366. Ngân hàng kêu khó hợp tác với VAMC 

(DDK) – Tuần đầu tháng 7, Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng VAMC chính thức hoạt động. Ngày 26-6, Hiệp hội Ngân hàng họp góp ý đối với dự thảo “Thông tư quy định về việc mua, bán, xử lý nợ xấu của VAMC”.

Khi đi vào hoạt động, sức mạnh của VAMC được kỳ vọng lớn. VAMC có quyền yêu cầu TCTD bắt buộc phải bán nợ. Nếu các TCTD có nợ xấu từ 3% trở lên không bán nợ cho VAMC thì NHNN sẽ vào cuộc thanh tra một phần hoặc toàn diện. Sau thanh tra, nếu phát hiện ra TCTD cố tình giấu nợ thì đầu tiên là buộc TCTD đó phải bán nợ, tiếp đến NHNN cũng có thể yêu cầu TCTD phải tăng vốn điều lệ; phải áp dụng một số tỷ lệ an toàn cao hơn quy định; có giới hạn tăng trưởng tín dụng; hạn chế hoạt động, chia cổ tức, cổ phần, chuyển nhượng tài sản và tái cơ cấu bắt buộc.

Tuy nhiên, phần lớn các ngân hàng đều than rằng, với cơ chế hoạt động của VAMC, ngân hàng rất khó hợp tác để xử lý “cục máu đông” nợ xấu.

Đại diện Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Agribank cho biết, Theo quy định, khoản nợ xấu được VAMC mua đối với khách hàng cá nhân không thấp hơn 1 tỷ đồng. Trong khi đó đặc thù khách hàng của Aggribank là khách hàng cá nhân, hộ sản xuất với khoản vay từ 1 tỷ đồng trở lên “hiếm như lá mùa thu”. Nếu như VAMC chỉ mua lại khoản nợ xấu trên 1 tỷ đồng thì Agribank sẽ không xử lý được khoản nợ xấu từ hộ sản xuất kinh doanh. Do đó, theo vị đại diện nên điều chỉnh tỷ lệ mua nợ xuống. Theo quy định, một trong những khoản nợ đủ điều kiện để được mua là có tài sản bảo đảm, trong đó không dưới 65% tổng giá trị tài sản bảo đảm là bất động sản, bao gồm cả bất động sản hình thành trong tương lai.

Thế nhưng ông Bùi Minh Khải – Giám đốc ban Pháp chế Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thẳng thắn nói, trong trường hợp là giá trị tài sản đảm bảo thì giá trị đó căn cứ trên cơ sở nào, giá khi TCTD định giá để cho vay hay VAMC định giá lại là phải làm rõ khi đưa ra chỉ số 65% này.

Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI nêu ý kiến, VAMC khi thành lập và đi vào hoạt động, thì nghiệp vụ chính là xử lý, mua bán những khoản nợ xấu thực sự, do đó, nếu vì quy định của VAMC quá ngặt nghèo. VAMC chỉ mua khoản nợ đủ điều kiện có tài sản bảo đảm không dưới 65% tổng giá trị tài sản bảo đảm thì nhiều khoản nợ của ngân hàng không đủ điều kiện để mua bán. Từ đây tạo ra 2 nguy cơ, hoặc bên có nợ từ chối không bán, hoặc bên mua nợ từ chối không mua, và vin vào đó, 2 bên có thể bị bắt buộc mua bán mà không nhất thiết phải thỏa thuận, “thông đồng” với nhau thì cũng đồng nghĩa khoản nợ xấu không bao giờ giải quyết được.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố tỷ lệ nợ xấu mới nhất là 4,65%. Như vậy, chỉ cần giải quyết 1,65% nợ xấu, thì đã đưa được nợ xấu về mức an toàn (3% tổng dư nợ)? Bình luận cụ thể, ông Đức nói, chưa chắc số 1,65% này có thể giải quyết được, vì việc mua bán là tự nguyện. Phần tự nguyện không dành cho thị trường vì nếu làm được, các đơn vị liên quan đã làm từ khi có công ty mua bán nợ của Bộ Tài chính, không cần đến lúc hình thành VAMC. “Theo quan sát của tôi, hình như chưa có khoản nào được bán thật. Còn yếu tố bắt buộc có thể khiến cho thỏa thuận giữa bên mua, bên bán được hình thành, nên cũng không dễ dàng”, ông Đức nói.

 

Thúy Hằng

—————-

 Đại Đoàn kết 27-6-2013:

http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1372&Style=1&ChiTiet=66210

 

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.423. Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to...

Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to penalties? (VNN) - The leadership structure...

Trích dẫn 

3.975. “Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên...

“Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên đầu tư? (NĐT) - Được hỗ...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,156