(ANVI) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC đàm trực tuyến Báo Tiền phong.
Các quy định pháp luật đã có tác dụng rất tốt trong việc xử lý nợ xấu, tuy nhiên, chính sách vẫn có những điểm “xấu” và vẫn rất cần phải hoàn thiện để bảo đảm việc xử lý nợ xấu nói chung của nền kinh tế và nợ xấu nói riêng của ngành Ngân hàng tốt hơn.
1. Nghị quyết 42/2017/NQ-QH14:
1.1. Đánh giá tổng quan:
- Thứ nhất, Nghịquyết này được ban hàng chậm nhưng mà tốt, thể hiện qua kết quả xử lý nợ xấu. Tất nhiên, còn nguyên nhân thứ 2 của việc xử lý được nhiều nợ xấu, đó là thời gian.
- Thứ hai, qua nhiều năm, thì không có lý gì không xử lý được nợ xấu, nhất là đối với nợ có tài sản bảo đảm. Thời gian chữa lành mọi vết thương & nợ xấu.
1.2. Đánh giá cụ thể:
- Điểm sai không hợp lý lại làm được: 1/5 điều kiện: Thoả thuận thu giữ tài sản thế chấp.
- Điểm cần thiết lại không làm được: Thủ tục rút gọn (Nghị quyết 42/2017/NQ-QH14& Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐTP.
- Vấnđề then chốt, quan trọng nhất (ngoài nội dung, ngoài kỹ thuật) mà Nghị quyết 42 đã mang lại, đó là tác động đến nhận thức:
+ Được cả hệ thống chính trị và nghiệp vụ ủng hộ: Chính quyền, công chứng, đấu giá, đăng ký nhà đất,…
+ Nhận thức & sức ép đối với khách hàng & bên tài sản bảo đảm thế chấp trước vấn đề mấu chốt quan trọng nhất là: Thu giữ tài sản thế chấp. Thay vì chây ỳ, trì hoãn có lợi trước đây, thì trở thành bất lợi đối với khách hàng & người có tài sản thế chấp từ sau khi Nghị quyết 42 có hiệu lực.
2. Thông tư số 01/2020 & 03/2021/TT-NHNN:
2.1. Mục tiêu hỗ trợ là cần thiết; tác dụng trợ giúp thì tốt:
- Rất cần phải giãn, hoãn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn.
- Tác dụng không chỉ cho phía doanh nghiệp, mà đồng thời cho cả ngân hàng, rộng ra là nền kinh tế xã hội;
- Cổ phiếu ngân hàng tăng giá mạnh, thị trường chứng khoán tăng vọt cũng nhờ “công” rất lớn của 2 Thông tư này. Vậy mặt phải là “công” thì đã rõ, nhưng mặt trái thì có “tội” hay không?
2.2. Có 2 phần chính của “chính sách COVID”:
- Cho phép (nhưng gần tương đương với bắt buộc, hay tính chất bắt buộc cao): Các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ => Tiếp tục cho vay, thực chất là hạ chuẩn cho vay. Nếu 2 Thông tư không cho phép thì ngân hàng không được làm.
- Khuyến khích (không bắt buộc, hay tính chất bắt buộc thấp): Các tổ chức tín dụng hỗ trợ khách hàng bằng các chính sách ưu đãi, trong đó có thoả thuận miễn, giảm lãi, phí, phạt,… Nếu 2 Thông tư không cho phép thì ngân hàng vẫn được làm.
- Hỗ trợ chính doanh nghiệp trên thực tế đã được đẩy vào vai của ngân hàng. Điều này cũng tốt thôi, nhưng mà không đúng hướng.
- Tuy nhiên, lại có nguy cơ dẫn đến sai bản chất, thực chất:
- Nợ xấu phải là nợ xấu & vẫn là nợ xấu, vì không có lý do gì để tốt lên, để thành nợ tốt. Nợ xấu của ngành Ngân hàng bây giờ cần chú thích trừ nợ COVID.
- Về bản chất là việc xử lý tạm khoanh nợ, tạm thời được miễn trách, tạm thời không áp dụng “chế tài” xấu; để hỗ trợ cả 2 phía doanh nghiệp & ngân hàng.
2.3. Tuy nhiên xử lý như 2 Thông tư thì có nguy cơ gây nhầm lẫn, chủ quan, đánh giá không đúng bản chất, tính chất của nợ xấu, dẫn đến nguy cơ rất lớn cả về chất lượng tín dụng trong tương lai gần cũng như ý thức tuân thủ pháp luật.
- Nguy cơ xoá mất thành quả, công sức nhiều năm yêu cầu thực hiện phân loại nợ đúng; thực hiện đúng về tích lập & sử dụng dự phòng, đánh giá đúng chất lượng tín dụng, xác định đúng tình trạng rủi ro.
3. Đề xuất, kiến nghị:
3.1. Nghị quyết 42:
- Sửađổi, triển khai, hiện thực hoá thủ tục rút gọntheo Nghị quyết 42 & 03 cho các khoản nợ xấu cho vay từ 15-8-2017 các khoản nợ xấu phát sinh sau ngày 15-8-2022.
- Cần phải tiếp tục kéo dài hiệu lực Nghị quyết 42. Tốt nhất là nâng lên thành luật & áp dụng cho đến khi nào Hệ thống Toà án thực sự giải quyết được một cách nhanh chóng yêu cầu đòi nợ của ngân hàng, không chỉ riêng thủ tục rút gọn.
- Quyđịnh rõ ràng hơn, cụ thể hơn, hợp lý hơn, khả thi hơn.
- Giờ không làm ngay thì lại không kịp.
3.2. Thông tư 42:
- Giữ nguyên nhóm nợ, giữ nguyên nợ xấu để đánh giá đúng chất lượng tín dụng, nhất là chưa xác đinh được khi nào hết dịch. Và dù có hết dịch thì cũng còn tiếp tục khó khăn rất lâu nữa;
- Đồng thời cho phép áp dụng các cơ chế tương tự như hiện nay.
3.3. VAMC:
- Xem xét giảm thiểu, tiến tới bỏ cơ chế mua bán nợ “kỹ thuật”, thay bằng cơ chế “khoanh nợ”.
3.4. Chính sách khác:
- Khôi phục cơ chế pháp lý “khoanh nợ”, trước đây đã từng được thực hiện trong ngành Ngân hàng, hiện nay vẫn đang áp dụng đối với việc xử lý nợ quốc gia và một số lĩnh vực như cho vay nông nghiệp, nông dân, nông thôn; cho vay của các Quỹ Đầu tư phát triển địa phương;
- Đặt ra cơ chế cho phép xoá nợ gốc nói chung, trong trường hợp xử lý nợ xấu nói riêng. Hiện nay, ngân hàng thương mại là doanh nghiệp nhà nước không dám làm, còn các. tổ chức tín dụng phi nhà nước vẫn làm thì không có cơ sở pháp lý.
Hà Nội 23-6-2021.
Luật sư Trương Thanh Đức
ĐC: Công ty Luật ANIVI, tầng 2, toà nhà Savina, số 1 Đinh Lễ, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, HN
E-mail: duc.tt@anvilaw.com
FB: Trương Thanh Đức (www.facebook.com/LSTruongThanhDuc)
Web: www.anvilaw.com
ĐT: 090.345.9070