358. Bình luận Yêu cầu sửa đổi pháp luật ngân hàng.

(ANVI) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC theo yêu cầu của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước.


1. Một số luật liên quan:

Đề nghị xây dựng các luật: Luật Ngoại hối; Luật Thanh toán (không chỉ là hệ thống thanh toán; Luật Tín dụng; Luật Bảo vệ người tiêu dùng tài chính. Lý do rất quan trọng, tránh mâu thuẫn với Bộ luật Dân sự là chỉ trái luật mới vô hiệu (vi phạm ngoại hối không vô hiệu);

2. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Nhà nước:

Đề nghị bỏ các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại các tỉnh, thành.

3. Đề nghị bỏ quy định cho phép cho vay vượt 15% vì 4 lý do:

  • Một là, đề cao nguyên tắc bảo đảm phòng ngừa rủi ro;
  • Hai là, vốn ngân hàng đã tăng hàng chục lần so với năm 2010;
  • Ba là, nền kinh tế nói chung, các dự án nói riêng không quá phụ thuộc vào vốn ngân hàng;
  • Bốn là, nếu cần thì có thể cho vay hợp vốn.

4. Lãi suất cho vay:

Đề nghị quy định rõ lãi suất ngân hàng được thoả thuận theo thị trường và chỉ bị giới hạn theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Lý do, quy định như Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành không bảo đảm cơ cơ pháp lý để vượt trần lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự.

5. Chủ thể giao dịch:

  • Đề nghị quy định rõ chỉ có cá nhân và pháp nhân được góp vốn thành lập và sở hữu phần vốn của các Tổ chức tín dụng nói chung, ngân hàng nói riêng, thay vì quy định mơ hồ, không rõ là các tổ chức được góp vốn thành lập và sở hữu vốn.
  • Chủ thể giao dịch ngân hàng: Chỉ có thể là cá nhân và pháp nhân, không thể là tổ chức không có tư cách pháp nhân, nếu không trên cơ sở phân cấp, uỷ quyền của cá nhân hoặc pháp nhân.

6. Một số từ ngữ, khái niệm:

  • Đề nghị sử dụng cụm từ “tổ chức tín dụng” cho cả tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài (giống như Luật 1997) nhằm:
  • Tránh hiểu nhầm, phải sử dụng từ ngữ dài dòng;
  • Nhiều quy định (kể cả luật) chỉ đề cập đến các tổ chức tín dụng, thiếu chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
  • Nhiều quy định lại phải giải thích tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài gọi chung là tổ chức tín dụng;
  • Khi cần phân biệt, thì có thể viết tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
  • Đề nghị xác định lại khái niệm “Tín dụng” là bao gồm cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, bao thanh toán, thay vì dùng cụm từ “cấp tín dụng”. Tức là hợp tín dụng thay cho hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng cho vay thay vì hợp đồng tín dụng (hiện nay Thông tư 39/2016 sử dụng cụm từ thoả thuận cho vay là không chính xác.
  • Đề nghị sửa lại cụm từ “dư nợ cấp tín dụng” thành “số dư tín dụng”. Hiện nay quy định “Tổng mức dư nợ cấp tín dụng” tại Điều 127, Luật Các TCTD là sai (dư nợ khác số dư).
  • Đề nghị xác định lại từ “tài khoản” không chỉ sử dụng cho tài khoản thanh toán, mà cho mọi loại tài khoản.
  • Đề nghị quy định rõ, tổ chức tài chính vi mô gọi là công ty TNHH: Hiện nay Luật Các TCTD quy định “Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn”, nhưng trên thực tế lại không được gọi là công ty, mà lại gọi không hợp lý, không giống loại hình pháp lý. Ví dụ “Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình thương (TYM).
  • Đề nghị quy định tên gọi “Công ty cổ phần tài chính” thay vì “Công ty Tài chính cổ phần” cho thống nhất với hệ thống pháp luật chung.

7. Người đại diện theo pháp luật:

Đề nghị quy định cho phép nhiều người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng.

8. Đề nghị quy định trong Luật:

Việc sử dụng vốn tín dụng đúng mục đích là nghĩa vụ của khách hàng, việc kiểm tra thuộc quyền của tổ chức tín dụng, thay vì là quyền và nghĩa vụ trong Luật như hiện nay (trong khi Thông tư 39 quy định sai là chỉ là quyền), gây ra sự huy hiểm về trách nhiệm cho ngân hàng.

9. Mức chi trả bảo hiểm tiền gửi:

Cần nâng lên ít nhất là 1 tỷ đồng (thay vì 75 triệu như hiện nay).

Đồng thời quy định đến năm 2030 hoặc chậm nhất là 2035 phải là bảo toàn tiền gửi (Luật 1997 đã đặt ra vấn đề bảo toàn tiền gửi).

10. Cho vay ngang hàng:

Công nhận và khuyến khích

11. Nhiều các khác nữa.

Hà Nội 01-4-2021   

 


 

Luật sư Trương Thanh Đức

Giám đốc Công ty Luật ANVI

Tầng 02, tòa nhà Savina, số 1 Đinh Lễ, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

E-mail: duc.tt@anvilaw.com

FB: Trương Thanh Đức (dấu )

Web: www.anvilaw.com

ĐT: 090.345.9070

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.978. Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế...

Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế thu nhập cá nhân. (DĐDN)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,954