3747. Hoàn thiện khung pháp lý cho giao dịch điện tử

(VOV2) – Sau 16 năm thực hiện, Luật Giao dịch điện tử 2005 đang bộc lộ nhiều bất cập, cần sửa đổi bổ sung để hoàn thiện khung pháp lý cho các giao dịch điện tử, làm tiền đề thực hiện chuyển đổi các hoạt động từ môi trường thực sang môi trường số.

Luật Giao dịch điện tử (GDĐT) đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2006. Luật GDĐT được xem là luật khung, quy định những vấn đề kỹ thuật, đặc thù phát sinh trên môi trường điện tử.

Sau 16 thực hiện, Luật Giao dịch điện tử và các luật chuyên ngành khác tạo hành lang pháp lý hỗ trợ mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy GDĐT, góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế-xã hội, đưa ứng dụng khoa học, công nghệ vào cải cách hành chính. Mặc dù có những đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, tuy nhiên, trước bối cảnh công nghệ thay đổi nhanh chóng, Luật GDĐT 2005 vẫn bộc lộ một số vấn đề tồn tại, hạn chế cần phải được điều chỉnh và thay đổi

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng: Luật GDĐT hiện nay chưa quy định rõ ràng về thông điệp dữ liệu an toàn và chữ ký điện tử bảo đảm mức độ an toàn, dẫn đến sự lo ngại, thiếu tin tưởng của các bên khi tham gia giao dịch điện tử. Luật còn thiếu quy định về định danh, xác thực điện tử, dẫn tới hạn chế trong xác định trách nhiệm pháp lý của các bên liên quan trong giao dịch điện tử…

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI

Ngoài ra, các giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước, giữa các cơ quan nhà nước với nhau và với doanh nghiệp, người dân chưa được quy định rõ. Chẳng hạn nhiều tỉnh thành hiện nay sử dụng mạng xã hội Zalo để giao dịch với người dân và doanh nghiệp thì sử dụng cho dịch vụ nào, đến mức độ nào và trên cơ sở pháp lý nào?

Đi vào từng loại giao dịch cụ thể thì Luật hiện hành vẫn còn thiếu các quy định cần thiết để bảo đảm cơ cơ pháp lý để bảo đảm tính xác thực và an toàn cao. Ví dụ như không chỉ đơn thuần là trao đổi giao dịch thông qua chữ ký điện tử, mà còn các loại giao dịch trực tuyến như công chứng giấy tờ giao dịch online, mở tài khoản online để giao dịch chuyển tiền, rút tiền, thanh toán,… Không chỉ ứng dụng công nghệ cao, hiện đại, mới nhất, như blockchain mà giải quyết cả những vấn đề đơn giản xảy ra hằng ngày trong cuộc sống như giao dịch trên mạng xã hội như Facebook, youtube, google,…”

Những giao dịch như vậy hoàn toàn có thể thực hiện được và đã bắt đầu diễn ra trên thực tế, vẫn bảo đảm tính pháp lý, được thừa nhận, công nhận, kể cả khi cần bằng chứng để chứng minh với Toà án hay cơ quan chức năng khác.

Theo luật sư Trương Thanh Đức, đây là những vấn đề rất quan trọng, liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người dân, doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước, nên cần phải được quy định trong luật, thay vì mới chủ yếu quy định trong thông tư, nghị định chuyên ngành.

Các hoạt động phổ biến của giao dịch điện tử hiện nay bao gồm việc mua bán sản phẩm, thanh toán hóa đơn, đặt hàng, quảng cáo sản phẩm, giao hàng,… trên nền tảng điện tử. Thậm chí ngày nay khi giao dịch mua bán nhà đất với số tiền lớn cũng đều dùng đến giao dịch điện tử thông qua các ngân hàng. Rõ ràng điều này đòi hỏi chúng ta phải xây dựng một khung hành lang giao dịch điện tử chặt chẽ hơn và phù hợp với tình hình thực tiễn.

Để có thể tạo khung hành lang pháp lý phù hợp hơn với sự phát triển của xã hội trong bối cảnh ứng dụng công nghệ 4.0, Bộ Thông tin và Truyền thông đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) nhằm xây dựng một Luật thống nhất, tạo một hành lang pháp lý hoàn thiện để thực hiện chuyển đổi các hoạt động từ môi trường thực sang môi trường số trong tất cả các ngành, lĩnh vực.

Trong dự thảo lần này của Bộ Thông tin và Truyền thông đề cập đến tính bảo mật của thực thể giao dịch điện tử. Đây là việc đảm bảo thông tin trong thực thể giao dịch điện tử đó không bị rò rỉ hay đánh cắp, điều này liên quan đến việc bảo mật thông tin của chủ thể thực hiện giao dịch điện tử. Thông tin chỉ được phép truy cập bởi những người có thẩm quyền.

Bên cạnh đó, một nội dung quan trọng được đề cập trong Dự thảo lần này là chữ ký điện tử và chứng thư điện tử để sử dụng như giấy chứng nhận, văn bằng, chứng chỉ và các giấy tờ khác ở dạng điện tử có mục đích chứng nhận, xác nhận, công nhận.

Chữ ký điện tử, có nhiều hình thức như chữ ký số (Luật hiện hành chỉ nói đến “chữ ký điện tử”, mà chưa nhắc đến “chữ ký số”); nhận dạng chữ viết tay, nhận dạng sinh trắc học, nhận dạng giọng nói,… đều là thông điệp dữ liệu, được dự thảo Luật quy định có giá trị pháp lý như văn bản.

Mời quý vị nghe toàn bộ trao đổi của phóng viên VOV2 với luật sư Trương Thanh Đức về vấn đề hoàn thiện khung pháp lý cho giao dịch điện tử:

Thu Hằng

——————-

VOV2 (30 phút cùng VOV2) trực tiếp 12-5-2022:

https://vov2.vov.vn/phap-luat/hoan-thien-khung-phap-ly-cho-giao-dich-dien-tu-34361.vov2

https://www.youtube.com/watch?v=KdMCi9WBtw0

(18 phút, ngồi từ Học viện Tư pháp)

————

Kịch bản:

Chương trình 30 phút cùng VOV2

Phát sóng: 17h00, thứ Ba ngày 26/04/2022

Duyệt chương trình:

Hành lang pháp lý cho giao dịch điện tử

Dẫn: Thưa quý vị và các bạn!

            Luật Giao dịch điện tử (GDĐT) đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2006. Luật GDĐT được xem là luật khung, quy định những vấn đề kỹ thuật, đặc thù phát sinh trên môi trường điện tử. Tuy nhiên để có thể tạo khung hành lang pháp lý phù hợp hơn với sự phát triển của xã hội trong bối cảnh ứng dụng công nghệ 4.0, Bộ Thông tin và Truyền thông đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) nhằm nhằm xây dựng một Luật thống nhất, tạo một hành lang pháp lý hoàn thiện để thực hiện chuyển đổi các hoạt động từ môi trường thực sang môi trường số trong tất cả các ngành, lĩnh vực.

Dẫn: Hành lang pháp lý cho giao dịch điện tử là một quy định rất cần thiết, đây cũng là chủ đề được chúng tôi đưa ra bàn luận trong tiết mục “ Chuyện hôm nay”.

Xin được trân trọng giới thiệu khách mời của chương trình là luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI . Xin được cảm ơn luật sư đã tham gia chương trình của chúng tôi ngày hôm nay.

Khách mời: Xin chào quý vị thính giả Đài TNVN.

# 1. BTV: Thưa luật sư Trương Thanh Đức. Giao dịch điện tử, là cách thức tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh thông qua các phương tiện điện tử, nó có thể là những giao dịch liên quan đến nhiều lĩnh vực như kinh doanh buôn bán, ngân hàng. Trong đó hiện nay giao dịch thương mại điện tử là hình thức mua bán sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ trên internet và các phương tiện điện tử khác. Hình thức giao dịch này hiện rất phổ biến và được nhiều người sử dụng. Mời luật sư Trương Thanh Đức cùng quý vị thính giả nghe PA sau:

30 phút: Phản ánh

# 2.BTV: Sau gần 15 năm thực hiện, Luật Giao dịch điện tử và các luật chuyên ngành khác tạo hành lang pháp lý hỗ trợ mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy GDĐT, góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế-xã hội, đưa ứng dụng khoa học, công nghệ vào cải cách hành chính. Mặc dù có những đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, tuy nhiên, trước bối cảnh công nghệ thay đổi nhanh chóng, Luật GDĐT 2005 vẫn bộc lộ một số vấn đề tồn tại, hạn chế cần phải được điều chỉnh và thay đổi?

-Khách mời trả lời:

Qua 16 năm, các luật trong lĩnh vực truyền thống cũng đã thay đổi và phải sửa đổi khá nhiều, luật trong điều chỉnh về giao dịch điện tử càng có sự biến động rất lớn về cả công nghệ thông tin và thực tế ứng dụng.

Bên cạnh việc tạo ra cơ sở pháp lý nền tảng giúp cho giao dịch điện tử phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, thì Luật GDĐT cũng bộc lộ một số điểm hạn chế cần phải được sửa đổi.

Chưa quy định rõ ràng về thông điệp dữ liệu an toàn và chữ ký điện tử bảo đảm mức độ an toàn, dẫn đến sự lo ngại, thiếu tin tưởng của các bên khi tham gia giao dịch điện tử.

Luật còn thiếu quy định về định danh, xác thực điện tử, dẫn tới hạn chế trong xác định trách nhiệm pháp lý của các bên liên quan trong giao dịch điện tử…

Ngoài ra, chưa rõ về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước, giữa các cơ quan NN với nhau và với doanh nghiệp, người dân. Chẳng hạn nhiều tỉnh thành hiện nay sử dụng mạng xã hội Zalo để giao dịch với người dân và doanh nghiệp thì sử dụng cho dịch vụ nào, đến mức độ nào và trên cơ sở pháp lý nào?

# 3.BTV: Bộ Thông tin và Truyền thông bất đầu lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi). Luật sư đánh giá thế nào về dự thảo lần này?

-Khách mời trả lời:

Nội dung Dự thảo Luật, đã quy định cụ thể, chi tiết, thay vì mang tính chất luật khung, luật nguyên tắc như Luật hiện hành. Luật hoá nhiều quy định hiện nay đang được thể hiện trong các thông tư, nghị định.

Khắc phục được các bất cập, tồn tại của Luật hiện hành

Tránh được các nội dung mâu thuẫn, chồng chéo với các đạo luật khác như Bộ Luật Dân sự 2015, Bộ luật Hình sự 2015, Luật An toàn thông tin mạng 2018, Luật Đầu tư 2020,…

Vì có nhiều nội dung thay đổi, nên không sửa đổi, bổ sung một số điều của luật, mà xây dựng một luật mới để thay thế luật hiện hành.

# 4.BTV: Các hoạt động phổ biến của giao dịch điện tử hiện nay bao gồm việc mua bán sản phẩm, thanh toán hóa đơn, đặt hàng, quảng cáo sản phẩm, giao hàng,… trên nền tảng điện tử. Thậm chí ngày nay khi giao dịch mua bán nhà đất với những số tiền lớn cũng đều dùng đến giao dịch điện tử thông qua các ngân hàng. Rõ ràng điều này đòi hỏi chúng ta phải xây dựng một khung hành lanh giao dịch điện tử chặt chẽ hơn và phù hợp với tình hình thực tiễn?

  • Khách mời trả lời:

Giao dịch điện tử gần như đã đi vào mọi lĩnh vực của đời sống. Vì vậy luật giao dịch điện tử không chỉ xây dựng một khung giao dịch chung chung, mà còn cần phải đi vào một cách cụ thể; không chỉ bao quát được mọi giao dịch đang diễn ra, mà còn phải dự liệu đến cả những giao dịch sẽ diễn ra trong tương lai.

Đi vào từng loại giao dịch cụ thể thì Luật hiện hành vẫn còn thiếu các quy định cần thiết để bảo đảm cơ cơ pháp lý để bảo đảm tính xác thực và an toàn cao. Ví dụ như không chỉ đơn thuần là trao đổi giao dịch thông qua chữ ký điện tử, mà còn các loại giao dịch trực tuyến như công chứng giấy tờ giao dịch online, mở tài khoản online để giao dịch chuyển tiền, rút tiền, thanh toán,… Không chỉ ứng dụng công nghệ cao, hiện đại, mới nhất, như blockchagne mà giải quyết cả những vấn đề đơn giản xảy ra hằng ngày trong cuộc sống như giao dịch trên mạng xã hội như Facebook, youtube, google,…

# 5.BTV: Theo luật sư Trương Thanh Đức thì những giao dịch điện tử như vậy có tính pháp lý ra sao?

-Khách mời trả lời:

Những giao dịch như vậy hoàn toàn có thể thực hiện được và đã bắt đầu diễn ra trên thực tế, vẫn bảo đảm tính pháp lý, được thừa nhận, công nhận, kể cả khi cần bằng chứng để chứng minh với Toà án hay cơ quan chức năng khác.

Tuy nhiên, vì là những vấn đề rất quan trọng, liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người dân, doanh nghiệp và các cơ quan NN, nên cần phải được quy định trong luật, thay vì mới chủ yếu quy định trong thông tư, nghị định chuyên ngành.

# 6. BTV: Trong dự thảo lần này của Bộ Thông tin và Truyền thông có nói đến Tính bảo mật của thực thể giao dịch điện tử là việc đảm bảo thông tin trong thực thể giao dịch điện tử đó không bị rò rỉ hay đánh cắp, điều này liên quan đến việc bảo mật thông tin của chủ thể thực hiện giao dịch điện tử. Thông tin chỉ được phép truy cập bởi những người có thẩm quyền. Vậy cần phải có những quy định chặt chẽ như thế nào về giao dịch điện tử?

  • Khách mời trả lời:

Giao dịch truyền thống thì tính xác thực và giấy trắng mực đen là quan trọng nhất.

Tuy nhiên giao dịch điện tử, thì tính bảo mật tôi cho là quan trọng nhất. Có bảo đảm sự bí mật giao dịch, thì mới bảo đảm được tính an toàn, tính xác thực và giá trị pháp lý. Không an toàn thì sẽ rất khó tạo ra nền tảng cho các yêu cầu khác.

Vì vậy, phải bảo đảm thông tin giao dịch được bảo mật cao. Tính bảo mật không chỉ là không bị dò gỉ hay đánh cắp mà khi lỡ xảy ra thì cũng phải xác định được rằng nó đã bị xâm nhập, thay đổi, lợi dụng và chiếm đoạt thế nào.

# 7. BTV: Thưa luật sư, có ý kiến cho rằng khi kênh thanh toán điện tử ngày càng trở nên phong phú thì số lượng giao dịch trực tuyến tăng theo đồng nghĩa với việc người dùng sẽ đối diện với nguy cơ về mất an toàn thông tin. Chúng ta phải đặc biệt chú ý đến vấn đề này?

  • Khách mời trả lời:

Đúng là sự nhanh chóng, thuận tiện, thì cũng thường đi đôi với mặt trái là dễ nhầm lẫn, sai sót và đặc biệt là nguy cơ mất an toàn thông tin.

Vì vậy, cần phải đặc biệt chú ý đến việc bảo mật thông tin, cẩn trọng, kỹ lưỡng trong bảo vệ trang thiết bị, thực hiện thao tác, giao dịch; lưu trữ thông tin dữ liệu; đặc biệt là đặt, bảo quản và sử dụng mật khẩu đúng cách, an toàn.

Không dễ dãi, không chủ quan, đề cao cảnh giác.

Pháp luật cần đặt ra các yêu cầu cao đối với nhà cung cấp dịch vụ cũng như ràng buộc trách nhiệm để bảo đảm an toàn giao dịch.

# 8. BTV: Trong dự thảo lần này cũng nói đến chữ ký điện tử và chứng thư điện tử để sử dụng như giấy chứng nhận, văn bằng, chứng chỉ và các giấy tờ khác ở dạng điện tử có mục đích chứng nhận, xác nhận, công nhận. Vậy giá trị pháp lý của những loại hình này được thể hiện như thế nào?

  • Khách mời trả lời:

Chữ ký điện tử, có nhiều hình thức như chữ ký số (Luật hiện hành chỉ nói đến “chữ ký điện tử”, mà chưa nhắc đến “chữ ký số”); nhận dạng chữ viết tay, nhận dạng sinh trắc học, nhận dạng giọng nói,… đều là thông điệp dữ liệu, được Luật quy định có giá trị pháp lý như văn bản.

Tuy nhiên, chữ ký điện tử là vấn đề cốt lõi, quan trọng nhất để bảo đảm mục đích chứng nhận, xác nhận, công nhận giá trị pháp lý

Do vậy, cần cụ thể hóa các hình thức chữ ký điện tử và bảo đảm sự an toàn bằng Luật và văn bản dưới luật. Cũng cần quy định chữ ký điện tử có nhiều cấp độ khác nhau, mức độ an toàn, tin cậy khác nhau, để phục vụ cho các loại giao dịch khác nhau.

————

# BTV: Thưa quý vị và các bạn

Trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, đặc biệt do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhu cầu giao dịch điện tử đã bùng phát mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực hành chính, dân sự, kinh tế và xã hội, môi trường và phương thức giao dịch cũng có nhiều thay đổi với sự xuất hiện ngày càng nhiều các nền tảng số làm trung gian cho các giao dịch điện tử trực tuyến, đòi hỏi phải có khung pháp lý phù hợp đáp ứng nhu cầu thực tế, đảm bảo thể chế pháp luật phải theo kịp sự phát triển.

Việc xây dựng dự án Luật giao dịch điện tử (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét thông qua là rất cần thiết, nhằm hiện thực hoá các quan điểm, chủ trương của Đảng, giải quyết những vướng mắc, bất cập trong thực thi Luật GDĐT 2005, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy chuyển đổi số, xã hội số, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các quy định pháp luật có liên quan.

Những người thực hiện chương trình, Thu Trang, Thu Hằng, Thu Hà, Quyết Thắng, chỉ đạo sản xuất Vũ Thị Tuyết Mai, xin kính chào và hẹn gặp lại./.

Giao dịch thương mại điện tử, xu hướng phát triển tất yếu

Thưa quý vị và các bạn! Những năm vừa qua, việc mua sắm online đã trở thành thói quen của nhiều:

          Băng: Mình phải mau rất nhiều đồ cho gia đình nên là mình thường tranh thủ lúc rảnh đặt online. Có thể là buổi tối sau đó họ ship cho mình rất là tiện.

         Băng: Bây giờ trên FB có rất nhiều người bán hàng, khi mà mình đặt thì không cần ra ngoài lựa chọn, người ta giao hàng cho mình thì đó là một cái rất là tiện lợi.

         Băng: Mua hàng online rất là tiện, mình không phải đến cửa hàng vì vậy mấy năm nay mình đều chủ yếu là mua hàng qua mạng.

          Mở cửa hàng kinh doanh buôn bán đồ trang trí nhiều năm nay, chị Nguyễn Thu Trang ở quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội nhận định rằng kể từ ngày phát triển giao dịch thương mại điện tử, khách hàng có thể mua hàng chuyển khoản nên việc bán hàng online gần như là nguồn thu chính.

       Băng: Ngoài các kênh shoppe với cả FB, bên mình cũng hướng tới mở rộng hơn các tệp các khách ví dụ như lazada và tiki để tiếp cận được khách hàng nhiều hơn.

Bối cảnh dịch bệnh Covid-19 phức tạp đã gây ra nhiều tác động tiêu cực không nhỏ lên các lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, đối với ngành Thương mại Điện tử, Covid-19 dường như đã mang đến cơ hội lớn, với lượng thảo luận của người dùng vào năm 2021 tăng gấp 7 lần so với năm 2020. Cụ thể, lượng thảo luận của Shopee tăng từ 580,946 vào năm 2020 lên đến hơn 3,4 triệu thảo luận năm 2021, lượng thảo luận của Lazada tăng từ 128,690 lên 709,640 vào năm 2021. Theo bà Lê Thị Hà, Trưởng phòng chính sách, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương, kết quả khảo sát của Facebook năm 2021 cho thấy, hơn 81% người tiêu dùng có thay đổi thói quen mua sắm sang online nhiều hơn khi đại dịch bùng phát:

 Băng: Thích ứng của các doanh nghiệp thì dường như họ đi cũng khá nhanh và bắt buộc phải thích ứng. Do đó nhiều doanh nghiệp đã linh hoạt trong hình thức bán hàng, khi không thể offline thì họ bắt buộc phải chuyển sang online, chuyển đổi linh hoạt trong cơ cấu tổ chức cũng như hình thức bán hàng, đảm bảo duy trì, vận hành doanh nghiệp./.

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.423. Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to...

Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to penalties? (VNN) - The leadership structure...

Trích dẫn 

3.975. “Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên...

“Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên đầu tư? (NĐT) - Được hỗ...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,155