383. Bình luận về việc gia hạn Nghị quyết về Xử lý nợ xấu.

(ANVI) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC, tham luận tại Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội – Phiên họp toàn thể thứ 5, tại Trụ sở Quốc hội 31-3-2022.

1. Tác dụng của Nghị quyết 42/2017/QH14:

1.1. Cốt lõi là vấn đề thu giữ & xử lý tài sản thế chấp liên quan đến nợ xấu.

1.2. Phát huy hiệu quả rất tốt, trực tiếp & gián tiếp. Hiệu quả trực tiếp trong việc xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ xấu.

1.3. Hiệu quả gián tiếp trong việc tác động đến ý thức trách nhiệm trả nợ của người vay cũng như toàn xã hội, giúp an toàn, lành mạnh hoá thị trường tín dụng.

2. Yêu cầu thực tế:

2.1. Rất cần phải được tiếp tục áp dụng, vì nợ xấu từ các khoản nợ phát sinh sau 15-8-2017 đến nay bị rơi vào khoảng trống pháp lý. Mà giờ này thì phương án duy nhất là gia hạn, kế cả không xảy ra đại dịch COVID-19. Trước hiện thực & nguy cơ gia tăng nợ xấu fo đại dịch thì càng cần thiết gia hạn.

2.2. Nhưng đã quá gấp, không còn thời gian, nên đành kéo dài Nghị quyết thay vì làm điều tốt hơn.

2.3. Gọi là giữ nguyên, những vẫn phải thay đổi nội dung tối thiểu tương ứng, ít nhất là khoản nợ xấu phát sinh từ ngày nào đến ngày nào thì được xử lý theo Nghị quyết. Tức hiểu đơn giản là gia hạn các thời hạn trong Nghị quyết.

2.4. Cần bảo đảm hết gia hạn 2 năm & cũng chỉ nên 2 năm thôi phải có luật, mà không có thì thôi. Vì việc chuẩn bị làm luật không phải mới phát sinh hôm nay, mà đã tính đến từ mấy năm trước rồi.

3. Định hướng đường dài:

Cần nâng cấp lên thành luật, theo hướng như sau:

3.1. Mở rộng phạm vi áp dụng để xử lý nợ xấu cho cả nền kinh tế, với trọng tâm vẫn là nợ xấu ngân hàng, nhưng cần bao gồm cả nợ xấu của các doanh nghiệp nói chung & doanh nghiệp nhà nước nói riêng. Hiện nay, ngay cả nợ xấu của Tổng Công ty Đầu tư &  kinh doanh vốn Nhà nước (SCIS); Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước thành phố Hồ Chí Minh (HFIC) hay các Quỹ Đầu tư phát triển của các tỉnh, thành phố cũng không được phép xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14.

3.2. Mở rộng chủ thể được thu giữ tài sản bảo đảm, nhất là các chủ thể mua lại nợ xấu kèm theo tài sản bảo đảm mà không phải là tổ chức tín dụng.

3.3. Một trong những điểm khó nhất, cần xử lý là cân bằng quyền lợi của cả 2 bên chủ nợ & con nợ. Chỉ nợ cần được bảo vệ trước, quyền của chủ nợ cần được ưu tiên. Tuy nhiên, đồng thời cũng cần phải bảo vệ quyền của người nợ & chủ sở hữu tài sản bảo đảm; hạn chế sự ảnh hưởng xấu đến việc tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân & đời sống của người dân; đặc biệt là tránh tình trạng ép buộc, lợi dụng, thông đồng, bắt tay, dìm giá, bán tống, bán tháo thậm chí chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại cho quyền lợi hợp pháp, chính đáng của khách hàng & người có tài sản bảo đảm.

3.4. Giải quyết nhiều vấn đề còn vướng mắc liên quan đến các luật khác, như mua nợ nhưng lại không được quyền kế thừa nhận thế chấp quyền sử dụng đất của doanh nghiệp & thay thế vai trò của chủ dự án.

3.5. Và phải hướng đến việc giải quyết tranh chấp xử lý nợ xấu & tài sản bảo đảm bằng Toà án theo thủ tục rút gọn đơn giản, nhanh chóng & cao hơn nữa là rút ngắn cả những vụ việc khác không theo thủ tục rút gọn.

3.6. Và quan trọng nhất là cần sửa đổi các quy định liên quan để tạo lập & phát triển được thị trường mua bán nợ xấu. Thị trường này sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề, đặc biệt là nhắm đến mục tiêu khắc phục, duy trì, tái cơ cấu, hỗ trợ & gia tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó có một số vấn đề mà Luật sư Trần Anh Đức IFC vừa phát biểu.

3.7. Giải quyết các nội dung vướng mắc khác đã được Chính phủ trình Quốc hội. Để thực sự là xử lý nợ nói chung, nợ xấu nói riêng, chứ không phải giờ chỉ là xử lý tài sản thế chấp. Để DATC, HFIC, Quỹ ĐTPT & nhiều anh khác được vào sân chơi.

—————-

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC.

(863/863) #nghiquyet42 #xulyno #noxau 

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.978. Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế...

Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế thu nhập cá nhân. (DĐDN)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,950