367. Bình luận về Đề xuất lập Quỹ 300K tỷ của các ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp vay.

(ANVI) – Tham luận Hội thảo trực tuyến PLD của  TTV VIAC – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Hà Nội 16-9-2021.


1. Nhận xét về tính khả thi:

1.1 Cơ chế hỗ trợ cần phải bám vào quy định tại khoản 1, Điều 7 về “Quyền tự chủ hoạt động”, Luật Các Tổ chức tín dụng năm 2010 quy định như sau:

“1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Không tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.

1.2. Do đó, đề xuất lập Quỹ cho vay của TS Nguyễn Trí Hiếu, lấy từ nguồn vốn huy động không kỳ hạn của các ngân hàng thương mại, để cho vay với lãi suất thấp là thiếu cơ sở pháp lý, khó cơ sở thực tế & hoàn toàn không khả thi.

1.3. Về nguồn vốn, không thể phân biệt nguồn nào với nguồn nào, không thể phân biệt đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương, mà giá vốn phải tính bình quân, chứ không thể cho rằng lấy từ nguồn bằng không hay giá rẻ. Nếu như vậy, thì các khoản đã cho vay không giảm được lãi suất và các khoản cho vay mới khác sẽ lại phải tăng lãi suất đề bù vào.

1.4. Giải pháp đó chỉ hợp lý trong trường hợp thiếu nguồn vồn, thì cần phải lập quỹ, cần huy động vốn của nhiều ngân hàng. Nhưng bây giờ ngân hàng đang và sẽ thừa vốn, không cho vay được, hay nói đúng hơn là thiếu điều kiện an toàn & hiệu quả để cho vay.

1.5. Do đó lập Quỹ sẽ càng rủi ro hơn và càng khó cho vay hơn, sẽ hỏng, vì cha chung, chỉ là nguồn. Hàng tỷ USD huy động bằng 0% mà lãi suất cho vay đâu có rẻ), còn cho vay & chịu trách nhiệm thì vẫn cụ thể từng ngân hàng.

1.6. Quỹ Bảo lãnh tín dụng của các địa phương và Bảo lãnh tín dụng của Ngân hàng phát triển đã 20 năm rồi, nhưng thất bại, vì tốn kém, rắc rối, phức tạp hơn. Sai từ thiết kế chính sách.

1.7 Nghe có vẻ hợp lý, hợp tình, ngon lành như thế, sẽ gây ảo tưởng cho doanh nghiệp, cho công chúng, mà không làm được, thì sẽ ảnh hướng xấu đến niềm tin với đất nước nói chung & ngành Ngân hàng nói riêng.

1.8. Cỡ trên 70% nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp bằng vốn vay ngân hàng, thìngân hàng cũng sống và chết, cũng ăn và tiêu (tiêu đời) với tử lệ tương tự như thế của nền kinh tế. Cho vay thế chấp còn chết cay chết đắng, nếu lại là cho vay “tín chấp” (không có tài sản bảo đảm) thì không bao giờ, trừ trường hợp vẫn quay lại cái gốc là khoản vay khả thi, hiệu quả & an toàn. Cho vay tín chấp thì mới chỉ giải quyết được 1/6 vấn đề, hay 1/2 từ “an toàn”: Bỏ qua ½ nguy cơ mất an toàn do thất thoát tiền bạc của ngân hàng, được ½ an toàn pháp lý về trách nhiệm cá nhân, không bị tù tội. Việc này không vướng gì pháp luật. Nhưng kể cả có cơ sở pháp lý như Nghị quyết của Quốc hội bắt buộc lập Quỹ cho vay theo đề nghị, thì 99,99% cũng không nhìn thấy thành công.

2. Giải pháp & kiến nghị:

2.1. Việc hỗ trợ cho vay của ngân hàng thương mại do họ quyết định, hoàn toàn không lập Quỹ cho vay của các ngân hàng, vì lý do trên.

2.2. Việc hỗ trợ của Nhà nước thì phải lấy từ các nguồn tiền Nhà nước, gọi là cơ chế Tam ngân: Ngân sách Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước & Ngân hàng chính sách: Ngân hàng Phát triển và NH Chính sách xã hội, nhưng ngay cả việc đó cũng không khả thi, vì ngân sách cạn kiệt mất rồi.

2.3. Tuy nhiên, cũng không nên lập Quỹ bảo lãnh tín dụng quốc gia trực tiếp từ nguồn ngân sách, mà phải thông qua cơ chế khác, vì trực tiếp thì khác nào Nhà nước bảo lãnh cho doanh nghiệp, sai lầm đấy giờ đã bị chấm dứt nhiều năm nay rồi, chỉ trừ trường hợp ngoại lệ đặc biệt.

2.4. Đồng tình với đề xuất của TS Lê Xuân Nghĩa, cần thay đổi cơ chế hoạt động của các Quỹ bảo lãnh vay vốn hiện hành. Còn ngân hàng lâu nay rất “sợ” nhận bão lãnh của Ngân hàng Phát triển để cho vay. Nếu bảo lãnh vô điều kiện đúng nghĩa, đơn giản, không tài sản bảo đảm, thì ngân hàng thương mại sẽ tranh nhau cho vay, chứ không cần gì đến việc phải có hay không có Quỹ 300K tỷ của các ngân hàng. Nhưng thay đổi điều này sẽ phải cần nhiều năm và khó tựa lên giời.

—————————–

ĐC: Công ty Luật ANVI, tầng 2, Tòa nhà Savina, số 1 Đinh Lễ, phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, HN

E-mail: duc.tt @anvilaw.com

FB: Trương Thanh Đức (dấu tích xanh)

Web: www.anvilaw.com

ĐT: 090.345.9070367. 

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

436. Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài...

Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài sản công. Cố vấn: Luật...

Phỏng vấn 

4.414. Lấp lỗ hổng quản lý trong đầu tư trực...

Lấp lỗ hổng quản lý trong đầu tư trực tuyến tiền ảo, tài chính, chứng...

Trích dẫn 

3.969. Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ...

Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ xấu gia tăng nhưng tốt...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 235,609