360. Kẽ hở trong bảo mật thẻ tín dụng

(KTĐT) – Xã hội càng phát triển thì việc giao dịch, mua bán bằng thẻ tín dụng ngày càng trở nên quen thuộc trong đời sống.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra hiện tượng các chủ thẻ tín dụng bị trừ tiền, dù thẻ vẫn nằm trong túi và chủ thẻ không hề có bất cứ giao dịch nào với ngân hàng! Điều này, đặt ra câu hỏi về mức độ an toàn trong việc giao dịch bằng thẻ tín dụng và trách nhiệm của ngân hàng trong việc bảo vệ ví tiền của “thượng đế” như thế nào?

Cần cẩn trọng khi giao dịch bằng thẻ tín dụng để tránh việc mất tiền oan.

Bỗng dưng… mất tiền

Một ngày đầu tháng 8, chị N.T.H. (người Hà Nội) đang ở TP Hồ Chí Minh bỗng nhận được tin nhắn thông báo từ ngân hàng về việc thẻ tín dụng của chị đã sử dụng tại một khách sạn ở Hà Nội với số tiền 200.000 đồng. Chị H. gọi điện cho ngân hàng để kiểm tra thông tin thì biết khách sạn trên đã gửi lệnh trừ tiền từ tài khoản thẻ tín dụng của chị. Kiểm tra lại thì được biết, trước đó, vào tối 3/8, sau khi dùng bữa tại nhà hàng của khách sạn, chị H. đã thanh toán tiền bằng thẻ. Lý do của việc trừ tiền được phía khách sạn đưa ra là do nhân viên sơ suất khi thanh toán đã “thu thiếu 200.000 đồng”, khách sạn có thông tin về thẻ của chị H nên đã “tự trừ số tiền trên”. Một số vụ án liên quan đến việc trộm cắp tiền trên thẻ tín dụng đã được cơ quan công an khám phá như  hai vụ khách hàng bị kẻ gian dùng CMND giả, đăng ký với nhà mạng thay đổi thông tin thuê bao và sau đó dùng số điện thoại này thực hiện các giao dịch mua hàng qua mạng từ tài khoản ở ngân hàng để lấy của hai nạn nhân hơn một trăm triệu đồng. Vụ hai đối tượng lấy được thẻ của người khác đã dùng mua hàng giá trị tới hàng trăm triệu đồng mà chủ thẻ không hề được cảnh báo…

Và mới đây nhất là trường hợp chị H.A (quận Cầu Giấy) được nhân viên bán hàng của một công ty kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng có trụ sở trên phố Lò Đúc gọi điện đến mời đăng ký thẻ thành viên với ưu đãi từ 30 – 50% cho các khách sạn, nhà hàng trong nước và quốc tế. Nhân viên bán hàng xin số thẻ tín dụng dù chị H.A từ chối sử dụng dịch vụ. Vài ngày sau, bỗng dưng chị H.A nhận được bưu phẩm có thẻ thành viên cùng hóa đơn thanh toán (của Viettinbank) từ công ty trên. Đến lúc này chị H.A mới biết nhân viên bán hàng đã tự ý sử dụng số tài khoản của chị để chuyển số tiền 3,8 triệu đồng sang tài khoản công ty. Theo chị H.A, chị chỉ cung cấp số tài khoản, ngoài ra không cung cấp mật khẩu, không đến công ty “cà” thẻ, không ký bất kỳ giấy tờ nào vậy mà họ vẫn “lấy” được tiền. Khi thắc mắc, chị được giải thích rằng công ty và ngân hàng có thỏa thuận và chỉ cần số tài khoản của khách hàng là công ty có thể thực hiện rút tiền?

Thận trọng khi giao dịch

Trao đổi về những vụ việc trên, Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật TNHH ANVI cho biết, hiện nay, có nhiều chương trình hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp trong việc phát hành và sử dụng thẻ tín dụng cũng như những sản phẩm khác gắn với tiện ích ngân hàng.

Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, sự đồng ý của khách hàng luôn là yếu tố quyết định quan trọng nhất. Về pháp lý, các bên phải lấy được chữ ký của khách hàng chấp nhận những điều kiện tham gia các giao dịch đó. Trong trường hợp khách hàng mới chỉ ngỏ ý quan tâm, chưa thể hiện rõ ý chí giao kết hợp đồng mà đã bị trừ tiền trong tài khoản thì các giao dịch đó là sai pháp luật. Luật sư Đức cũng cho rằng, trong việc thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng, cũng tồn tại vi phạm quyền lợi của khách hàng. “Kẽ hở ở đây là một khi khách hàng đã đồng ý với một giao dịch, thì thường phải chấp nhận cả điều kiện liên quan, mà theo đó phần lợi ích thường do người đưa ra “luật chơi” quyết định. Khi đã “bút sa” phải chấp nhận bí mật thông tin mà ngân hàng nắm giữ được phép chia sẻ với đối tác của ngân hàng. Do vậy, thông tin của khách hàng dường như bị lạm dụng khai thác và thậm chí là bị mua bán trôi nổi” – Luật sư Đức nhấn mạnh.

Theo Luật sư Trương Thanh Đức, Bộ luật Hình sự đã có quy định “Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác”, nhưng hiện nay cần phải bổ sung thêm loại tội phạm xâm phạm bí mật tài khoản, bí mật thông tin khách hàng.

Việc sử dụng thẻ hay “ví điện tử” là xu hướng phát triển của xã hội hiện đại. Điều đó cũng giúp Nhà nước kiểm soát, điều tiết nguồn tiền mặt chặt chẽ và hợp lý. Tuy nhiên, đối với người sử dụng dịch vụ này cũng cần cẩn trọng khi giao dịch để tránh việc bỗng dưng… mất tiền ngoài ý muốn.

Quân Hương

——————

Kinh tế đô thị 21-9-2013:

http://ktdt.vn/phap-luat/tin-tuc/2013/09/8101FF0D/ke-ho-trong-bao-mat-the-tin-dung/

(321/997)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.389. Đổi mới thể chế: Giảm thiểu can thiệp...

Đổi mới thể chế: Giảm thiểu can thiệp hành chính vào thị trường. (VNN)...

Trích dẫn 

3.903. Mở rộng phạm vi kiểm toán để dẹp nạn...

Mở rộng phạm vi kiểm toán để dẹp nạn tăng vốn ảo của doanh nghiệp. (ĐTM)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,378