơ sở luật hóa tối đa các quy định đã được áp dụng ổn định trong thực tiễn của Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp để có một chương quy định đầy đủ về hộ kinh doanh như bổ sung một số quy định làm rõ cơ chế, chính sách đối với hộ kinh doanh để tạo sự công bằng giữa các loại hình.

Chính phủ cho rằng, nội dung về hộ kinh doanh trong dự thảo luật không phải là nội dung mới. Ngay từ Luật Doanh nghiệp năm 1999, 2005 và năm 2014 đã có điều khoản quy định về hộ kinh doanh và giao Chính phủ quy định chi tiết. Do đó, xét về bản chất thì việc quy định một Chương về hộ kinh doanh trong dự thảo Luật lần này chỉ là việc bổ sung, hoàn thiện, cụ thể hóa các quy định chung đã có về hộ kinh doanh. Việc quy định hộ kinh doanh trong dự thảo Luật cũng sẽ có tác động tích cực, xóa bỏ hạn chế về thương quyền và nâng cao địa vị pháp lý của hộ kinh doanh.

– Loại ý kiến thứ 2: Đề nghị không quy định nội dung về hộ kinh doanh vào dự thảo Luật, mà xem xét, ban hành một luật riêng về hộ kinh doanh vì:

(1) Xét về bản chất, hộ kinh doanh là một loại hình kinh doanh nên quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh cần phải được điều chỉnh bởi Luật, chứ không thể quy định bằng Nghị định.

(2) Việc đưa hộ kinh doanh vào dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) là không phù hợp vì hộ kinh doanh chưa thuộc phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật Doanh nghiệp.

(3) Hộ kinh doanh được coi là một hình thức kinh doanh khác biệt với doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH và công ty cổ phần. Những quy định về hộ kinh doanh tại dự thảo Luật chỉ mới giải quyết được việc kiểm soát, quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh, mặt khác có thể làm tăng rủi ro, tăng chi phí đối với thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh; bên cạnh đó lại chưa có quy định tạo thêm quyền tự do kinh doanh, tăng độ an toàn kinh doanh, tạo thêm thuận lợi cho hộ kinh doanh. Vì vậy, việc quy định hộ kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp dẫn đến phải mở rộng thêm phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng cho một chủ thể mới, và phải bổ sung đầy đủ các nội dung tương tự như quy định từ Chương 1 đến Chương 8 của Luật Doanh nghiệp hiện hành, bao gồm từ quyền thành lập, quyền và nghĩa vụ, trình tự, thủ tục thành lập, hồ sơ đăng đủ các nội dung tương tự như quy định từ Chương 1 đến Chương 8 của Luật Doanh nghiệp hiện hành, bao gồm từ quyền thành lập, quyền và nghĩa vụ, trình tự, thủ tục thành lập, hồ sơ đăng ký, cơ quan cấp đăng ký và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong quản lý hộ kinh doanh, dừng, chấm dứt hoạt động, bổ sung các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hộ kinh doanh… ngay trong Luật Doanh nghiệp.

(4) Số lượng về đối tượng chịu tác động là hộ kinh doanh rất lớn; vì vậy, cần có thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá thực tiễn và tham vấn để hoàn thiện khung khổ pháp luật tốt nhất để điều chỉnh và áp dụng cho chủ thể hộ kinh doanh, tương tự như các hợp tác xã quy định tại Luật Hợp tác xã.

Theo loại ý kiến này sẽ phải thực hiện quy trình, thủ tục để xây dựng thành một luật riêng về hộ kinh doanh.

Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị tách nội dung về hộ kinh doanh để quy định thành luật riêng.

——————–

Một số bài viết của Luật sư Trương Thanh Đức về Hộ kinh doanh

Báo Pháp luật VN số 36 (162) 9-2017                                                                                        

Hộ kinh doanh cần được chuyển thành doanh nghiệp

Luật sư Trương Thanh Đức

Giám đốc Công ty Luật ANVI

Trọng tài viên VIAC

Hộ kinh doanh ra đời và phát triển đã thay thế cho vai trò của công ty tư doanh và doanh nghiệp tư nhân, là một tổ chức kinh tế lai tạp giữa hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân, một mô hình kinh doanh khiếm khuyết, méo mó và sai lầm về pháp lý.

Từ tiểu thương đến hộ kinh doanh

Cá nhân kinh doanh, từ năm 1945 trở đi, được gọi là “tiểu thương”, “tiểu chủ”; từ 1956 (sau cải cách ruộng đất) trở đi, được gọi là “tiểu thương”; từ năm 1966 trở đi, được gọi là “hộ kinh doanh riêng lẻ” hay “hộ riêng lẻ kinh doanh công thương nghiệp”; từ sau năm 1976 được gọi là “hộ kinh doanh cá thể” và “hộ tiểu công nghiệp”. Từ Luật Doanh nghiệp năm 2005 trở đi, chỉ còn gọi là hộ kinh doanh, bỏ từ “cá thể”.

Hộ kinh doanh không phải là một loại hình doanh nghiệp, tuy nhiên nó lại là một tổ chức kinh doanh chuyên nghiệp và được ghi nhận trong cả 3 Luật Doanh nghiệp vào các năm 1999, 2005, 2014. Từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, quy định của pháp luật không có một bước tiến triển nào về hộ kinh doanh, đồng nghĩa với việc đã thụt lùi quá xa so với các loại hình doanh nghiệp.

Theo quy định của pháp luật, hộ kinh doanh do 1 hộ gia đình, 1 cá nhân hoặc 1 nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ. Hộ kinh doanh chỉ được đăng ký kinh doanh tại 1 địa điểm, sử dụng dưới 10 lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Nếu hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên thì phải đăng ký thành lập doanh nghiệp và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Như vậy, thành viên hộ (chủ hộ) kinh doanh có thể lên đến hơn 10, thậm chỉ cả trăm người, trong khi công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ được phép tối đa đến 50 thành viên; quy mô kinh doanh của hộ kinh doanh có thể bằng một công ty lớn hay thậm chí là một tập đoàn, vì chỉ khống chế duy nhất số lượng lao động, mà không giới hạn về thành viên, vốn và doanh thu. Hộ kinh doanh đã có quy mô doanh thu hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ mà không trở thành doanh nghiệp thì thật là vô lý.

So sánh hộ kinh doanh với doanh nghiệp

Hộ kinh doanh giống với doanh nghiệp, đều là thương nhân theo Luật Thương mại năm 2005 và buộc phải đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp. Như vậy xét về bản chất kinh tế thì hộ kinh doanh chính là doanh nghiệp siêu nhỏ, nếu tính theo tiêu chí số lượng lao động và hoàn toàn có thể như là một doanh nghiệp nhỏ, vừa hay lớn, nếu tính theo tiêu chí vốn và doanh thu.

Xét về khía cạnh pháp lý, thì hộ kinh doanh gần giống nhất với doanh nghiệp tư nhân, là một tổ chức kinh doanh có quyền tự do kinh doanh, không có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ tài sản.

Một số quy định về hộ kinh doanh khác với doanh nghiệp thì không thấy có lý giải về cơ sở pháp lý, khoa học hay thực tế, mà chỉ vì tên gọi không phải là doanh nghiệp. Ví dụ Luật Kinh doanh bất động sản năm 2006 trước đây và năm 2014 hiện nay quy định, muốn kinh doanh bất động sản thì phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, tức là hộ kinh doanh không được phép tham gia kinh doanh bất động sản, dù pháp luật đất đai và xây dựng không hạn chế và dù có đủ vốn pháp định 20 tỷ đồng. Hay trước đây có một điểm khác biệt cơ bản giữa doanh nghiệp có con dấu tròn 36 ly do Công an quản lý, trong khi hộ kinh doanh không có, thì nay đã gần như bị xoá nhoà ranh giới này.

Bảng so sánh hộ kinh doanh với doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh và công ty TNHH

TTChủ thể

Tiêu chí

Hộ kinh doanhDoanh nghiệp

tư nhân

Công ty

hợp danh

Công ty

TNHH

1.Bảo hiểm xã hộiKhôngPhải đóngPhải đóngPhải đóng
2.Báo cáo tài chínhKhôngPhải cóPhải cóPhải có
3.Biển hiệuPhải cóPhải cóPhải cóPhải có
4.Con dấuKhông quy địnhCó 2 nội dungCó 2 nội dungCó 2 nội dung
5.Công đoànKhông cầnPhải có khi > 5 lao độngPhải có khi > 5 lao độngPhải có khi > 5 lao động
6.Doanh thuKhông hạn chếKhông hạn chếKhông hạn chếKhông hạn chế
7.Đăng ký kinh doanhTại cấp huyệnTại Sở KHĐTTại Sở KHĐTTại Sở KHĐT
8.Điểm kinh doanh1 điểmKhông hạn chếKhông hạn chếKhông hạn chế
9.Điều lệKhông cóKhông cóPhải cóPhải có
10.Hội nghị người lao độngKhông cóPhải có nếu > 10 lao độngPhải có nếu > 10 lao độngPhải có nếu > 10 lao động
11.Kế toán trưởngKhông cóPhải cóPhải cóPhải có
12.Lao động< 9 ngườiKhông hạn chếKhông hạn chếKhông hạn chế
13.Nội quy lao độngKhông cóPhải có nếu > 10 lao độngPhải có nếu > 10 lao độngPhải có nếu > 10 lao động
14.Người đại diện theo pháp luậtCác thành viênChủ doanh nghiệpChủ tịch hoặc Giám đốcCó 1 hoặc nhiều đại diện
15.Phá sảnKhông phá sảnPhá sản xong vẫn chịu trách nhiệmPhá sản xong thành viên vẫn còn chịu trách nhiệmPhá sản xong không còn chịu trách nhiệm
16.Số thành viênKhông hạn chế1 cá nhân>  2 cá nhân là thành viên hợp danh1 < 50 cá nhân hoặc pháp nhân
17.Thanh toán không dùng tiền mặtKhông bắt buộc> 20 triệu> 20 triệu> 20 triệu
18.Thuế giá trị gia tăngPhương pháp trực tiếp (khoán)Phương pháp khấu trừ, trừ 1 số trường hợpPhương pháp khấu trừ, trừ 1 số trường hợpPhương pháp khấu trừ, trừ 1 số trường hợp
19.Thuế thu nhậpCá nhânDoanh nghiệpDoanh nghiệpDoanh nghiệp
20.Thủ tục giải quyết tranh chấpKinh doanh thương mạiKinh doanh thương mạiKinh doanh thương mạiKinh doanh thương mại
21.Trách nhiệm tài sảnVô hạnVô hạnHữu hạnHữu hạn
22.Tư cách giao dịchCá nhânCá nhânPháp nhânPháp nhân
23.Tư cách pháp nhânKhông cóKhông có
24.Vốn kinh doanhKhông hạn chếKhông hạn chếKhông hạn chếKhông hạn chế

 

Tóm lại, hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh, là một giải pháp thay thế cho doanh nghiệp trong suốt thời kỳ dài không muốn thừa nhận các công ty, doanh nghiệp tư nhân, đã đến lúc cần phải được thay đổi cơ bản. Ngày nay, hành lang pháp lý đã có đủ cho các tổ chức kinh tế, thì không còn lý do gì giữ lại một mô hình kinh doanh lai tạp giữa hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân, tạo ra quá nhiều sự bất hợp lý, bất công bằng giữa các chủ thể kinh doanh.

Theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, thì tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã và có vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng. Tuy nhiên khoản 2 Điều 10 về “Điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản” của Luật này lại quy định “2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy  mô nhỏ, không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.” Khoản 1, Điều 5, Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10-9-2015 của Chính phủ “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản quy định tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không phải do đầu tư dự án bất động sản để kinh doanh và do đầu tư dự án bất động sản để kinh doanh nhưng dự án có tổng mức đầu tư dưới 20 tỷ đồng (không tính tiền sử dụng đất) thì là kinh doanh với quy mô nhỏ.

Như vậy việc kinh doanh bất động sản với quy mô lớn (không phải là dự án hoặc là dự án nhưng không tính tiền đất) vẫn không phải thành lập doanh nghiệp. Và việc cho thuê bất động sản thì thường là hoạt động liên tục, hết năm này qua năm khác nhưng vẫn không bị coi là “thường xuyên”.

Hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, nếu hộ kinh doanh chỉ có 1 người thì có thể dễ dàng thay đổi để thành lập doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty TNHH 1 thành viên. Nếu hộ kinh doanh có từ 2 hoặc 3 thành viên trở lên thì có thể dễ dàng thay đổi để thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. Tuy nhiên, việc hộ kinh doanh có muốn chuyển thành doanh nghiệp hay không hoàn toàn phụ thuộc vào các chủ hộ, trên cơ sở các yếu tố lợi ích về quản lý, thuế, lao động, bảo hiểm, lợi nhuận,…

Vì vậy, nếu để tự nguyện chuyển đổi thì sẽ đồng nghĩa với việc tiếp tục duy trì mãi mãi hàng triệu hộ kinh doanh. Cách hợp lý nhất là cần sửa luật theo hướng quy định chuyển toàn bộ hộ kinh doanh hiện hành thành doanh nghiệp, mà trước hết là đối với hộ kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

Cũng không loại trừ việc tạo ra một mô hình doanh nghiệp tư nhân mới, có nhiều hơn một chủ doanh nghiệp. Có thể so sánh việc này với mô hình công ty trước năm 2006, đã là công ty thì phải có ít nhất 2 thành viên, nhưng các công ty nhà nước chưa được chuyển đổi, thì lại chỉ có 1 chủ sở hữu duy nhất là Nhà nước.

Các hộ kinh doanh đang đăng ký kinh doanh hiện nay cần được chuyển thành doanh nghiệp, còn khái niệm hộ kinh doanh chỉ nên dành cho các cá nhân hoạt động kinh doanh nhưng lại không phải đăng ký kinh doanh. Đó là các cá nhân tự mình hằng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác (tại địa điểm cố định hoặc lưu động), nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm các hộ gia đình và cá nhân sau đây đang thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký (trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện) theo quy định của pháp luật hiện hành:

Thứ nhất là, các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối;

Thứ hai là, buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

Thứ ba là, buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

Thứ tư là, bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

Thứ năm là, buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

Thứ sáu là, thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

Thứ bảy là, các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Vấn đề cơ bản cần giải quyết là, dù lựa chọn cách thức khuyến khích hay bắt buộc chuyển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp, thì vẫn cần phải có những quy định riêng cho phù hợp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ. Luật Doanh nghiệp, Bộ luật Lao động, Luật Kế toán, các Luật thuế,… cần có những quy định riêng cho doanh nghiệp siêu nhỏ tránh phải tuân thủ pháp luật về quản lý, điều hành, lao động, hạch toán, báo cáo,… rất lằng nhằng, phức tạp. Chẳng hạn, hiện nay tuy đã có chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng vẫn hoàn toàn không phù hợp với doanh nghiệp siêu nhỏ nói chung và việc khuyến khích chuyển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp nói riêng.

——————–

Pháp luật TP Hồ Chí Minh (Kinh tế) 05-4-2019:

https://plo.vn/kinh-te/khong-cuong-ep-35-trieu-ho-kinh-doanh-len-doanh-nghiep-825867.html

Không cưỡng ép 3,5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

(PL)- Hộ kinh doanh đã từng là giải pháp cần thiết và tất yếu thay thế cho thành phần kinh tế tư nhân. Vì trong rất nhiều năm, pháp luật không khuyến khích, thậm chí tìm mọi cách ngăn cản kinh tế tư nhân.

Năm 1990, muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân (DNTN) bắt buộc phải có vốn pháp định từ 20 triệu đến 240 triệu đồng và phải được chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng hoặc chủ tịch UBND tỉnh, nơi DN đặt trụ sở chính… đồng ý.

Từ năm 2000, đặc biệt là từ năm 2006 và 2014 trở đi, mọi điều kiện thành lập và hoạt động của DN nói chung, DNTN nói riêng đã được xóa bỏ, gần như không còn điều kiện.

Đặc biệt là việc Luật DN năm 2005 và 2014 cho phép thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân. Vì vậy, hộ kinh doanh không được thừa nhận là DN là do sự khiếm khuyết của pháp luật.

Vì pháp luật quy định về hộ kinh doanh một cách quá sơ sài, dễ dãi, đơn giản nên đương nhiên đã trở thành sự lựa chọn chủ yếu trên thực tế. Việc một người có nhiều công ty là chuyện bình thường nhưng một người đồng thời duy trì hai chủ thể kinh doanh là công ty và hộ kinh doanh là điều cần phải suy nghĩ.

Đến nay có khoảng 1,6 triệu hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh mới đặt ra yêu cầu chuyển đổi thành DN. Còn 3,4 triệu hộ kinh doanh không phải đăng ký kinh doanh.

Như vậy, hiện nay vấn đề không nằm ở việc bắt buộc phải chuyển đổi hay không chuyển đổi hộ kinh doanh thành DN mà nên thừa nhận hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh, tức đã đạt đến một quy mô nhất định, là DN. Nghĩa là thừa nhận 1,6 triệu hộ đang đăng ký kinh doanh là một loại hình DN.

Đối với 3,4 triệu hộ kinh doanh còn lại, vì quy mô nhỏ vẫn được kinh doanh mà không buộc phải đăng ký kinh doanh thì cũng không yêu cầu bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Tất nhiên cũng không nên đặt ra vấn đề buộc họ phải nâng lên thành DN.

Về cơ bản, cần bảo đảm cho hộ kinh doanh vẫn thực hiện nghĩa vụ như hiện nay, ngoại trừ việc làm những gì tốt hơn, gia tăng quyền lợi hơn cho đối tượng này. Chẳng hạn như không giới hạn ở một địa điểm kinh doanh và chỉ được thuê dưới 10 lao động.

Bởi hộ kinh doanh và DN dù khác nhau bao nhiêu thì vẫn đều phải có một đòi hỏi xuất phát, một yêu cầu tối thiểu, một tiêu chuẩn nền tảng hay một mặt bằng cơ sở, chứ không thể hộ kinh doanh thì đo từ mặt biển, còn DN thì đo từ chân núi.

Tuy nhiên, không thể bắt hộ kinh doanh chuyển thành DN phải sống và khó sống như DN siêu nhỏ hiện nay, mà là phải làm cho các DN siêu nhỏ dễ sống như hộ kinh doanh. Do vậy, nếu không nâng được chuẩn hộ kinh doanh lên thì buộc phải hạ chuẩn DN siêu nhỏ xuống để họ dễ làm ăn.

Luật sư TRƯƠNG THANH ĐỨC, Giám đốc Công ty Luật ANVI

(592/592)

——————

Hội thảo VCCI                                                                                               Hà Nội 04-4-2019    

Bình luận về việc chuyển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp

Tham luận tại Tọa đàm Nghiên cứu khung khổ pháp lý cho hộ kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, do VCCI tổ chức ngày 04-4-2019

Luật sư Trương Thanh Đức

Giám đốc Công ty Luật ANVI

Trọng tài viên VIAC

Hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh và các doanh nghiệp đều là những tổ chức kinh doanh chuyên nghiệp. Nếu ví lực lượng này như một cái tháp kinh doanh, thì tất cả đều phải dựa trên một nền tảng chung, cho dù đa số ở chân tháp, một số ở giữa tháp và chỉ một số rất ít ở đỉnh tháp.

  1. Không chỉ thay đổi về hình thức và tên gọi:
  • Bảo đảm đúng với bản chất, đúng với pháp lý, đúng với thực tế, và đúng với nguyên tắc.
  • Đúng với bản chất là một tổ chức hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp, ít nhất cũng là doanh nghiệp siêu nhỏ. Theo giải thích của Luật Doanh nghiệp năm 2015 thì nó trùng khớp với khái niệm “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” và “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh” [4].
  • Đúng với pháp lý là một hoặc một nhóm cá nhân là chủ sở hữu kinh doanh chuyên nghiệp như một doanh nghiệp tư nhân hay công ty.
  • Đúng với thực tế là hoạt động kinh doanh đạt đến 1 quy mô nhất định, đến mức phải đăng ký kinh doanh và nộp thuế thu nhập.
  • Đúng với nguyên tắc là tự do kinh doanh nhưng phải bình đẳng.
  1. Sự bất bình đẳng giữa Hộ kinh doanh và doanh nghiệp:
  • Suốt 20 năm, từ năm 1999 điều kiện đối với việc đăng ký và hoạt động Hộ kinh doanh không thay đổi theo quy định của 3 Luật Doanh nghiệp[5]:
  • Hộ gồm 1 hoặc nhiều người (không giới hạn tối đa 50 thành viên như công ty TNHH);
  • Sử dụng thường xuyên dưới 10 lao động;
  • “Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm”[6].

 

  • Sự giống và khác nhau giữa Hộ kinh doanh với doanh nghiệp siêu nhỏ:
TTTiêu chíHộ kinh doanhDoanh nghiệp

siêu nhỏ

Ghi chú
1Số thành viên.Có từ 1 đến nhiều thành viên (không có giới hạn tối đa)Có từ 1 đến 50 thành viên.Hộ kinh doanh được phép nhiều thành viên hơn DNTN và Cty TNHH
2Số lao động.Chỉ được sử dụng  thường xuyên dưới 10 lao động.Sử dụng số lao động “không quá 10 người”[7].DN nếu không đóng BHXH cho lao động thì không được hạch toán chi phí hợp pháp.
3Địa điểm kinh doanh.Chỉ được đăng ký kinh doanh tại 1 địa điểm.Không giới hạn số địa điểm đăng ký kinh doanh.Đa số DN siêu nhỏ, thậm chí nhỏ chỉ đăng ký kinh doanh tại 1 địa điểm.
4Tổng doanh thu hoặc tổng nguồn vốn.Không có quy định.Tổng doanh thu < 3 – 10/năm tỷ đồng (tùy lĩnh vực) hoặc tổng nguồn vốn < 3 tỷ đồng[8].Hộ kinh doanh đã nằm trọn trong khung khổ của DN siêu nhỏ, thậm chí còn vượt lên doanh nghiệp vừa và lớn trong trường hợp doanh thu > 3 – 10 tỷ đồng hoặc nguồn vốn > 3 tỷ đồng.
5Lệ phí môn bài[9].Hộ kinh doanh “có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống” được miễn; nộp từ 300 nghìn – 1 triệu đồng, tùy theo doanh thu.DN, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh nộp 1 – 3 triệu đồng, tùy theo vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư.Hộ kinh doanh có doanh thu trên 500 triệu/năm nộp 1 triệu đồng.
6Thuế giá trị gia tăng.Từ 1 – 2 – 5% doanh thu, tùy theo lĩnh vực[10].Từ 0 – 5 – 10% và được khấu trừ thuế giá trị gia tăng[11].Hộ KD có doanh thu < 100 triệu đồng/năm  không phải nộp thuế.
7Thuế thu nhập.Thuế thu nhập cá nhân từ 0,5 – 2 – 5% doanh thu, tùy theo lĩnh vực[12].Thuế thu nhập doanh nghiệp suất phổ thông 20%[13].Hộ KD có doanh thu < 100 triệu đồng/năm  không phải nộp thuế, nhưng lỗ vẫn phải nộp.
8Chế độ kế toán.Phải bố trí người có hiểu biết nghiệp vụ kế toán để giữ và ghi sổ kế toán[14].Phải bố trí người phụ trách kế toán, không bắt buộc phải có Kế toán trường[15].Đều có Thông tư quy định riêng (cả 2 đều trên 50 trang).
9Báo cáo tài chính.Không có.Phải có[16].
10Hóa đơn giá trị gia tăng[17].Không bắt buộcBắt buộc.

 

Ghi chú:

  • Không có yêu cầu nào phân biệt về quy mô vốn, doanh thu và lợi nhuận giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp. Trong khi ngoài số lượng lao động thì doanh thu và nguồn vốn là tiêu chí là tiêu chí quan trọng để phân loại giữa doanh nghiệp lớn, vừa, nhỏ và siêu nhỏ theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017.
  • Một doanh nghiệp có doanh thu chỉ vài chục hay vài trăm triệu/năm cũng phải thực hiện chế độ sổ sách hoá đơn chứng từ kế toán doanh nghiệp. Nhưng một hộ kinh doanh bán buôn, doanh thu có thể tới hàng chục, hàng trăm tỷ, lợi nhuận hàng chục tỷ đồng thì chứ khoán thuế và chế độ kế toán chứng từ hoá đơn kiểu như muốn vẽ gì thì vẽ.
  • Sử dụng một số phần mềm kế toán của doanh nghiệp siêu nhỏ được nối mạng hiện nay thì chỉ cần 1 kế toán viên có thể làm Báo cáo tài chính cho hàng trăm doanh nghiệp.
  • Nếu hộ kinh doanh chỉ có 1 chủ thì trách nhiệm tương tự như với doanh nghiệp tư nhân, nhưng nếu hộ kinh doanh là 2 vợ chồng hoặc cả gia đình, thì phải chịu trách nhiệm vô hạn về toàn bộ tài sản của cả 2 vợ chồng hoặc cả gia đình. Tức rủi ro quá cao trong kinh doanh, có thể mất toàn bộ tài sản của cả 2 vợ chồng và cả gia đình, thay vì là công ty hoặc doanh nghiệp tư nhân thì chỉ mất một phần tài sản (đối với công ty) và toàn bộ tài sản của 1 người (đối với doanh nghiệp tư nhân). Ngoài ra, cần loại bỏ chủ thể hộ kinh doanh có từ 2 thành viên trở lên cho đúng với quy định về chủ thể giao dịch dân sự của Bộ luật Dân sự năm
  1. Lý do hình thành và duy trì Hộ kinh doanh:
  • Hộ kinh doanh là giải pháp cần thiết và tất yếu thay thế cho thành phần kinh tế tư bản tư nhân, vì trong rất nhiều năm, pháp luật không khuyến khích, chậm chí tìm mọi cách ngăn cản kinh tế tư nhân như:
  • Năm 1957 thì “tăng cường kinh tế xã hội chủ nghĩa, hạn chế kinh tế tư bản tư nhân”[18];
  • Năm 1977 chỉ đạo “Trong quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa, các thành phần kinh tế tư nhân còn tồn tại trong một thời gian nhất định nhưng phải chịu sự chi phối của kinh tế xã hội chủ nghĩa và phải hoạt động theo quỹ đạo của kế hoạch Nhà nước”[19];
  • Thậm chí đến năm 1985 vẫn khẳng định “không duy trì thành phần kinh tế tư nhân, cá thể” trong việc bán lẻ các mặt hàng mỹ phẩm cho nhu cầu của nhân dân[20].
  • Từ 1990 muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân bắt buộc phải có vốn pháp định từ 20 triệu đồng (như các cửa hàng dịch vụ) cho đến 240 triệu đồng (thuỷ điện)[21]; đồng thời phải được phép của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng hoặc Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính[22].
  • Từ năm 2000, đặc biệt là từ năm 2006 và 2014 trở đi, mọi điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp tư nhân nói riêng đã được xoá bỏ[23]. Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân và công ty gần như bằng không và không khác gì với việc thành lập hộ kinh doanh. Đặc biệt là việc Luật Doanh nghiệp năm 2005 và 2014 cho phép thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên là cá nhân. Vì vậy hộ kinh doanh đã thật sự hết lý do, vai trò lịch sử. Còn sự tồn tại và phát triển như là doanh nghiệp mà không được thừa nhận là doanh nghiệp chỉ là do sự khiếm khuyết của pháp luật.
  • Tuy nhiên, vì 3 Luật Doanh nghiệp năm 1999, 2005, 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác vẫn tiếp tục quy định về hộ kinh doanh một cách quá sơ sài, dễ dãi, đơn giản, nên đương nhiên đã trở thành sự lựa chọn chủ yếu trên thực tế. Việc một người có nhiều công ty là chuyện bình thường, nhưng một người đồng thời duy trì 2 chủ thể kinh doanh là công ty và hộ kinh doanh là điều cần phải suy nghĩ.
  1. Hộ kinh doanh có và không có đăng ký kinh doanh:
  • Đến nay có khoảng 1,6 triệu hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh và khoảng 3,4 triệu hộ kinh doanh không có đăng ký kinh doanh. Chỉ nhóm này mới đặt ra yêu cầu chuyển đổi thành doanh nghiệp.
  • Ngoài Hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh, thì còn nhiều Hộ kinh doanh không phải đăng ký kinh doanh trong các trường hợp sau[24]:
  • Pháp luật thương mại và tài chính quy định, “cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh”, hay nói cách khác, đó cũng là cá nhân kinh doanh nhưng lại không phải đăng ký kinh doanh[25]. Cá nhân hoạt động một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh là cá nhân tự mình hằng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác (tại địa điểm cố định hoặc lưu động), nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây[26]:
  • Thứ nhất, buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thươngnhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
  • Thứ hai, buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
  • Thứ ba, bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
  • Thứ tư, buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
  • Thứ năm, thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
  • Thứ sáu, các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
  • Pháp luật doanh nghiệp quy định, hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. Mức thu nhập thấp đối với từng địa phương theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương[27].
  • Còn 3,4 triệu hộ kinh doanh không phải đăng ký kinh doanh nêu trên thì cũng không bao giờ đặt ra vấn đề chuyển thành doanh nghiệp.
  1. Giải pháp đề xuất:
  • Không phải lựa chọn chuyển hay không chuyển đổi, mà phải thừa nhận hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh, tức đã đạt đến 1 quy mô nhất định là doanh nghiệp. Tức thừa nhận 1,6 triệu hộ đang đăng ký kinh doanh là một loại hình doanh nghiệp.
  • Đối với 3,4 triệu hộ kinh doanh còn lại, vì quy mô nhỏ, vẫn được kinh doanh mà không buộc phải đăng ký kinh doanh, thì cũng không yêu cầu phải đăng ký kinh doanh và tất nhiên không bao giờ đặt ra vấn đề phải nâng lên thành doanh nghiệp.
  • Cần có quy định theo lộ trình tăng dần yêu cầu mỗi năm khoảng 10% trong khoảng 10 năm để không còn khoảng cách giữa hộ kinh doanh với doanh nghiệp, ít nhất là doanh nghiệp siêu nhỏ. Trước mắt 1 vài năm cũng chưa đòi hỏi thay đổi đối với hộ kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu/năm đang được miễn thuế. Kế toán trước mắt gần như cũ. Đương nhiên là đơn giản hơn chế độ kế toán đối với doanh nghiệp siêu nhỏ mà Bộ Tài chính mới ban hành.
  • Tức về cơ bản, cần bảo đảm cho hộ kinh doanh vẫn thực hiện nghĩa vụ như hiện nay, ngoại trừ những gì tốt hơn, gia tăng quyền lợi hơn, chẳng hạn như không giới hạn ở 1 địa điểm kinh doanh và chỉ được thuê dưới 10 lao động.
  • Tóm lại, hộ kinh doanh và doanh nghiệp dù khác nhau bao nhiêu thì vẫn đều phải có một đòi hỏi xuất phát, một yêu cầu tối thiểu, một tiêu chuẩn nền tảng hay một mặt bằng cơ sở, chứ không thể hộ kinh doanh thì đo từ mặt biển, còn đo từ chân núi. Tuy nhiên, không thể bắt hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp phải sống và khó sống như doanh nghiệp siêu nhỏ hiện nay, mà là phải làm cho các doanh nghiệp siêu nhỏ dễ sống như hộ kinh doanh. Nếu không nâng được chuẩn hộ kinh doanh lên, thì buộc phải hạ chuẩn doanh nghiệp siêu nhỏ xuống./.

Luật sư Trương Thanh Đức

Giám đốc Công ty Luật ANVI

—————————

Ý kiến tại Hội thảo:

  1. Không phải hôm nay mới nói, tôi nói lâu rồi, viết thành sách mấy năm rồi.
  2. Bàn về hộ KD có đăng ký KD, 1,6 triệu chứ không phải tắt cả 5 triệu hộ.
  3. Theo quy mô nó có thể như DN siêu nhỏ, nhỏ, vừa, thậm chí lớn.
  4. Theo Luật DN nó là DN, vì là chủ thể kinh doanh chuyên nghiệp. Quy định nó trong Luật DN thì đã mặc nhiên thừa nhận nó là DN rồi.
  5. Theo Luật Thương mại nó là thương nhân như mọi thương nhân.
  6. Theo Bộ luật Dân sự nó không còn nữa hay nó chỉ còn cái vỏ, không có ruột.
  7. Trước thời đổi mới, nó có lý vì khi cấm DN tư nhân, thì phải mở hộ KD; nhưng từ khi đổi mới, nó trở thành vô lý vì mở hết cỡ DN, nhưng vẫn đóng băng hộ kinh doanh. Mà lại không hẳn là đóng, hay nói đúng hơn, vừa đóng quá chặt, vừa mở toang hoá, khác hẳn DN.
  8. Nếu cộng đồng DN đông đảo tới hàng triệu và có vai trò to lớn rồi thì sợ gì sợ gì sự nhũng nhiễu, gây khó dễ của các cơ quan quản lý. Khi đó họ buộc phải thay đổi cách thức quản lý phù hợp.

LS Hải phản biện thì càng thấy rõ là phải xử lý bất cập của hộ KD theo hướng nó cần như DN. Không loại bỏ, mà chia đôi tự nguyện thay đổi & giữ nguyên, nhưng định vị lại.

Tự nguyện có thể chuyển thành DNTN 1 chủ, chính là cá nhân kinh doanh có ĐKKD nộp thuế doanh thu và thuế thu nhập KD, còn cá nhân KD không ĐKKD thì nộp thuê thu nhập cá nhân, công ty TNHH 1 chủ, công ty TNHH và công ty CP nhiều chủ. Còn giữ nguyên thì là việc thừa nhận, hay chuyển thành một loại hình DN phù hợp, nhẹ nhàng, đơn giản hơn các yêu cầu với DNTN hiện hành.

Công nhận 1 loại hình là dĩ hoà vi quý, nhưng cũng rất dễ, chẳng vướng mắc gì về pháp lý. Nó là DNTN, nhưng trước mắt khoán thuế, không VAT, rồi dần sửa đổi, nâng cấp, dự kiến 10 năm. Nhưng phải bắt đầu từ bây giờ. Chi phí và chuyển đổi không đáng gì, vì dần dần, không thay đổi thì vẫn phải làm các thủ tục đó.

Phần lớn hộ KD ĐKKD vẫn ở huyện.

NHNN tài khoản, cho vay.

———————–

VietnamBiz (Doanh nghiệp) 20-02-2019:

https://vietnambiz.vn/bo-loai-hinh-ho-kinh-doanh-ca-the-so-luong-doanh-nghiep-de-dang-vuot-2-trieu-120952.html

 

Bỏ loại hình hộ kinh doanh cá thể, số lượng doanh nghiệp dễ dàng vượt 2 triệu

Nếu các hộ kinh doanh đều chuyển thành doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp sẽ dễ dàng vượt con số 2,5 triệu, thừa mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020.

Tại Hội thảo góp ý cho dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp tổ chức sáng nay 20/2, Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI nhận định: Hộ kinh doanh có đăng kí kinh doanh là một tổ chức kinh doanh chuyên nghiệp, thường xuyên, có bản chất chính là doanh nghiệp tư nhân và phải là doanh nghiệp tư nhân – tức là có trách nhiệm vô hạn và không có tư cách pháp nhân.

Nói về yếu tố lịch sử, ông Đức cho biết hộ kinh doanh phải đăng kí kinh doanh được sinh ra để lấp chỗ trống thời kì bao cấp khi việc thành lập doanh nghiệp tư nhân bị cấm. Đến nay, loại hình doanh nghiệp này đã hết vai trò của mình. Việc duy trì hộ kinh doanh bên cạnh các loại hình doanh nghiệp là một sự bất bình đẳng, một sự mập mờ pháp lí.

“Trước đây chỉ có doanh nghiệp nhà nước, hoặc cùng lắm là công tư hợp danh. Đến năm 1989, muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân ở Hà Nội phải được Chủ tịch UBND Thành phố phê duyệt. Hiện nay, người không có chuyên môn trình độ gì cũng có thể thành lập doanh nghiệp. Cơ chế đã thoáng đến thế thì đâu cần giữ lại loại hình hộ kinh doanh?” ông Đức lập luận.

Trên cơ sở đó, ông Đức kiến nghị dự thảo Luật sửa đổi một số điều của Luật Doanh nghiệp và Luật đầu tư mà Bộ Kế hoạch Đầu tư đang soạn thảo nên bỏ loại hình hộ kinh doanh để chuyển thành doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty.

Đồng thời, cần qui định một giai đoạn chuyển tiếp và chế độ quản lí, tài chính, kế toán hết sức đơn giản, phù hợp với thực tế.

Đồng tình với ý kiến trên, cho biết ông từng tiếp xúc với hộ kinh doanh có qui mô hoạt động hàng trăm tỉ đồng, sử dụng rất nhiều lao động nhưng vẫn “lách luật” và đăng kí là hộ kinh doanh với 9 lao động. Vì vậy, ông Hiền đề nghị xóa bỏ loại hình hộ kinh doanh, chuyển hết những hộ kinh doanh có đăng kí thành doanh nghiệp và “chúng ta có thể công bố với thế giới rằng Việt Nam có 2,5 triệu doanh nghiệp”.

Luật sư Trương Thanh Đức (đang đứng) phát biểu tại Hội thảo, ông Lê Xuân Hiền ngồi ngoài cùng bên phải.
Tính đến ngày 26/12/2018, Việt Nam có khoảng 702.000 doanh nghiệp. Mục tiêu đến năm 2020, nước ta có 1 triệu doanh nghiệp. Việc tạo ra thêm 300.000 doanh nghiệp trong thời gian hai năm tới được nhiều chuyên gia đánh giá là không khả thi. Tuy nhiên, nếu xóa bỏ loại hình hộ kinh doanh và coi tất cả là doanh nghiệp thì mục tiêu trên lại có thể dễ dàng đạt được.

Theo ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thì khẳng định: “

Ông Lộc cho biết khu vực hộ kinh doanh chiếm đến hơn 30% GDP nhưng khuôn khổ chính sách áp dụng đối với chủ thể kinh doanh này hiện còn rất thiếu, chưa có sự bình đẳng so với các doanh nghiệp hoạt động chính thức.

Vì vậy, ông Lộc đề nghị ban soạn thảo dự thảo Luật lần này cố gắng gỡ điểm nghẽn về chính sách cho hàng triệu hộ kinh doanh, vì khu vực này là một trong những động lực tăng trưởng chủ yếu của nền kinh tế giai đoạn tới.

Ông Lộc nói: “Các hộ kinh doanh này cần phải được gọi là doanh nghiệp và phải chịu sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp. Một loạt các qui định pháp lí của chúng ta phải theo đó để cụ thể hóa, hỗ trợ cho đối tượng hộ kinh doanh này.

Hiện nay có khoảng 5 triệu hộ kinh doanh (bao gồm cả những hộ có đăng kí và không đăng kí kinh doanh) đóng góp khoảng 30% GDP, trong khi số lượng doanh nghiệp chỉ khoảng 700.000, đóng góp 8% GDP. Vì vậy khu vực hộ kinh doanh cần được đối xử bình đẳng, thậm chí cần ưu ái hơn doanh nghiệp lớn. Các nước trên thế giới đều hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Đây là khu vực kinh tế của nhân dân, đây là nền tảng khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam, là khu vực năng động nhất trong nền kinh tế chúng ta”.

Đức Quyền

Theo Kinh tế & Tiêu dùng

(321/859)

——————-

VietnamFinace (Diễn đàn VNF) 03-4-2019:

https://vietnamfinance.vn/luat-su-truong-thanh-duc-ho-kinh-doanh-da-het-vai-tro-lich-su-20180504224221761.htm?fbclid=IwAR3yQq9njGrZltmmGuZwjh_GCs5kKvd64spuZBwnlh7hRSGXv9w7u96kwmU

 

Luật sư Trương Thanh Đức: Hộ kinh doanh đã hết vai trò lịch sử

Tào Minh

(VNF) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, cho rằng việc hộ kinh doanh “còn sự tồn tại và phát triển như là doanh nghiệp mà không được thừa nhận là doanh nghiệp chỉ là do sự khiếm khuyết của pháp luật”.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI.

Không còn lí do để cho tồn tại hộ kinh doanh

Theo ông Trương Thanh Đức, hộ kinh doanh là giải pháp cần thiết và tất yếu thay thế cho thành phần kinh tế tư bản tư nhân, vì trong quá khứ, pháp luật không khuyến khích, chậm chí tìm mọi cách ngăn cản kinh tế tư nhân.

Tuy nhiên, từ năm 2000, đặc biệt là từ năm 2006 và 2014 trở đi, mọi điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp tư nhân nói riêng đã được xoá bỏ. Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân và công ty gần như bằng không và không khác gì với việc thành lập hộ kinh doanh, đặc biệt là khi Luật Doanh nghiệp năm 2005 và 2014 cho phép thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân.

“Vì vậy hộ kinh doanh đã thật sự hết lý do, vai trò lịch sử. Còn sự tồn tại và phát triển như là doanh nghiệp mà không được thừa nhận là doanh nghiệp chỉ là do sự khiếm khuyết của pháp luật”, ông Đức nhấn mạnh.

Ông Đức cho rằng sở dĩ hộ kinh doanh là lựa chọn của nhiều người vì 3 Luật Doanh nghiệp năm 1999, 2005, 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác vẫn tiếp tục quy định về hộ kinh doanh một cách quá sơ sài, dễ dãi, đơn giản.

“Việc một người có nhiều công ty là chuyện bình thường, nhưng một người đồng thời duy trì 2 chủ thể kinh doanh là công ty và hộ kinh doanh là điều cần phải suy nghĩ”, ông nói.

Bất bình đẳng giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp

Theo phân tích của ông Trương Thanh Đức, dù chung nhau bản chất nhưng quy định pháp luật giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp siêu nhỏ rất khác nhau. Chẳng hạn như hộ kinh doanh không giới hạn số thành viên còn doanh nghiệp siêu nhỏ chỉ tối đa 50 thành viên; hộ kinh doanh chỉ được đăng kí kinh doanh tại 1 địa điểm trong khi doanh nghiệp siêu nhỏ không giới hạn.

Về lệ phí môn bài, hộ kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm được miễn lệ phí; chỉ nộp 300 nghìn – 1 triệu đồng tùy doanh thu, trong khi đó doanh nghiệp phải nộp 1 – 3 triệu đồng tùy theo vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư.

Thuế giá trị gia tăng của hộ kinh doanh chỉ từ 1 – 2 – 5% doanh thu, trong khi doanh nghiệp siêu nhỏ chịu thuế suất 0 – 5 – 10% (có được khấu trừ thuế). Doanh nghiệp siêu nhỏ cũng phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp suất phổ thông 20% trong khi hộ kinh doanh chỉ chịu thuế thu nhập cá nhân từ 0,5 – 2 – 5% doanh thu.

Hộ kinh doanh cũng không cần báo cáo tài chính, hóa đơn giá trị gia tăng như doanh nghiệp siêu nhỏ…

Ông Trương Thanh Đức cho rằng việc duy trì các quy định khác nhau như trên đang tạo ra sự bất bình đẳng giữa hộ kinh doanh với doanh nghiệp.

“Một doanh nghiệp có doanh thu chỉ vài chục triệu hay vài trăm triệu đồng/năm cũng phải thực hiện chế độ sổ sách hoá đơn chứng từ kế toán doanh nghiệp. Nhưng một hộ kinh doanh bán buôn, doanh thu có thể tới hàng chục, hàng trăm tỷ đồng, lợi nhuận hàng chục tỷ đồng thì chỉ khoán thuế và chế độ kế toán chứng từ hoá đơn kiểu như muốn vẽ gì thì vẽ”.

Ngoài ra, nếu hộ kinh doanh là 2 vợ chồng hoặc cả gia đình làm chủ thì phải chịu trách nhiệm vô hạn về toàn bộ tài sản của cả 2 vợ chồng hoặc cả gia đình.

“Rủi ro là quá cao trong kinh doanh, có thể mất toàn bộ tài sản của cả 2 vợ chồng và cả gia đình, thay vì thì chỉ mất một phần tài sản (đối với công ty) và toàn bộ tài sản của 1 người (đối với doanh nghiệp tư nhân)”, ông Đức phân tích.

Chỉ cần chuyển 1,6 triệu hộ kinh doanh sang doanh nghiệp

Hiện nay có khoảng 1,6 triệu hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh và khoảng 3,4 triệu hộ kinh doanh không có đăng ký kinh doanh. Ông Đức cho rằng cần thừa nhận nhóm 1,6 triệu hộ đang đăng ký kinh doanh là một loại hình doanh nghiệp.

“Cần có quy định theo lộ trình tăng dần, yêu cầu mỗi năm khoảng 10% trong khoảng 10 năm để không còn khoảng cách giữa hộ kinh doanh với doanh nghiệp, ít nhất là doanh nghiệp siêu nhỏ. Trước mắt một vài năm cũng chưa đòi hỏi thay đổi đối với hộ kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu/năm đang được miễn thuế. Kế toán trước mắt gần như cũ, đương nhiên là đơn giản hơn chế độ kế toán đối với doanh nghiệp siêu nhỏ mà Bộ Tài chính mới ban hành”, ông Đức đề xuất.

Đối với 3,4 triệu hộ kinh doanh còn lại, ông Đức cho rằng Chính phủ không cần đặt ra vấn đề phải nâng lên thành doanh nghiệp, vì quy mô nhỏ và vẫn được kinh doanh mà không buộc phải đăng ký kinh doanh.

Điều mấu chốt là “không thể bắt hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp phải sống và khó sống như doanh nghiệp siêu nhỏ hiện nay, mà là phải làm cho các doanh nghiệp siêu nhỏ dễ sống như hộ kinh doanh. Nếu không nâng được chuẩn hộ kinh doanh lên, thì buộc phải hạ chuẩn doanh nghiệp siêu nhỏ xuống”, ông Đức bình luận.

(1.061.1.061)

——————–

Một thế giới (Kinh tế) 04-4-2019:

https://motthegioi.vn/kinh-te-c-67/thi-truong-kinh-doanh-c-97/ls-truong-thanh-duc-ho-kinh-doanh-co-dang-ky-da-het-vai-tro-lich-su-110425.html

 

LS Trương Thanh Đức: Hộ kinh doanh có đăng ký đã hết vai trò lịch sử

Hộ kinh doanh đang tồn tại và phát triển như doanh nghiệp – Ảnh: Internet

Theo LS Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI, hộ kinh doanh có đăng ký đã thật sự hết lý do, vai trò lịch sử, còn sự tồn tại và phát triển như là doanh nghiệp mà không được thừa nhận là doanh nghiệp chỉ là do sự khiếm khuyết của pháp luật.

Hộ kinh doanh có đăng ký đã hết vai trò lịch sử?

Bình luận về việc chuyển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp, theo LS Trương Thanh Đức cho rằng hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh và các doanh nghiệp đều là những tổ chức kinh doanh chuyên nghiệp. Nếu ví lực lượng này như một tháp kinh doanh thì tất cả đều phải dựa trên một nền tảng chung, cho dù đa số ở chân tháp, một số ở giữa tháp và chỉ một số rất ít ở đỉnh tháp.

Theo ông Đức, hộ kinh doanh là giải pháp cần thiết và tất yếu thay thế cho thành phần kinh tế tư bản tư nhân trong rất nhiều năm pháp luật không khuyến khích, chậm chí từng ngăn cản.

Nhưng từ 1990, muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân bắt buộc phải có vốn pháp định từ 20 triệu đồng (như các cửa hàng dịch vụ) cho đến 240 triệu đồng (thủy điện), đồng thời phải được phép của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng hoặc Chủ tịch UBND tỉnh, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Từ năm 2000, đặc biệt là từ năm 2006 và 2014 trở đi, mọi điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp tư nhân nói riêng đã được xoá bỏ. Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân và công ty gần như bằng không và không khác gì với việc thành lập hộ kinh doanh.

Đặc biệt là việc Luật Doanh nghiệp năm 2005 và 2014 cho phép thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên là cá nhân. Vì vậy hộ kinh doanh đã thật sự hết lý do và vai trò lịch sử. Còn sự tồn tại và phát triển như là doanh nghiệp mà không được thừa nhận là doanh nghiệp chỉ do sự khiếm khuyết của pháp luật.

Tuy nhiên, luật sư này cho rằng vì 3 Luật Doanh nghiệp năm 1999, 2005, 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác vẫn tiếp tục quy định về hộ kinh doanh một cách quá sơ sài, dễ dãi, đơn giản, nên đương nhiên trở thành sự lựa chọn chủ yếu trên thực tế.

“Việc một người có nhiều công ty là chuyện bình thường, nhưng một người đồng thời duy trì 2 chủ thể kinh doanh là công ty và hộ kinh doanh là điều cần phải suy nghĩ”, ông Đức nói.

Đến nay, theo luật sư Đức có khoảng 1,6 triệu hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh và khoảng 3,4 triệu hộ kinh doanh không có đăng ký kinh doanh. Chỉ nhóm có đăng ký mới đặt ra yêu cầu chuyển đổi thành doanh nghiệp.

“Không phải lựa chọn chuyển hay không chuyển đổi, mà phải thừa nhận hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh, tức đã đạt đến 1 quy mô nhất định là doanh nghiệp. Tức thừa nhận 1,6 triệu hộ đang đăng ký kinh doanh là một loại hình doanh nghiệp”, ông Đức nói.

Đối với 3,4 triệu hộ kinh doanh còn lại, vì quy mô nhỏ, vẫn được kinh doanh mà không buộc phải đăng ký kinh doanh, thì cũng không yêu cầu phải đăng ký kinh doanh và tất nhiên không bao giờ đặt ra vấn đề phải nâng lên thành doanh nghiệp.

Doanh nghiệp siêu nhỏ phải dễ sống như hộ kinh doanh

Theo đó, luật sư Đức cho rằng cần có quy định theo lộ trình tăng dần yêu cầu mỗi năm khoảng 10% trong khoảng 10 năm để không còn khoảng cách giữa hộ kinh doanh với doanh nghiệp, ít nhất là doanh nghiệp siêu nhỏ.

Trước mắt vài vài năm cũng chưa đòi hỏi thay đổi đối với hộ kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm đang được miễn thuế. Kế toán trước mắt gần như cũ. Đương nhiên là đơn giản hơn chế độ kế toán đối với doanh nghiệp siêu nhỏ mà Bộ Tài chính mới ban hành.

Tức về cơ bản, cần bảo đảm cho hộ kinh doanh vẫn thực hiện nghĩa vụ như hiện nay, ngoại trừ những gì tốt hơn, gia tăng quyền lợi hơn, chẳng hạn như không giới hạn địa điểm kinh doanh hay chỉ được thuê dưới 10 lao động.

Ông Đức nhấn mạnh, hộ kinh doanh và doanh nghiệp dù khác nhau bao nhiêu thì vẫn đều phải có một đòi hỏi xuất phát, một yêu cầu tối thiểu, một tiêu chuẩn nền tảng hay một mặt bằng cơ sở. Tuy nhiên, không thể bắt hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp phải sống và khó sống như doanh nghiệp siêu nhỏ hiện nay, mà là phải làm cho các doanh nghiệp siêu nhỏ dễ sống như hộ kinh doanh. Nếu không nâng được chuẩn hộ kinh doanh lên thì buộc phải hạ chuẩn doanh nghiệp siêu nhỏ xuống.

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, ông Lê Xuân Hiền – Trưởng phòng Đấu thầu, Thẩm định và Giám sát đầu tư Sở KH-ĐT Hải Dương cho rằng, hộ kinh doanh là vấn đề cần bàn thấu đáo, nhất là về địa vị pháp lý. Nếu mạnh dạn thì cần xóa bỏ hộ kinh doanh có đăng ký. Cần khuyến khích họ lên doanh nghiệp bằng cách khiến cho họ cảm thấy việc lên doanh nghiệp không quá khó khăn.

Ông Lê Xuân Hiền nêu: “Tại sao hộ kinh doanh không chuyển thành doanh nghiệp? Tôi lấy ví dụ thế này, tôi đi xe máy còn anh đi ô tô. Xe máy chính là hộ kinh doanh, còn ô tô là doanh nghiệp. Khi mua ô tô thì ngay lập tức phòng cháy chữa cháy, bảo hiểm… vào”.

Ông cho rằng để đưa hộ kinh doanh lên doanh nghiệp, quan trọng là luật phải rõ ràng, người hướng dẫn, người thực thi phải minh bạch, công tâm và đối tượng kinh doanh cũng phải có trách nhiệm. Tuy nhiên việc này rất gian nan chứ không phải hô một cái” mà từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp được.

“Tôi đi đường cao tốc thì biển báo nhiều, nhưng không vì thế mà ta quay lại đường đất để đi. Những vấn đề về lao động, bảo hiểm, thuế… thì không thể bỏ được, quan trọng là người hướng dẫn, cơ quan thực thi phải công tâm. Lên doanh nghiệp có khó hơn hộ kinh doanh, cũng như bạn đang đi xe máy, giờ bạn lên đi ô tô thì có khó hơn, tuy nhiên không hề khó khăn như vẫn nghĩ”, ông Hiền nói.

Lam Thanh

——————-

Nhà quản trị (Tiêu điẻm 24/7) 04-4-2019:

https://theleader.vn/mo-hinh-ho-kinh-doanh-da-het-ly-do-ton-tai-1554277639405.htm

 

Mô hình hộ kinh doanh đã hết lý do tồn tại?

An Chi

TheLEADERTheo Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, việc hộ kinh doanh đang tồn tại và phát triển như một doanh nghiệp mà không được thừa nhận là doanh nghiệp là do sự khiếm khuyết của pháp luật.

Luật sư Trương Thanh Đức

Hộ kinh doanh đã hết vai trò lịch sử

Trước nhiều ý kiến tranh luận trái chiều xung quanh việc nên hay không nên chuyển đổi các hộ kinh doanh thành doanh nghiệp, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng, hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh và các doanh nghiệp đều là những tổ chức kinh doanh chuyên nghiệp.

“Nếu ví lực lượng này như một cái tháp kinh doanh thì tất cả đều phải dựa trên một nền tảng chung, cho dù đa số ở chân tháp, một số ở giữa tháp và chỉ một số rất ít ở đỉnh tháp”, ông Đức nói và khẳng định, không phải lựa chọn chuyển hay không chuyển đổi, mà phải thừa nhận hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh, tức đã đạt đến một quy mô nhất định là doanh nghiệp.

Theo ông Đức, lý do hình thành và duy trì hộ kinh doanh là do hộ kinh doanh là giải pháp cần thiết và tất yếu thay thế cho thành phần kinh tế tư bản tư nhân. Trong rất nhiều năm cuối thế kỷ XX, pháp luật không khuyến khích, chậm chí tìm mọi cách ngăn cản kinh tế tư nhân.

Tuy nhiên, từ năm 2000, đặc biệt là từ năm 2006 và 2014 trở đi, mọi điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp tư nhân nói riêng đã được xoá bỏ. Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân và công ty gần như bằng không và không khác gì với việc thành lập hộ kinh doanh.

Đặc biệt là việc Luật Doanh nghiệp năm 2005 và 2014 cho phép thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân.

Vì vậy, hộ kinh doanh đã thật sự hết lý do, vai trò lịch sử. Còn sự tồn tại và phát triển như là doanh nghiệp mà không được thừa nhận là doanh nghiệp chỉ là do sự khiếm khuyết của pháp luật.

Cũng theo vị luật sư này, sở dĩ hộ kinh doanh là lựa chọn của nhiều người là do ba Luật Doanh nghiệp năm 1999, 2005, 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác vẫn tiếp tục quy định về hộ kinh doanh một cách quá sơ sài, dễ dãi, đơn giản. Do đó, nó đương nhiên đã trở thành sự lựa chọn chủ yếu trên thực tế.

Song, “việc một người có nhiều công ty là chuyện bình thường, nhưng một người đồng thời duy trì hai chủ thể kinh doanh là công ty và hộ kinh doanh là điều cần phải suy nghĩ”, ông Đức nhấn mạnh.

Bất bình đẳng giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp

Theo ông Đức, dù giống nhau về bản chất nhưng quy định pháp luật giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp siêu nhỏ rất khác nhau. Đơn cử như việc hộ kinh doanh không giới hạn số thành viên còn doanh nghiệp siêu nhỏ chỉ tối đa 50 thành viên; hộ kinh doanh chỉ được đăng kí kinh doanh tại một địa điểm trong khi doanh nghiệp siêu nhỏ không giới hạn.

Về lệ phí môn bài, hộ kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm được miễn lệ phí; chỉ nộp 300 nghìn – 1 triệu đồng tùy doanh thu, trong khi đó doanh nghiệp phải nộp 1 – 3 triệu đồng tùy theo vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư.

Thuế giá trị gia tăng của hộ kinh doanh chỉ từ 1 – 2 – 5% doanh thu, trong khi doanh nghiệp siêu nhỏ chịu thuế suất 0 – 5 – 10% (có được khấu trừ thuế). Doanh nghiệp siêu nhỏ cũng phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp suất phổ thông 20% trong khi hộ kinh doanh chỉ chịu thuế thu nhập cá nhân từ 0,5 – 2 – 5% doanh thu.

Mặt khác, hộ kinh doanh cũng không cần báo cáo tài chính, hóa đơn giá trị gia tăng như doanh nghiệp siêu nhỏ. Việc duy trì các quy định khác nhau như trên đang tạo ra sự bất bình đẳng giữa hộ kinh doanh với doanh nghiệp.

“Một doanh nghiệp có doanh thu chỉ vài chục triệu hay vài trăm triệu đồng/năm cũng phải thực hiện chế độ sổ sách hoá đơn chứng từ kế toán doanh nghiệp. Nhưng một hộ kinh doanh bán buôn, doanh thu có thể tới hàng chục, hàng trăm tỷ đồng, lợi nhuận hàng chục tỷ đồng thì chỉ khoán thuế và chế độ kế toán chứng từ hoá đơn kiểu như muốn vẽ gì thì vẽ”, ông Trương Thanh Đức nhấn mạnh.

Ngoài ra, nếu hộ kinh doanh là hai vợ chồng hoặc cả gia đình làm chủ thì phải chịu trách nhiệm vô hạn về toàn bộ tài sản của cả hai vợ chồng hoặc cả gia đình. Rủi ro là quá cao trong kinh doanh, có thể mất toàn bộ tài sản của cả hai vợ chồng và cả gia đình, thay vì thì chỉ mất một phần tài sản như đối với công ty và toàn bộ tài sản của một người như đối với doanh nghiệp tư nhân.

Cũng theo vị luật sư này, hiện nay có khoảng 1,6 triệu hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh và khoảng 3,4 triệu hộ kinh doanh không có đăng ký kinh doanh. Chỉ cần thừa nhận nhóm 1,6 triệu hộ đang đăng ký kinh doanh là một loại hình doanh nghiệp.

Đối với 3,4 triệu hộ kinh doanh còn lại, vì quy mô nhỏ nên vẫn được kinh doanh mà không buộc phải đăng ký kinh doanh thì cũng không yêu cầu phải đăng ký kinh doanh và tất nhiên không bao giờ đặt ra vấn đề phải nâng lên thành doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cần có quy định theo lộ trình tăng dần yêu cầu mỗi năm khoảng 10% trong khoảng 10 năm để không còn khoảng cách giữa hộ kinh doanh với doanh nghiệp, ít nhất là doanh nghiệp siêu nhỏ. Trước mắt một vài năm cũng chưa đòi hỏi thay đổi đối với hộ kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu/năm đang được miễn thuế. Kế toán trước mắt gần như cũ. Đương nhiên là đơn giản hơn chế độ kế toán đối với doanh nghiệp siêu nhỏ mà Bộ Tài chính mới ban hành.

Tức về cơ bản, cần bảo đảm cho hộ kinh doanh vẫn thực hiện nghĩa vụ như hiện nay, ngoại trừ những gì tốt hơn, gia tăng quyền lợi hơn, chẳng hạn như không giới hạn ở 1 địa điểm kinh doanh và chỉ được thuê dưới 10 lao động.

Theo ông Đức, không thể bắt hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp phải sống và khó sống như doanh nghiệp siêu nhỏ hiện nay, mà là phải làm cho các doanh nghiệp siêu nhỏ dễ sống như hộ kinh doanh. Nếu không nâng được chuẩn hộ kinh doanh lên, thì buộc phải hạ chuẩn doanh nghiệp siêu nhỏ xuống.

(1.239/1.239)

 

(918/1.218)

———————

Đất Việt (Doanh nghiệp) 06-8-2019:

http://baodatviet.vn/kinh-te/doanh-nghiep/dua-ho-kinh-doanh-len-doanh-nghiep-can-nhung-phai-tinh-3384889/

Đưa hộ kinh doanh lên doanh nghiệp: Cần, nhưng phải tính…

(Doanh nghiệp) – Phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ thở như hộ gia đình chứ không phải đưa hộ gia đình lên doanh nghiệp để hành

Đưa vào luật là cần thiết

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất đưa 6 triệu hộ kinh doanh vào vòng pháp luật, phải nâng cấp, minh bạch hóa, đưa hộ kinh doanh thành doanh nghiệp. Nhìn nhận vấn đề trên, LS Trương Thanh Đức cho rằng, đưa các hộ kinh doanh vào luật là giải pháp cần thiết nhưng phải có lộ trình.

Đưa hộ lên doanh nghiệp phải để họ dễ thở, dễ sống. Ảnh: An ninh thủ đô

Ông phân tích, về bản chất hộ kinh doanh chính là cá nhân kinh doanh, xét về góc độ địa vị, pháp lý phải thừa nhận như doanh nghiệp tư nhân, không thể phủ nhận.

Trong quá khứ, kinh tế hộ, kinh tế tư nhân, con buôn bị hạn chế, pháp luật không khuyến khích,  thậm chí còn bị ngăn cản hoạt động nhưng thực tế hoạt động này vẫn diễn ra.

Đến những năm gần đây, kinh tế cá thể được thừa nhận và gọi với tên gọi là hộ kinh doanh, rồi kinh tế tư nhân.

“Định nghĩa hộ kinh doanh một cách rõ ràng, xác định rõ địa vị, pháp lý, danh xưng là cách giúp họ tồn tại công khai, đàng hoàng thực hiện các giao dịch, làm ăn”, ông Đức nói.

Trong trường hợp không được thừa nhận như doanh nghiệp tư nhân cũng cần được định nghĩa rõ ràng trong luật để doanh nghiệp có cơ sở pháp lý để tồn tại.

Ông Đức cho rằng, hộ kinh tế hoạt động như một doanh nghiệp nhưng lại không được thừa nhận là doanh nghiệp là do sự khiếm khuyết của pháp luật.

Có thực trạng trên là do các văn bản quy phạm pháp luật liên quan còn quy định về hộ kinh doanh một cách quá sơ sài, dễ dãi, đơn giản. Thậm chí trong luật còn không có một quy định nào đề cập tới quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của loại hình kinh doanh này trong khi đó những quy định với doanh nghiệp lại rất cụ thể, chi tiết.

Chính vì những bất cập nói trên đã dẫn tới một thực tế bất bình đẳng giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp siêu nhỏ.

Có những hộ kinh doanh thu nhập vài tỉ một tháng, lợi nhuận hàng chục tỉ đồng/năm như hàng xôi, quán phở của Hà Nội cũng không được coi là doanh nghiệp. Nhưng lại có những doanh nghiệp siêu nhỏ thu nhập vài trăm triệu một tháng cũng phải báo cáo tài chính, thực hiện sổ sách, kế toán như doanh nghiệp…

Ngoài ra, nếu hộ kinh doanh là 2 vợ chồng hoặc cả gia đình làm chủ thì phải chịu trách nhiệm vô hạn về toàn bộ tài sản của cả 2 vợ chồng hoặc cả gia đình.

“Rủi ro là quá cao trong kinh doanh, có thể mất toàn bộ tài sản của cả 2 vợ chồng và cả gia đình, thay vì thì chỉ mất một phần tài sản (đối với công ty) và toàn bộ tài sản của 1 người (đối với doanh nghiệp tư nhân)”, ông Đức phân tích.

Làm thế nào cho ổn?

Với hơn 6 triệu hộ kinh doanh, chiếm hơn 30% GDP chủ trương đưa thành doanh nghiệp là cần thiết nhưng phải có lộ trình.

Hiện đang có khoảng 1,6 triệu hộ kinh doanh đã đăng ký kinh doanh, với nhóm này cần thừa nhận họ là một loại hình doanh nghiệp.

Còn 3,4 triệu hộ chưa có đăng ký, sẽ thực hiện theo lộ trình tăng dần từng năm để xóa dần khoảng cách giữa hộ kinh doanh với doanh nghiệp siêu nhỏ, từng bước chuyên nghiệp hóa trong hoạt động và quản lý.

“Trước đây từng nói phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ thở, dễ sống như hộ kinh doanh, doanh nghiệp mới phát triển được. Bây giờ cũng vậy, không cần đưa hộ lên doanh nghiệp rồi đặt ra hàng loạt các quy định về kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ… như doanh nghiệp, như vậy là làm khó họ, làm họ nhụt chí rồi lại đi vào hoạt động ngầm, lại trốn thuế, lậu thuế, rất khó quản lý.

Tất nhiên cũng không hoàn toàn buông lỏng để hộ kinh doanh muốn làm gì thì làm mà cần quản lý theo cơ chế phù hợp.

Quan trọng nhất không phải là đưa hộ kinh doanh lên doanh nghiệp để nâng tiêu chí, tăng gấp đôi, gấp ba các điều kiện gây khó dễ cho họ. Mục đích chính là tạo điều kiện thuận lợi cho họ phát triển. Do đó, phải nâng dần từng bước, hợp lý hóa từng bước. Nếu không nâng được chuẩn hộ kinh doanh lên, thì buộc phải hạ chuẩn doanh nghiệp siêu nhỏ xuống”, ông Đức nói.

Hơn nữa, ông Đức cũng lưu ý quy định cần căn cứ trên quy mô, đặc điểm của các hộ kinh doanh như, kinh doanh lĩnh vực gì, có mang tính thường xuyên liên tục không? có phải lĩnh vực chuyên biệt hay nhạy cảm, liên quan tới an ninh quốc phòng hay không…?.

Ví dụ, có những sinh viên, giáo viên bán hoa, rửa xe làm thêm, đó chỉ là kinh doanh mang tình thời vụ, không ổn định thì không bắt buộc phải quản lý họ như doanh nghiệp.

Tuy nhiên, cũng có những hộ gia đình có mặt bằng, có người làm, thu nhập vài tỉ một tháng thì phải coi đó là doanh nghiệp và phải hoạt động theo luật doanh nghiệp.

Hoài An

(993/993)

———————

Diễn đàn Doanh nghiệp (Tâm điểm) 12-8-2019:

http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:RO-Crp0xHwwJ:cafef.vn/co-nen-dua-6-trieu-ho-kinh-doanh-thanh-doanh-nghiep-20190812093214303.chn+&cd=1&hl=vi&ct=clnk&gl=vn

 

Có nên đưa 6 triệu hộ kinh doanh thành doanh nghiệp?

Nhà nước không thể lờ đi khu vực đang chiếm trên 30% GDP, hay nói cách khác không thể để khu vực này ra ‘ngoài vòng pháp luật‘.

Mới đây, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất đưa 6 triệu hộ kinh doanh vào vòng pháp luật, phải nâng cấp, minh bạch hóa, đưa hộ kinh doanh thành doanh nghiệp.

Đề xuất này đã và đang nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng doanh nghiệp lẫn các chuyên gia.

Nhiều hộ kinh doanh có doanh thu rất lớn.

Xét về bản chất, hộ kinh doanh chính là cá nhân kinh doanh, còn xét về góc độ địa vị, pháp lý phải thừa nhận như doanh nghiệp tư nhân, không thể phủ nhận. Theo đó, việc chuyển đổi thành doanh nghiệp đạt được lợi nhuận cao hơn, mở rộng được quy mô sản xuất, làm ăn phát đạt.

Vấn đề ở chỗ, người dân ưa thích mô hình hộ kinh doanh vì đăng ký dễ dàng, thủ tục đơn giản và có thể đăng ký ngay tại cơ quan chính quyền cấp huyện, thành phố. Các quy định về chế độ kế toán, sổ sách hết sức đơn giản. Hộ kinh doanh không bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định và yêu cầu về bảo hiểm xã hội, ngành nghề kinh doanh có điều kiện, môi trường…v..v.

Đặc biệt, hộ kinh doanh có thể áp dụng hình thức thuế khoán do vậy mức thuế thực tế phải đóng thường rất thấp. Lợi ích lập tức và thấy được với hộ kinh doanh là rất lớn. Đây là một phương tiện vô cùng thuận tiện với chi phí thấp để người dân khởi nghiệp và kinh doanh.

Theo quy định hiện nay, cơ quan thuế, muốn áp mức thuế cho hộ kinh doanh phải thông qua Hội đồng tư vấn thuế xã, phường. Hội đồng tư vấn thuế này gồm: Chủ tịch UBND xã, phường, trưởng công an, đại diện mặt trận, đại diện các hộ kinh doanh. Mức thuế cho các hộ kinh doanh cùng ngành nghề gần nhau phải được đăng tải để các hộ kinh doanh này tham gia góp ý kiến.

Quy định là như vậy, nhưng hiện nay hầu như cán bộ thuế liên phường đưa ra số thu thuế như thế nào sẽ được Hội đồng tư vấn thuế phường chấp nhận số đó và mức thuế của hộ kinh doanh cũng không được niêm yết. Việc quản lý hộ kinh doanh theo hình thức khoán sẽ không mang lại hiệu quả, nảy sinh ra nhiều bất cập, phức tạp, trốn thuế.

Thực tế cho thấy, có những hộ kinh doanh thu nhập vài tỉ một tháng, lợi nhuận hàng chục tỉ đồng/năm như hàng xôi, quán phở của Hà Nội cũng không được coi là doanh nghiệp. Nhưng lại có những doanh nghiệp siêu nhỏ thu nhập vài trăm triệu một tháng cũng phải báo cáo tài chính, thực hiện sổ sách, kế toán như doanh nghiệp… Do đó, không tạo ra sự công bằng giữa những người nộp thuế với nhau và không tạo được động lực trong kinh doanh.

Liên quan đến vấn đề này, Luật sư Trương Thanh Đức nói: “Quan trọng nhất không phải là đưa hộ kinh doanh lên doanh nghiệp để nâng tiêu chí, tăng gấp đôi, gấp ba các điều kiện gây khó dễ cho họ. Mục đích chính là tạo điều kiện thuận lợi cho họ phát triển. Do đó, phải nâng dần từng bước, hợp lý hóa từng bước. Nếu không nâng được chuẩn hộ kinh doanh lên, thì buộc phải hạ chuẩn doanh nghiệp siêu nhỏ xuống”.

Mặt khác, tuy Chính phủ đã có những chỉ đạo thiết thực về mặt cắt giảm điều kiện kinh doanh để tạo hành lang thông thoáng cho doanh nghiệp phát triển, nhưng nhiều hộ kinh doanh vẫn còn nhiều nỗi lo. Đầu tiên chính là thuế, thứ 2 là phương hướng cho sự tồn tại phát triển của chính cơ sở sản xuất đó, thứ 3 là vốn. Đặc biệt, thủ tục hành chính về thuế quá rườm rà, mất rất nhiều chi phí và thời gian qua từng khâu khiến doanh nghiệp phải đối diện với nhiều vấn đề “đau đầu” như thanh tra, kiểm tra, chi phí ngầm.

Vì thế, phải tuân thủ nguyên tắc thị trường, tôn trọng quyền tự do kinh doanh, tự do lựa chọn hình thức kinh doanh của người dân. Với vai trò kiến tạo, Nhà nước nên lựa chọn các giải pháp chính sách phù hợp với thị trường, với thông lệ quốc tế để điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp, người dân hơn là đưa ra các quyết định mang tính bắt buộc, cưỡng ép và có thể gây tổn hại tới hoạt động bình thường của hàng triệu cơ sở kinh doanh và hàng triệu người lao động trong khu vực này.

Phải nói rằng, 6 triệu hộ làm kinh tế và tạo ra số công ăn việc làm lớn nhất trong nền kinh tế. Nhà nước không thể lờ đi khu vực đang chiếm trên 30% GDP, hay nói cách khác không thể để khu vực này ra ngoài vòng pháp luật.

Nhưng “điều quan trọng trong chính sách này là khuyến khích, vận động làm sao để các hộ kinh doanh tự thấy được lợi ích khi chuyển đổi thành doanh nghiệp. Khi đã lên doanh nghiệp sẽ không phải thường trực nỗi lo lắng phải đối diện với nhiều nguy cơ về chi phí ngầm, thanh kiểm tra và hàng loạt những thủ tục hành chính rườm rà khác…” – Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nói.

Điều này cũng có nghĩa, kinh tế tư nhân phát triển là tín hiệu quan trọng của nền kinh tế khỏe mạnh. Và việc đưa khu vực này vào Luật Doanh nghiệp là hợp lý, nhưng cần có lộ trình, đồng thời phải cho họ thấy việc làm này nhằm mục đích giúp đỡ, hỗ trợ để họ phát triển chứ không phải “trói buộc”, “quản lý” họ.

Sông Hàn

Theo Diễn đàn DN (đã bị gỡ)

(86/1.063)

[1]. “Điều lệ về thuế công thương nghiệp đối với các hợp tác xã, tổ chức hợp tác và hộ riêng lẻ kinh doanh công thương nghiệp”, ban hành kèm theo Nghị quyết số 200-NQ/UBTVQH ngày 18/01/1966 của Ủy ban thường vụ Quốc hội “Ấn định thuế công thương nghiệp đối với các hợp tác xã, tổ chức hợp tác xã và hộ riêng lẻ kinh doanh công thương nghiệp”.

[2]. “Chế độ kế toán sản xuất, kinh doanh ngoài quốc doanh”, ban hành kèm theo Quyết định số 598-TC/CĐKT ngày 08-12-1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; khoản 2, Điều 123 về “Áp dụng đối với các doanh nghiệp được thành lập trước khi Luật này có hiệu lực”, Luật Doanh nghiệp năm 1999.

[3]. Khoản 2, Điều 14, Hiến pháp năm 2013; Điều 2 về “Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự”, Bộ luật Dân sự năm 2015.

[4]   Khoản 16 và 1 Điều 4 về “Giải thích từ ngữ”, Luật Doanh nghiệp năm 2015 giải thích.

[5]   Khoản 2 Điều 212 về “Hiệu lực thi hành”, Luật doanh nghiệp năm 2014.

[6]   Riêng điều kiện này theo quy định tại khoản 1, Điều 66 về “Hộ kinh doanh”, Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14-9-2015 của Chính phủ về “Đăng ký doanh nghiệp” (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 108/2018/NĐ-CP ngày 23-8-2018) (Luật không quy định).

[7]   Khoản 2 Điều 212 về “Hiệu lực thi hành”, Luật doanh nghiệp năm 2014: “2. Hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp hoạt động theo quy định của Luật này”. Như vậy sử dụng đúng 10 lao động thì phải thành doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

[8]   Khoản 1 Điều 6 về “Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11-3-2018 của Chính phủ “Quy định chi tiết một số điều  của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa”.

[9]   Khoản 1 Điều 3 về “Miễn lệ phí môn bài”, Khoản 1 và 2 Điều 4. Mức thu lệ phí môn bài”, Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04-10-2016 “Quy định về lệ phí môn bài”.

[10] Điều 2 về “Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán”; Điều 3 về “Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh: Điều 4 về “Phương pháp tính thuế đối với cá nhân cho thuê tài sản”; Điều 5 về “Phương pháp tính thuế đối với cá nhân trực tiếp ký hợp đồng làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp”, Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15-6-2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính “Hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12-02-2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế”.

[11] Điều 8 về “Thuế suất”, Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2013 và 2016).

[12] Thông tư số 92/2015/TT-BTC như đối với thuế giá trị gia tăng. Thuế thu  nhập 5% áp dụng đối với các hoạt động cho thuê tài sản, đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp là là 5%.

[13] Điều 10 về “Thuế suất”, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2013). Riêng thuế suất đặc biệt “đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh” theo quy định tịa khoản 3, Điều 10 về “Thuế suất” và thuế suất ưu đãi là 5% theo Điều 13 về “Ưu đãi về thuế suất”.

[14] Điều 23 về “Kế toán đối với văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, hộ kinh doanh và tổ hợp tác, nhà thầu nước ngoài” Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30-12-2016 của Chính phủ “Quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán”; Điều 6 “Chế độ kế toán hộ kinh doanh” ban hành kèm theo Quyết định số 169/2000/QĐ-BTC ngày 25-10-2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành (đã được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 131/2002/QĐ-BTC ngày 18-10-2002).

[15] Điểm b, khoản 2, Điều 20 về “Kế toán trưởng, phụ trách kế toán”, Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30-12-2016 của Chính phủ “Quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán”; Điều 8. Tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán”, Thông tư số 132/2018/TT-BTC ngày 28-12-2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chnhs “Hướng dẫn chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ”.

[16] Thông tư số 132/2018/TT-BTC ngày 28-12-2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chnhs “Hướng dẫn chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ”.

[17] Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14-5-2019 của Chính phủ “Quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17-01-2014); điểm a, khoản 2, Điều 2 về “Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán”, Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15-6-2016

[18] Mục 3, Phần E,  Chỉ thị số 252–BTN/VVG ngày 11-11-1957 của Bộ Thương nghiệp về việc “Phân công quyết định giá cả”.

[19] Chỉ thị số 212-TTg ngày 15-5-1977 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Xây dựng kế hoạch nhà nước 5 năm (1976 – 1980) và kế hoạch năm 1978”.

[20] Điều 13, Bản Quy định về “Cải tạo sắp xếp lại sản xuất và quản lý kinh doanh ngành mỹ phẩm thành phố Hồ Chí Minh”, ban hành kèm theo Quyết định số 246/QĐ-UB ngày 07-12-1985 của UBND TP Hồ Chí Minh.

[21] “Danh mục vốn pháp định đối với từng ngành nghề”, ban hành kèm theo Nghị định số 221-HĐBT ngày 23-7-1991 của Hội đồng Bộ trưởng “Quy định cụ thể hoá một số điều quy định trong Luật doanh nghiệp tư nhân”.

[22] Điều 3 và 4, Nghị định số 221-HĐBT ngày 23-7-1991 của Hội đồng Bộ trưởng “Quy định cụ thể hoá một số điều quy định trong Luật Doanh nghiệp tư nhân”.

[23] Các Luật Doanh nghiệp năm 1999, 2005 và 2014.

[24] Mục 9.4 Sách Luận giải về Luật Doanh nghiệp, Luật sư Trương Thanh Đức, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, tái bản năm 2018.

[25] Khoản 3 Điều 2 về “Đối tượng áp dụng”, Luật Thương mại năm 2005; khoản 1 Điều 19 về “Khai thuế và xác định số thuế phải nộp theo phương pháp khoán, khai thuế đối với hoạt động cho thuê bất động sản”, Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28-02-2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính “hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25-5-2007 và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28-10-2010 của Chính phủ”. xxx

[26] Khoản 1 Điều 3 về “Giải thích từ ngữ”, Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16-3-2007 của Chính phủ về “Cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh”.

[27] Nghị định số 146-HĐBT ngày 26-11-1986 của Hội đồng Bộ trưởng về phát triển kinh tế gia đình; Nghị định số 29-HĐBT ngày 09-3-1988 của Hội đồng Bộ trưởng “Quy định về chính sách đối với kinh tế gia đình trong sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp, xây dựng, vận tải”; khoản 2 Điều 66 về “Hộ kinh doanh”, Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14-9-2015 của Chính phủ về “Đăng ký doanh nghiệp”.

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

436. Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài...

Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài sản công. Cố vấn: Luật...

Phỏng vấn 

4.414. Lấp lỗ hổng quản lý trong đầu tư trực...

Lấp lỗ hổng quản lý trong đầu tư trực tuyến tiền ảo, tài chính, chứng...

Trích dẫn 

3.969. Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ...

Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ xấu gia tăng nhưng tốt...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 235,698