370. Bình luận quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 đối với thành viên độc lập Hội đồng quản trị.

(ANVI) – Theo đề nghị của VCCI, Công ty Luật TNHH ANVI xin bình luận quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 vàpháp luật liên quan đối với thành viên độc lập Hội đồng quản trị như sau:

1. Quy định về điều kiện của thành viên độc lập Hội đồng quản trị:

1.1. Điểm b, khoản 2, Điều 155 về “Cơ cấu tổ chức, tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị”, Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định như sau: Thành viên độc lập Hội đồng quản trị phải có một trong các tiêu chuẩn và điều kiện là “Không phải là người đang hưởng lương, thù lao từ công ty, trừ các khoản phụ cấp mà thành viên Hội đồng quản trị được hưởng theo quy định”.

Quy định trên cũng đã có trong điểm b, khoản 2, Điều 50 về “Tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý, người điều hành và một số chức danh khác của tổ chức tín dụng”, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017) và quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 151 về “Cơ cấu, tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị”, Luật Doanh nghiệp năm 2014.

1.2. Quy định “đang hưởng lương, thù lao từ công ty” chỉ là điều kiện của người trước khi trở thành một thành viên độc lập Hội đồng quản trị, chứ không phải là khi đã trở thành một thành viên độc lập thì không được “hưởng lương, thù lao từ công ty”. Do đó, khi đã là thành viên độc lập Hội đồng quản trị, mới được hưởng thù lao thì không phạm luật và không thuộc trường hợp “đương nhiên không còn là thành viên độc lập Hội đồng quản trị” theo quy định tại khoản 3, Điều 155 về “Cơ cấu tổ chức, tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị”, Luật Doanh nghiệp năm 2020.

2. Quan hệ giữa công ty với thành viên độc lập Hội đồng quản trị:

2.1. Thành viên Hội đồng quản trị nói chung, thành viên độc lập nói riêng, là người quản lý công ty theo quy định tại khoản 24, Điều 4 về “Giải thích từ ngữ”, Luật Doanh nghiệp năm 2020, nhưng không phải là người lao động theo quy định tại khoản 1, Điều 3 về “Giải thích từ ngữ” và Điều 13 về “Hợp đồng lao động”, Bộ luật Lao động năm 2019. Vì vậy, công ty sử dụng thành viên độc lập Hội đồng quản trị cũngkhông phải là người sử dụng lao động.

2.2. Thành viên Hội đồng quản trị được Đại hội đồng cổ đông bầu, miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm, chứ không phải do công ty hay người đại diện theo pháp luật của công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm hay kỷ luật lao động theo quy định tại khoản 2, Điều 3 về “Giải thích từ ngữ” và Điều 124 về “Hình thức xử lý kỷ luật lao động”, Bộ luật Lao động năm 2019. Việc điểm đ, khoản 2, Điều 155 về “Cơ cấu tổ chức, tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị”, Luật Doanh nghiệp năm 2020 sử dụng từ “bổ nhiệm” trong cụm từ “trừ trường hợp được bổ nhiệm liên tục 02 nhiệm kỳ” là không chính xác. Ngoài ra, việc cho phép thành viên độc lập đảm nhiệm 2 nhiệm kỳ cũng là vi phạm chính nguyên tắc cơ bản đặt ra đối với vai trò thành viên độc lập.

2.3. Do vậy thành viên Hội đồng quản trị nói chung, thành viên độc lập nói riêng, chỉ không hưởng chế độ tiền công, tiền lương như đối với người lao động, nhưng có thể được hưởng mọi chế độ thù lao, tiền thưởng, phụ cấp và lợi ích khác.

3. Mức thù lao và việc tham gia bảo hiểm xã hội đối với thành viên độc lập Hội đồng quản trị:

3.1. Vì không tồn tại quan hệ lao động và tiền lương giữa công ty với thành viên Hội đồng quản trị, nên haibên không phải ký hợp đồng lao động. Cũng vì vậy, các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận khoản “thù lao” cao hơn, bằng hay thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của pháp luật lao động.

3.2. Thành viên Hội đồng quản trị nói chung, thành viên độc lập nói riêng, trong trường hợp làm việc theo chế độ chuyên trách (làm chính) cũng có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên, điểm h, khoản 1, Điều 2 về “Đối tượng áp dụng”, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2016, 2018 và 2019) lại quy định: Chỉ người lao động là “người quản lý doanh nghiệp” và “có hưởng tiền lương”, mới thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tức là nếu cứ theo đúng quy định này, thì thành viên Hội đồng quản trị chỉ hưởng thù lao sẽ không thuộc đối tượng được tham gia bảo hiểm xã hội. Trên thực tế thì các thành viên này vẫn tham gia bảo hiểm xã hội, nhưng trong một số trường hợp có thể phải “tạo thêm” giấy tờ cần thiết.

Trân trọng!

—————

Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2021

967/967)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

436. Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài...

Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài sản công. Cố vấn: Luật...

Phỏng vấn 

4.414. Lấp lỗ hổng quản lý trong đầu tư trực...

Lấp lỗ hổng quản lý trong đầu tư trực tuyến tiền ảo, tài chính, chứng...

Trích dẫn 

3.969. Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ...

Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ xấu gia tăng nhưng tốt...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 235,609