347. Bình luận về “Cách ly toàn xã hội” theo Chỉ thị số 16/CT-TTg

(ANVI) – Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31-3-2020 của Thủ tưởng Chính phủ về “Thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19”

 1. Nhìn chung:

1.1. “Thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày, kể từ 0 giờ ngày 01-4-2020 trên phạm vi toàn quốc” cũng như diễn giải cụ thể: Tù mù, mập mờ, lằng nhằng, khó hiểu.

1.2  Dự đoán: Mỗi tỉnh 1 phách & xu hướng trói chặt hơn.

2. Pháp lý:

2.1.Chỉ thị không được phép đặt ra quy định, nhất là cấm đoán, vì nó không phải văn bản pháp quy, nên cũng không có tính bắt buộc.

2.2.Cụm ngữ “Cách ly toàn xã hội” không có cơ sở pháp lý cũng như không đúng với ngôn ngữ thông thường.

  • Điều khoản 2.16, Luật Phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm quy định: “Cách ly y tế là việc tách riêng người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm hoặc vật có khả năng mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhằm hạn chế sự lây truyền bệnh”;
  • Bộ luật Hình sự và Tổ tụng hình sự 2015quy định cách ly khỏi xã hội hoặc nơi xét xử đối với đương sự,bị can, bị cáo, phạm nhân;
  • Khoản 2, Điều 3 về“Giải thích từ ngữ”, Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01-7-2016 của Chính phủ “Quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan” quy định “Khu vực cách ly của các cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế và các cửa khẩu đường bộ quốc tế (sau đây gọi tắt là khu vực cách ly) là khu vực được ngăn cách, bảo vệ cách biệt tại khu vực cửa khẩu sau khu vực làm thủ tục xuất cảnh”;
  • Khoản 19, Điều 3, Thông tư số 13/2019/TT-BGTVT ngày 29-3-2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải “Quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam” quy định “Khu vực cách ly là một phần của khu vực hạn chế, được xác định từ sau điểm kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách, hành lý xách tay của nhà ga đến cửa khởi hành”;
  • Theo ngôn ngữ thông thường thì cách ly là để ở nơi riêng biệt, không cho tiếp xúc với người khác.

2.3. Nếu đúng nhất thì việc “cách ly toàn xã hội” theo Chỉ thị trên phải dựa trên cơ sở “Ban bố tình trạng khẩn cấp” của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chủ tịch nước khi có dịch bệnh nguy hiểm và áp dụng các biện pháp đặc biệt trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của Luật Phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2007 và các quy định khác. Có thể hiểu “cách ly toàn xã hội” chính là việc “phong toả” hạn chế. Tuy nhiên ngay từ “phong toả” cũng chỉ là ngôn ngữ diễn đạt  “các biện pháp đặc biệt” chứ cũng không được pháp luật quy định chính thức để sử dụng trong trường hợp này.

2.4. Vì vậy, không xử phạt được việc vi phạm đối với việc không dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nói chung, mà chỉ xử phạt đối với đối với 3 nhóm hành vi sau đây theo quy định tại khoản 4, Điều 11 về“Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch”, Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 của Chính phủ “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế”, đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị đính số 65/2015/NĐ-CP:

“4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  1. a) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;
  2. b) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh;
  3. c) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng”.
  4. Cấm cửa:

3.1. Giả thiết: Được ra ngoài để làm việc = Được mở cửa nơi làm việc.

3.2. Cái đoạn dài dòng: Chỉ ra ngoài để “làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh, dịch vụ hàng hoá thiết yếu không bị đóng cửa”, có thể hiểu theo 3 cách khác nhau   như sau:

Thứ nhất, chỉ được mở cửa các “cơ sở kinh doanh, dịch vụ hàng hoá thiết yếu;

Thứ hai, chỉ được mở cửa các “nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh, dịch vụ hàng hoá thiết yếu”;

Thứ ba, được mở cửa mọi “nhà máy, cơ sở sản xuất” + các “cơ sở kinh doanh, dịch hàng hoá thiết yếu”.

3.3.Lúc đầu tạm hiểu chặt chẽ là cách thứ 2. Vào giờ này, sau khi nghe giải thích thì lại hiểu rằng có lẽ định nói cái thứ 3.

3.4.Cái từ khoá mấu chốt là “thiết yếu” đã không được coi trọng, nên gây ra tình trạng trên. Ít nhất cũng phải dùng một số dấu chấm phảy (còn rõ hơn 1 chút) thay vì chỉ dùng mỗi dấu phẩy tràn lan.

Khoản 3, Điều 4 vê “Giải thích từ ngữ”, Luật Giá năm 2012 quy định: “3. Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu là những hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh”.

Theo Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg ngày 13-01-2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, đã được sửa đổi, bổ sung theo các Quyết định số 35/2015/QĐ-TTg ngày 20-8-2015 và số 38/2018/QĐ-TTg ngày 05-9-2018 thì Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu gồm có 10 loại là: Điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, ruyền hình trả tiền, điện thoại cố định, dịch vụ thông tin di động, ịch vụ truy nhập internet, vận chuyển hành khách đường hàng không, vận chuyển hành khách đường sắt, mua bán căn hộ chung cư, các dịch vụ sinh hoạt do đơn vị quản lý khu chung cư cung cấp và bảo hiểm nhân thọ.

Vì vậy sử dụng cụm từ “hàng hóa, dịch vụ thiết yếu” trong trường hợp này là không chính xác.

(1.188/1.188)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.390. Cải cách thể chế bắt đầu từ con người.

Cải cách thể chế bắt đầu từ con người. (VNN) - Thể chế sai không thể...

Trích dẫn 

3.908. Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản...

Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản di động" đẩy giá đất. (VTV.vn)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,688