386. ‘Không phá sản ngân hàng cũng như có bệnh vẫn giữ khối u’

(TT) – “Tôi cho rằng các bạn đang tự lừa mình. Nên đứng dậy, đi ra ngoài, thu hồi nợ và xóa bỏ các ngân hàng yếu kém”- “cha đẻ” ngành công nghiệp xử lý nợ John Sheehan bày tỏ quan điểm về xử lý nợ xấu Việt Nam.

 


Nợ xấu bất động sản đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm, song các chính sách với dòng vốn nước ngoài ở Việt Nam vẫn bị hạn chế.

“Các bạn cứ giữ suy nghĩ thị trường đang tốt, không nên phá hỏng niềm tin thị trường. Tôi cho rằng các bạn đang tự lừa mình. Nên đứng dậy, đi thu hồi nợ và xóa bỏ các ngân hàng yếu kém. Điều đó sẽ khiến thế giới nhìn thấy các bạn đang làm được việc”, ông John Sheehan – “cha đẻ” của ngành công nghiệp xử lý nợ xấu thẳng thắn bày tỏ về việc xử lý nợ xấu, cũng như cho phá sản các ngân hàng ở Việt Nam trong bối cảnh hiện tại.

Ông cũng cho rằng, việc VAMC đang làm chỉ giải quyết được bề nổi của vấn đề và ủng hộ việc cho phá sản những ngân hàng yếu kém. Dẫn ví dụ về mô hình Kamco với nội dung chính là không chỉ bán nợ mà còn tận dụng cơ hội đóng cửa các ngân hàng yếu kém, sau đó quay lại thị trường, vay vốn từ nước ngoài và rất thành công, chuyên gia nói trên cho hay, đó là việc làm đúng đắn mà Việt Nam cũng nên tham khảo, và chào đón các nhà đầu tư nước ngoài.

“Việc này đáng lẽ phải làm lâu rồi. Việc cho phá sản các ngân hàng yếu kém là bình thường, chính vì cứ không cho phá sản mới làm mất niềm tin thị trường”, ông Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI cũng thẳng thắn nêu quan điểm. Theo ông, chủ trương không cho phá sản ngân hàng cũng giống như việc không chấp nhận cắt các khối u. Nếu không cho phá sản ngân hàng yếu, không thể có cạnh tranh, tăng cường trách nhiệm của các ông chủ nhà băng, và nếu các ngân hàng luôn luôn được cứu, hoặc khuyến khích “ông” nọ mua “ông” kia, càng bất lợi vì hai “ông” kém cỏi nhập vào nhau thì sẽ thành 4 “ông” ốm yếu.

Khi VAMC đi vào hoạt động và tuyên bố sẽ mua 10.000 tỷ đồng nợ xấu trong 2 tháng tới, đồng thời, lãnh đạo đơn vị này tự tin tuyên bố sẽ giải quyết 40.000-70.000 tỷ đồng nợ xấu từ nay đến hết năm 2013, giới chuyên gia dường như vẫn có không ít người nghi ngại về những tuyên bố này.

Luật sư Trương Thanh Đức đánh giá, Ngân hàng Nhà nước đã rất tích cực trong việc xử lý nợ xấu, song vấn đề không dừng lại ở cơ quan này. Ông Đức bày tỏ, ngay bản thân VAMC- đơn vị đứng lên xử lý tất cả các khoản nợ xấu của doanh nghiệp trong ngân hàng cũng đã có một sự ra đời khá trầy trật,  thậm chí còn khó hơn việc cấp phép hoạt động, thì nếu thị trường cứ yên tâm và ung dung tin vào tương lai tươi sáng sắp phục hồi, mọi việc sẽ vẫn đâu vào đó. Theo kiến nghị của ông Đức, các ngân hàng cần chấp nhận mất

Giới chuyên gia nước ngoài thì cho rằng, nhà đầu tư ngoại khá hào hứng với nợ xấu tại Việt Nam, nhưng cánh cửa dành cho nhóm đối tượng này vẫn còn hẹp. Theo ông John Sheehan, các nguồn vốn lớn đổ vào cũng chính là thứ mà Viêt Nam đang cần. “Tôi đã có sẵn danh sách những nhà đầu tư nước ngoài muốn vào Việt Nam, có hàng nghìn tỷ USD đang mong chờ vào Việt Nam, nhưng họ không tìm được cách nào đổ vào”, chuyên gia nói trên cho biết.

Mối quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài hiện nay, đặc biệt những người đến từ Mỹ, chính là các khoản nợ có tài sản đảm bảo là bất động sản, bên cạnh những khoản nợ từ ngành nghề khác có sự quan tâm của Nhật Bản và châu Âu. Để bán nhanh nợ xấu là bất động sản, chuyên gia này cho rằng, tốt nhất là đem đi đấu giá công khai. “Mọi người không hề ngốc, họ thừa biết giá trị thực tế của bất động sản, và trừ phi họ hiểu được giá trị tương lai của bất động sản, nếu không sẽ không bao giờ đầu tư vào”, ông Sheehan chia sẻ và bổ sung, các ngân hàng cần nhìn lại mình, nếu dám đầu tư vào một đống đất nằm nguyên đó thì nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể dám.

“Có ngân hàng cũng hỏi là nhà đầu tư nước ngoài sẽ trả bao nhiêu cho nợ xấu, tôi nói rằng nếu cơ sở hạ tầng tốt thì sẽ được 30-35 cent, nhưng nếu xấu thì có khi chỉ 2 cent. Nếu Việt Nam càng lâu đưa các cơ sở hạ tầng cho giải quyết nợ xấu thì chi phí càng đắt đỏ”, ông chia sẻ. Do đó, theo chuyên gia này, giải pháp hiện nay là các ngân hàng cần nhận ra giá trị thực tế của nợ xấu, còn thực tế, VAMC không có đủ tiền, có ngần đó tiền thôi thì không đủ giải quyết các vấn đề liên quan tới nợ xấu.

Lan Anh

——————-

Tri thức 09-8-2013:

(250/962)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.423. Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to...

Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to penalties? (VNN) - The leadership structure...

Trích dẫn 

3.975. “Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên...

“Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên đầu tư? (NĐT) - Được hỗ...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,164