369. Nhiều vướng mắc pháp lý trong hoạt động tín dụng

(VOV.vn) – Các ý kiến cho rằng, hệ thống pháp luật hiện đang chồng chéo, mâu thuẫn, phức tạp, và chậm có văn bản hướng dẫn.

Sáng 4/7, tại Hà Nội, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề “Vướng mắc pháp lý trong hoạt động của các Tổ chức tín dụng”. Buổi tọa đàm nhằm giúp các hội viên thống nhất nhận thức, phòng tránh rủi ro và tìm giải pháp khắc phục những vướng mắc pháp lý trong hoạt động của các Tổ chức tín dụng (TCTD) đồng thời kiến nghị hoàn thiện pháp luật liên quan.

Tại buổi tọa đàm, nhiều đại biểu cho rằng, hoạt động của các TCTD hiện nay phải tuân thủ quá nhiều quy định của pháp luật vì liên quan đến hầu hết mọi lĩnh vực, ngành nghề. Trong khi đó hệ thống pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn, phức tạp, và chậm có các văn bản hướng dẫn.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI – Chủ nhiệm câu lạc bộ pháp chế ngân hàng – Hiệp hội Ngân hàng cho biết: “Có những quy định có thông tư hướng dẫn, nếu là tiền gửi sẽ được khuyến khích cộng thêm lãi suất, nhưng khi cho vay sẽ bị thanh tra bắt lỗi vì không được nhập lãi vào gốc. Thực tế rất nhiều quy định cấm nhưng vẫn được thực hiện hoặc không cấm gì nhưng lại bị bắt lỗi”.

Những nội dung được nhiều đại biểu tập trung phân tích tại buổi tọa đàm là nguyên tắc xử lý tài sản đảm bảo tiền vay, thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản, thủ tục xử lý tài sản đảm bảo là quyền đòi nợ…

Bà Lê Thu Hiền – Trưởng phòng pháp chế – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương (Vietcombank) cho biết: Trên thực tế, vẫn có trường hợp một tài sản bảo đảm được thế chấp cùng lúc tại nhiều TCTD khác nhau, với thời hạn vay dài ngắn khác nhau. Mặc dù, việc xây dựng thông tư liên bộ về hỗ trợ xử lý tài sản bảo đảm đã được thực hiện, nhưng điểm khó nhất vẫn là việc cưỡng chế tài sản bảo đảm.

“Các quy định về tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm đến bây giờ không phải là ít nhưng thực tế là liên quan đến nhiều ngành nhiều cấp các bộ và nhiều cơ quan khác nhau và cứ quy định của cơ quan này lại bị quy định của cơ quan khác hạn chế đi”, bà Lê Thu Hiền nói.

Một số đại biểu đề nghị các cơ quan chức năng sửa đổi Bộ luật dân sự và Nghị định 163 của Chính phủ theo hướng quy định rõ việc giải quyết hậu quả pháp lý đối với việc bên thế chấp bán tài sản thế chấp trái với thỏa thuận.

Cũng tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã thảo luận, phân tích những vướng mắc pháp lý trong hoạt động của các TCTD như giấy phép hoạt động của các ngân hàng, lợi hại của trần lãi suất huy động, việc đảo nợ bị cấm hay phải thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và kinh nghiệm của một số nước về vấn đề này.

Các đại biểu cũng kiến nghị, đề xuất để hoàn thiện pháp luật về giao dịch bảo đảm và thảo luận sửa đổi quy chế tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ pháp chế ngân hàng./.

Văn Hiếu/VOV – Trung tâm tin

—————-

VOV.vn 04-7-2013:

http://vov.vn/Kinh-te/Tai-chinh/Nhieu-vuong-mac-phap-ly-trong-hoat-dong-tin-dung/269416.vov

(79/613)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.390. Cải cách thể chế bắt đầu từ con người.

Cải cách thể chế bắt đầu từ con người. (VNN) - Thể chế sai không thể...

Trích dẫn 

3.908. Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản...

Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản di động" đẩy giá đất. (VTV.vn)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,738