388a. Thị trường nợ Việt Nam có sự khác biệt với thế giới

(VITV) – Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã đi vào hoạt động với hy vọng thêm một công cụ giải quyết tình hình nợ xấu – một trong những vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay tại Việt Nam. 

Ngày 1/10, VAMC thực hiện thương vụ mua nợ đầu tiên với Ngân hàng Agribank đã chính thức đánh dấu mốc mới cho thị trường nợ Việt Nam. Tuy nhiên, dù đã hình thành từ lâu, nhưng vai trò thị trường mua bán nợ Việt Nam vẫn còn khá mờ nhạt, đặc biệt thiếu vắng vai trò của các nhà tạo lập thị trường. Do đó, hiện vẫn còn nhiều khác biệt về độ chuyên nghiệp giữa thị trường mua bán nợ Việt Nam và thị trường nợ quốc tế.

Khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến hệ thống ngân hàng tại Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề. Nợ xấu tăng cao, tăng trưởng tín dụng thấp là nguyên nhân chính khiến NHNN phải thành lập Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Thương vụ mua nợ xấu đầu tiên với Agribank và sắp tới với SCb và một số những ngân hàng khác của VAMC đã đánh dấu mốc mới cho thị trường nợ Việt Nam.

Trao đổi với phóng viên VITV, ông Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng: “Thực ra thị trường mua bán nợ đã được hình thành từ rất lâu tại Việt Nam, nhưng nó rất mong manh, nhỏ lẻ chưa chính thức. Kể từ năm 2008 có quyết định của NHNN về việc thành lập các công ty mua bán nợ của các NHTM, tức là lúc đấy tình hình nợ cũng tương đối cao nên phải thành lập ra những công ty đấy để xử lý thì đương nhiên hoạt động nó bắt đầu sôi động. Sau một thời gian, tình trạng nợ xấu lắng xuống dẫn đến ít người quan tâm đến tình trạng này và đến gần đây thị trường lại sôi sục khi tình trạng nợ xấu tăng cao”.

Dễ thấy, những năm trước đây, dù các ngân hàng đã có những công ty quản lý nợ và khai thác tài sản AMCS của riêng mình, nhưng chúng lại hoạt động không thực sự hiệu quả, chỉ đến khi VAMC thành lập với có những chế tài pháp lý cụ thể để hoạt động trên thị trường này. Và đây là điểm khác biệt đầu tiên của thị trường mua bán nợ xấu của Việt Nam so với quốc tế.

Còn theo chia sẻ của ông Nguyễn Hoàng Hải đến từ Hiệp hội đầu tư tài chính VAFI, nếu nói về thị trường mua bán nợ một cách đầy đủ, có thể nói còn khá sơ khai và những hoạt động mua bán nợ chỉ là lẻ tẻ, chưa có thị trường đầy đủ như ở các nước, bởi vì những tổ chức tài chính chuyên về mua bán nợ mới có chỉ VAMC, DATC. Còn một số công ty khác được thành lập từ lâu nhưng thực chất họ chỉ quản lý nợ xấu và chỉ quản lý tài sản thế chấp mà con nợ không có khả năng trả, còn các công ty mua bán nợ của các NHTM cũng không làm được chức năng mua bán nợ.

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cũng phân tích thêm, trong hai năm qua có thể đã có những khoản nhất định giữa các ngân hàng chuyển nhượng nợ cho nhau, nhưng nó không hẳn nhiều, thậm chí rất ít bởi vì sự chính thống – hệ thống pháp lý cho rằng nó chưa chặt chẽ, chưa đầy đủ. Nhưng gần đây khi bắt đầu thành lập VAMC đã có một số khoản nợ xấu được mua bán.

Tuy nhiên, việc mua bán các khoản nợ xấu này chưa thực sự mang tính chất hoạt động mua bán như các thị trường mua/bán nợ xấu tại các quốc gia trên thế giới như Singaopore hay Đức.

Cũng theo ông Nguyễn Hoàng Hải, thị trường mua bán nợ Việt Nam chưa có nhiều định chế tài chính khu vực tư nhân tham gia. Nếu nhìn vào hoạt động của DATC trong một năm qua chỉ có một vài thương vụ lẻ tẻ. Còn công ty mua bán nợ của NHNN theo phương thức hoạt động ban đầu cũng chưa phải là mua bán nợ. Thực chất hoạt động ban đầu của VAMC là mua bán giấy tờ thế chấp và cấp các khoản tái cấp vốn chứ không phải là hoạt động mua bán.

Ngoài ra, thủ tục phức tạp cũng là rào cản đối với các nhà đầu tư so với các thị trường nợ trên thế giới, cụ thể nhất trong vấn đề đăng ký tài sản.

Theo phân tích của chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa, Luật Dân sự quy định rất chặt chẽ việc làm thủ tục đăng ký tài sản và phải có sự đồng ý của chủ sở hữu cũ, cái này trước tiên cần phải tháo gỡ. Và người nước ngoài cũng có thể biết rằng, mua có thể nhanh, có thể đơn giản nhưng thủ tục để bán họ chưa biết rủi ro thế nào. Bởi vì thủ tục chỉ cần chậm đi vài tháng là người ta đã mất cơ hội để bán.

Cuối cùng, sự thiếu vắng vai trò tạo lập thị trường của NHNN khiến thị trường mua nợ Việt Nam dù khiến giới đầu tư quan tâm nhưng vẫn khiến họ hoài nghi.

Ông Trương Thanh Đức cũng chia sẻ thêm, việc mua bán nợ phụ thuộc vào nhà đầu tư, khi không có những người có đủ tiềm năng tài chính, không đủ vốn dài hạn rất khó thúc đẩy thị trường mua bán nợ. Từ trước đến nay, các giao dịch mua bán nợ xảy ra tương đối nhiều nhưng lại rơi vào tình trạng xử lý về mặt kỹ thuật chứ không thực sự kinh doanh nợ.

Thị trường mua bán nợ xấu đã có, cũng có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang hướng sự chú ý của mình tới thị trường nợ xấu tại Việt Nam. Tuy nhiên, với những điểm còn thiếu sót và chưa được khắc phục, sẽ còn cần thêm rất nhiều nỗ lực để mang tới một thị trường hoàn thiện – một công cụ đắc lực để xử lý bài toán nợ xấu cho thị trường tài chính Việt Nam.

————-

Trang VITV 25-10-2013:

http://www.vitv.vn/Tinkinhtethegioi/Detailnews.aspx?newsid=29918

(227/1117)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

427. Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến...

(VTV3) Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến phút cuối với chủ đề...

Phỏng vấn 

4.363. Chuyện gì đang xảy ra trên thị trường...

4.363. Chuyện gì đang xảy ra trên thị trường xăng dầu? (NLĐ) - Đề...

Trích dẫn 

3.862. Loại hình nào đang là 'thỏi nam châm' sẽ...

3.862. Loại hình nào đang là 'thỏi nam châm' sẽ 'hút cạn' dòng tiền của...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 224,532