357. Bình luận Pháp lý Tài chính tiêu dùng giai đoạn 2010 – 2021

(ANVI) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC  trình bày tại Hội thảo Tài chính tiêu dùng của Báo Đầu tư.

                                                                                                                  

Trong 10 năm qua, tài chính tiêu dùng phát triển rất mạnh, nhưng hành lang pháp lý thì không thay đổi nhiều, nên đã trở thành một trong những nguyên nhân cản trở hoạt động này.

1. Quy định về cho vay tiêu dùng nói chung:

1.1. Các loại hình cho vay tiêu dùng (không phải là hoạt động cấp tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010):

  • Cho vay ngang hàng: Loại hình cho vay mới:
  • Chưa có quy định điều chỉnh;
  • Nhưng không hề trái pháp luật.
  • Cho vay dịch vụ cầm đồ: Cơ bản không thay đổi:
  • Đã từng được quy định tại Điều 341 về “Cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ”, Bộ luật Dân sự năm 2015, nhưng đã không còn được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015.
  • Việc cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 326 đến Điều 340 của Bộ luật này và các văn bản pháp luật khác về hoạt động của cửa hàng cầm đồ.
  • Từ năm 2016 chỉ được quy định trong 1 điều, Điều 9 Về “Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ cầm đồ”, Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01-7-2016 của Chính phủ “Quy định Điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện”, đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 89/20198/NĐ-CP.
  • Cho vay dưới hình thức họ, hụi, biêu, phường: Cơ bản như cũ:
  • Theo quy định tại Điều 471 về “Họ, hụi, biêu, phường”, Bộ luật Dân sự năm 2015.
  • Nghị định số 19/2019/NĐ-CP ngày 19-02-2019 của Chính phủ về “Họ, hụi, biêu, phường”quy định chặt hơn 1 chút về điều kiện mở dây họ so với Nghị định số 144/2006/NĐ-CP trước kia.
  • Cho vay của cá nhân: Cơ bản không thay đổi:
  • Không thuộc 3 loại hình cho vay trên;
  • Không thể xác định được đến quy mô nào thì cần hay không cần phải đăng ký kinh doanh hay có giấy phép về hoạt động cho vay.
    • Quy định pháp luật về cho vay: Luật Các tổ chức tín dụng và Bộ luật Dân sự gần như không có thay đổi, ngoại trừ quy định về lãi suất cho vay.

2. Quy định về cho vay của các tổ chức tín dụng:

2.1. Trước năm 2017: Quy định chung là Cho vay “phục vụ đời sống” theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN.

2.2. Từ năm 2017 phân làm 2 loại hình cho vay,:

  • “Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống” của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác nói chung, trừ công ty tài chính, theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30-12-2016 của Thống NHNN và;
  • “Cho vay tiêu dùng của công ty tài chính”, theo Thông tư số 43/2016/TT-NHNN ngày 30-12-2016 của Thống NHNN “Quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính”;
  • Về bản chất đều là việc cho vay tiêu dùng giống nhau.

2.3. Số lượng công ty tài chính trong 10 năm qua gần như không thay đổi, nhiều năm gần đây và đến 31-12-2020 vẫn chỉ có 16 công ty tài chính[1], trong đó nhiều không ty không cho vay tiêu dùng.

2.4. Tuy hoạt động cho vay tiêu dùng nói chung, cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng nói riêng phát triển khá mạnh trong 10 năm qua, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Tình trạng tín dụng đen (cho vay bất hợp pháp, lãi suất bất hợp pháp và thu hồi nợ bất hợp pháp) không những không suy giảm, mà còn gia tăng một cách càng ngày ngày trầm trọng, với lãi suất thực tế lên đến hàng trăm % mỗi năm.

3. Quy định về lãi suất cho vay:

3.1. Trước năm 2017:

  • Lãi suất cho vay trong hạn: Không quá 150% lãi suất cơ bản, theo quy định tại khoản 1, Điều 476 về “Lãi suất”, Bộ luật Dân sự năm 2005.

=> Lãi suất trong hạn cao nhất trong thời kỳ này là 21%/năm vào năm 2008. Sau đó từ năm 2011 trở đi không có cơ sở pháp lý vì NHNN đã không còn công bố lãi suất cơ bản;

  • Lãi suất quá hạn: Cộng thêm lãi suất cơ bản, theo quy định tại khoản 2, Điều 305 về “Trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự”, Bộ luật Dân sự năm 2005.

Lãi suất quá hạn cao nhất trong thời kỳ này là 14%/năm vào năm 2008, còn lại phổ biến là 7 – 9%/năm.

3.2. Từ năm 2017:

  • Lãi suất trong hạn: Không quá 20%/năm, theo quy định tại khoản 1, Điều 468 về “Lãi suất”, Bộ luật Dân sự năm 2015.
  • Lãi suất quá hạn: Cộng thêm không quá 10% theo quy định tại khoản 2 Điều 357 Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền, Bộ luật Dân sự năm 2015.

3.3. Cho vay vượt trần lãi suất:

  • Đối với các tổ chức tín dụng: Không bị hạn chế (được giải thích gượng ép theo Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2017).
  • Đối với bên ngoài các tổ chức tín dụng:
  • Bị xử phạt hành chính: Phạt tiền từ 2 – 5 triệu đồng đối với hành vi “Cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay”, theo quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 11 về “Vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự”, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2013 của Chính phủ “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình”.

=> Như vậy nếu theo đúng câu chữ của quy định trên thì không xử phạt hành chính được, vì không có cơ sở pháp lý do NHNN không còn công bố lãi suất cơ bản.

  • Bị xử phạt hình sự: Cho vay với lãi suất 100%/năm trở lên + (Thu lợi từ 30 triệu trở lên hoặc Đã bị xử phạt hành chính hoặc Đã bị kết án về tội này mà chưa được xóa án tích), theo quy định tại Điều 201 về “Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”, Bộ luật Hình sự năm 2015.
  • Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị phạt hình sự với mức tiền từ 50 – 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

4. Quy định về xử lý nợ:

4.1. Quy định chung:

  • Cấm dịch vụ đòi nợ (đòi nợ thuê) không phải vì chính hoạt động này mà vì sự lợi dụng phạm pháp, theo Luật Đầu tư năm 2020;
  • Không có quy định về việc đòi nợ.

4.2. Quy định đối với biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ cho vay tiêu dùng của công ty tài chính[2]:

  • Không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng;
  • Số lần nhắc nợ tối đa 05 lần/ngày;
  • Thời gian nhắc nợ do phải trong khoảng thời gian từ 7 – 21 giờ;
  • Không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính,
  • Bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật.

4.3. Quy định về xử lý tài sản bảo đảm:

  • Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19-3-2021 của Chính phủ “Quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ” (có hiệu lực từ ngày 15-5-2021).
  • Riêng đối với với các tổ chức tín dụng: Được thu giữ tài sản bảo đảm theo quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21-6-2017 của Quốc Hội về “Thí điểm xử lý nợ xấu. của các tổ chức tín dụng”.

Hà Nội 25-3-2021    

(1.491/1.491)

—————————-

Luật sư Trương Thanh Đức

Giám đốc Công ty Luật ANVI

Tầng 2, số 1 Đinh Lễ, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

E-mail: duc.tt@anvilaw.com

FB: Trương Thanh Đức (dấu )

Web: www.anvilaw.com

ĐT: 090.345.9070

[1] https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/fm/htctctd/tctdpnh/cttc?_afrLoop=18522764320646224#%40%3F_afrLoop%3D18522764320646224%26centerWidth%3D80%2525%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Dluj1chs36_90

[2]     Điểm đ, khoản2, Điều 7 về “Quy định nội bộ”, Thông tư số 43/2016/TT-NHNN ngày 30-12-2016 của Thống NHNN “Quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính”, đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 18/2019/TT-NHNN ngày 04-11-2019.

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

436. Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài...

Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài sản công. Cố vấn: Luật...

Phỏng vấn 

4.414. Lấp lỗ hổng quản lý trong đầu tư trực...

Lấp lỗ hổng quản lý trong đầu tư trực tuyến tiền ảo, tài chính, chứng...

Trích dẫn 

3.969. Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ...

Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ xấu gia tăng nhưng tốt...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 235,664