363. Nợ xấu: Bán hay không cũng… vậy

(TBTC) – Nợ xấu ít hay xấu nhiều và bán hay không bán cho VAMC, thì ngân hàng vẫn phải chịu toàn bộ trách nhiệm, cũng vẫn phải trích lập 100% dự phòng, chỉ khác nhau là được trích dần trong 5 năm hay phải trích ngay một lúc.

Đây là đánh giá của Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật TNHH ANVI trong cuộc trao đổi với PV Thời báo Tài chính Việt Nam xung quanh vấn đề xử lý nợ xấu và công ty VAMC.

* Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành thông tư 19 quy định về việc mua bán và xử lý nợ xấu của Công ty quản lý tài sản (VAMC) và thông tư 20 về tái cấp vốn trái phiếu đặc biệt của VAMC. Trong đó, Thông tư 20 quy định tỷ lệ tái cấp vốn không vượt quá 70% mệnh giá trái phiếu đặc biệt. Ông đánh giá thế nào vì tỷ lệ này ?

Tỷ lệ này là khá cao và là một điều tương đối bất ngờ so với con số 40% trong Dự thảo Thông tư trước kia. Điều này thể hiện sự hỗ trợ mạnh mẽ của NHNN trong việc tháo gỡ khó khăn cho xử lý nợ xấu, đồng thời với việc hỗ trợ vốn kinh doanh cho ngân hàng thương mại (NHTM) để tiếp tục cho doanh nghiệp vay vốn.

* Ông có nhận xét gì những quy định mới được ban hành trong 2 thông tư này? Liệu điều này có giúp đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu ở các NHTM hay không?

Đương nhiên là 2 Thông tư trên có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ việc xử lý nợ xấu của các NHTM. Tuy nhiên, về cơ bản, đó mới chủ yếu là việc xử lý kỹ thuật, chuyển nợ xấu từ các “kho” riêng của NHTM về một “kho” chung của VAMC, tức là của NHNN.

Nếu chỉ dừng lại ở đó, thì về bản chất, nợ xấu vẫn nguyên là nợ xấu, chỉ tạm thời dịch chuyển địa chỉ lưu giữ. Đặc biệt, theo Thông tư, thì về cơ bản, chịu trách nhiệm cuối cùng về nợ xấu vẫn là các NHTM, chứ không “cắt đứt” được “khối u bệnh tật”. Nếu như vậy, thì có lẽ chỉ cần tuyên bố cho phép khoanh nợ, “cô lập” tại ngân thương mại thì cũng đạt kết quả tương tự như việc dịch chuyển sang VAMC.

 
Nếu chỉ dừng lại ở đó, thì về bản chất, nợ xấu vẫn nguyên là nợ xấu, chỉ tạm thời dịch chuyển địa chỉ lưu giữ.
Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật TNHH ANVI

* Theo ông, để giải quyết nợ xấu hiện nay tại các NHTM, VAMC cần những yếu tố nào? Vì có ý kiến cho rằng việc đơn thuần bơm tiền cho NHTM vay bằng hình thức trái phiếu đặc biệt không giúp giải quyết thực sự hiệu quả tình trạng nợ xấu ở các ngân hàng?

Muốn giải quyết thực sự nợ xấu thì phải giải phóng chúng ra hẳn “kho” tồn đọng của NHTM, đồng thời cũng không còn nằm trong “kho” của NHNN. Đồng tiền thực sự thu về từ việc bán nợ xấu phải là bán ra thị trường, “đánh bật” nợ xấu ra khỏi ngành ngân hàng, chuyển hẳn sang cho các công ty tư nhân và cá nhân chịu trách nhiệm.

Vì vậy, kết quả xử lý nợ xấu thật sự, thì chỉ còn trông chờ vào việc bán lại nợ xấu của VAMC hoặc ít nhất cũng phải là việc VAMC mua đứt các khoản nợ của NHTM bằng “tiền tươi, thóc thật”, tức là bằng nguồn vốn tự có của họ, chứ không phải là việc mua bán nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt, tức chỉ quy đổi tiền nợ ra giấy nợ.

* Các tiêu chí mua nợ xấu của VAMC được đánh giá là cao. Các ngân hàng muốn VAMC mua nợ thực sự xấu. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng VAMC cũng cần hạn chế rủi ro cho mình, bảo toàn vốn nhà nước nếu không công ty này cuối cùng lại ôm về toàn nợ xấu. Ông đánh giá thế nào về hai ý kiến này?

Theo tôi, cơ chế xử lý nợ xấu theo quy định này còn chưa hợp lý, chỉ là một kênh. Đối với các khoản nợ mua bằng vốn tự có của VAMC, thì đúng là cần phải đáp ứng được các điều kiện cần thiết để bảo đảm giá trị của khoản nợ và an toàn vốn cho VAMC.

Tuy nhiên, đối với phần lớn các khoản nợ, thì việc mua bán hầu như chỉ là kỹ thuật, VAMC không phải chịu trách nhiệm cuối cùng. NHTM vẫn phải quản lý, thu nợ, trích lập 100% dự phòng và chịu toàn bộ rủi ro. Vì vậy những khoản nợ an toàn, dễ mua bán, dễ xử lý nhất thì nên để cho ngân hàng tự xử lý. Những khoản nợ rất xấu thì mới thật sự cần đến vai trò của VAMC, để khoanh nợ, giãn nợ cho doanh nghiệp và hỗ trợ vốn cho ngân hàng. Vấn đề mấu chốt là, nợ xấu ít hay xấu nhiều và bán hay không bán cho VAMC, thì ngân hàng vẫn phải chịu toàn bộ trách nhiệm, cũng vẫn phải trích lập 100% dự phòng, chỉ khác nhau là được trích dần trong 5 năm hay phải trích ngay một lúc.

* Xin cảm ơn ông!

Hoàng Yến (thực hiện)

—————

Thời báo Tài chính (Tiền tệ – Bảo hiểm) 24-9-2013:

http://thoibaotaichinhvietnam.vn/tien-te-bao-hiem/no-xau-ban-hay-khong-cung%E2%80%A6-vay

(958/958)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.423. Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to...

Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to penalties? (VNN) - The leadership structure...

Trích dẫn 

3.975. “Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên...

“Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên đầu tư? (NĐT) - Được hỗ...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,164