39. Những thuận lợi, tồn tại và dự đoán xu hướng phát triển của hệ thống pháp luật chung và pháp luật ngân hàng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của MSB.

(ANVI)- 1- Thuận lợi

– Qua mười năm đổi mới, đã xây dựng được một hệ thống văn bản pháp luật nói chung và pháp luật kinh tế nói riêng tương đối đầy đủ, tạo được một hành lang pháp lý cơ bản cho các hoạt động kinh doanh.

– Trước đây là 2 pháp lệnh, nay là 2 luật về Ngân hàng, kèm theo các văn bản hướng dẫn liên quan đã tạo được một cơ sở pháp lý tương đối ổn định, vững chắc cho việc tổ chức và hoạt động ngân hàng hai cấp phù hợp với nền kinh tế thị trường của Việt Nam.

2- Tồn tại:

– Hệ thống văn bản pháp luật phức tạp, mâu thuẫn; chồng chéo, trùng lặp; sơ hở, chưa đầy đủ.

– Quá nhiều văn bản của nhiều cấp, nhiều ngành điều chỉnh một lĩnh vực, một vấn đề, do luật và pháp lệnh chỉ dừng lại ở những nguyên tắc chung, không thể áp vào thực tế nếu như chua có hàng loạt văn bản hướng dẫn thi hành.

– Văn bản hướng dẫn thì ban hành quá chậm và phải thực hiện cho dù không đúng thẩm quyền, không đúng về hình thức và nội dung, trái với văn bản có hiệu lực cao hơn.

VD: Hai đạo luật về Ngân hàng sẽ phải kèm theo 55 Nghị định, quyết định và thông tư của Chính phủ và NHNN để cụ thể hoá, nhưng cho đến nay, mới ban hành chưa được 1/4 tổng số văn bản trên.

– Nó dẫn đến một tình trạng đáng lo ngại trong suốt nhiều năm qua trong thực tế đời sống kinh tế-xã hội nước ta, đó là: Khi chấp hành pháp luật thì người ta vận dụng các văn bản từ dưới trở lên, còn khi đánh giá sự việc và giải quyết tranh chấp thì lại áp dụng các văn bản từ cao xuống thấp. Hai quá trình đó luôn luôn tạo ra sự vênh váo, sự rắc rối và rất khó có thể đi đến một sự thống nhất và từ cách hiểu văn bản cho đến đánh giá việc làm.

– Trong khi, hoạt động quản lý và nghiêp vụ ngân hàng liên quan đến rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề, đòi hỏi phải nắm bắt được nhiều chế độ, chính sách, luật lệ khác nhau.

3- Xu hướng phát triển

– Nhà nước ta rất đang coi trọng việc cải cách nền kinh tế và cải cách hệ thống ngân hàng để thúc đẩy và bảo đảm cho hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng an toàn, có hiệu quả.

– Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh doanh trong vài năm tới sẽ hạn chế tình trạng độc quyền quyền, tạo môi trường pháp lý bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế. Khu vực kinh tế tư bản, nhất là các công ty cổ phần đang là loại hình quan trọng và được tăng cường thông qua chính sách cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, kể cả các ngân hàng quốc doanh.

1996

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

436. Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài...

Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài sản công. Cố vấn: Luật...

Phỏng vấn 

4.413. "Nợ xấu ngân hàng tiếp tục bị che mờ...

"Nợ xấu ngân hàng tiếp tục bị che mờ nếu gia hạn Thông tư 02". (VNF)...

Trích dẫn 

3.968. Cảnh giác trước các chiêu trò lừa đảo...

Cảnh giác trước các chiêu trò lừa đảo trực tuyến. (ANTĐ) - Chưa bao...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 235,534