370. Tạo sự công bằng về trần lãi suất cho vay giữa TCTD và phi tín dụng

(TCT) – Nhiều vướng mắc pháp lý trong hoạt động của các TCTD đã được các đại biểu đưa ra tại buổi Tọa đàm do Hiệp hội ngân hàng Việt Nam tổ chức vào ngày 4/7, trong đó, vướng mắc xung quanh mức lãi suất cơ bản 9%  được xem là có ý nghĩa pháp lý quan trọng tác động tất cả cả các giao dịch kinh tế, dân sự liên quan đến lãi suất và thanh toán.

 

Lãi suất được quy định theo Điều 476, Bộ luật Dân sự năm 2005 không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố. Theo Điều 9, Luật NHNN năm 1997 thì “lãi suất cơ bản là lãi suất do NHNN công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh”. Lãi suất cho vay của các ngân hàng sau đó được xác định xoay quanh lãi suất cơ bản. Từ năm 2000 đến  nay lãi suất được quy định cao nhất 14% vào năm 2008 và thấp nhất là 7% vào năm 2009. 

Tuy nhiên, từ tháng 10/2010 đến nay, con số này được giữ nguyên ở mức 9%. Theo luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI Chủ nhiệm CLB Pháp chế Ngân hàng, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, tình trạng  này đã dẫn đến việc vượt giới hạn của các ngân hàng. Cụ thể, chỉ áp dụng quy định về giới hạn lãi cho vay không qúa 150% trong một thời gian ngắn, các ngân hàng đã “thoát” dần một số lĩnh vực, kể từ ngày 1/2/2009(Thông tư số 01/2009/TT – NHNN) và “ly khai” hẳn giới hạn này kể từ ngày 14/4/2010 (Thông tư số 12/2010//TT – NHNN), ngoài các lĩnh vực như nông nghiệp, nông thôn, thực hiện phương án, dự án hàng SXKD hàng xuất khẩu,…là có thể vay vốn ưu đãi không quá 11%/năm, còn lại các ngân hàng thương mại có thể cho vay vượt quá 150%, thậm chí cao hơn cũng được cấp phép. Vì vậy mới có tình trạng, trong khi lãi suất vay mượn tối đa bên ngoài chỉ được phép không quá 13%, thì lãi suất cho vay của các TCTD lên đến 72%/năm. Trên thực tế trong khi lãi suất huy động ngắn hạn dưới 12 tháng biến động từ 7,5% đến 14%/năm thì lãi suất cơ bản vẫn “bất biến” 9%/năm. 

 

Trong khi đó, nhiều vụ việc liên quan đến tòa án, hợp đồng kinh doanh, thương mại,  giao kết dân sự vẫn bị chi phối bởi  lãi suất cơ bản này. Chính do mức lãi suất quá thấp, nên vay tiền ngân hàng với lãi suất vượt quá 150% lãi suất cơ bản, tức là cao hơn 13,5%/năm theo Luật sư Đức là “bất hợp pháp, ra tòa sẽ bị bác bỏ, ngành thuế cũng không chấp nhận hạch toán vào chi phí hợp lệ, hợp pháp để tính thuế TNDN”. Giới hạn  lãi suất cho vay không quá 13,5%/năm và lãi suất phạt không quá 9%, theo ông  Đức sẽ “khuyến khích việc chây ỳ trả nợ, vì càng để lâu càng có lợi về tiền bạc”. Như vậy, đồng nghĩa với việc nhiều người sẽ bỏ qua các cam kết, coi thường phán quyết của tòa để vi phạm pháp luật.

 

Trước bất cập gây nhiều mâu thuẫn này, nhiều đại biểu đã kiến nghị và thống nhất với ý kiến Luật sư Đức đưa ra. Về lâu dài không thể không điều chỉnh tỷ lệ 150% như phân tích trên, nhưng trước mắt cần phải ấn định mức lãi suất cơ bản tương đương với lãi suất cho vay thông thường của ngân hàng thương mại. Như vậy, lãi suất cơ bản trong năm ngoái là không thể thấp hơn 18% và hiện nay ít ra cũng phải là 12%.

Thu Vân

—————-

Tạp chí Thuế 05-7-2013:

 

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.423. Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to...

Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to penalties? (VNN) - The leadership structure...

Trích dẫn 

3.975. “Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên...

“Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên đầu tư? (NĐT) - Được hỗ...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,164