391. Bình luận về Phòng ngừa tranh chấp, lừa đảo trong thương mại quốc tế

Bình luận về Phòng ngừa tranh chấp, lừa đảo trong thương mại quốc tế

(ANVI) – Gạch ý tại Hội thảo cùng tên do VCCI tổ chức ngày 23-8-2022:

Bình luận về Phòng ngừa tranh chấp, lừa đảo trong thương mại quốc tế

1. Hành lang pháp lý:

1.1. Pháp luật Việt Nam:

  • Thương mại quốc tế, mà một trong những hoạt động phổ biến & quan trọng nhất là xuất nhập khẩu. Mọi doanh nghiệp và cá nhân là thương nhân Việt Nam được  quyền tự do xuất nhập khẩu theo quy định tại Điều 5 về “Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu”, Luật Quản lý Ngoại thương năm 2017.
  • Luật và pháp lệnh:

+ Luật Thương mại 2005 (Điều 27 – 30 trên tổng số 324 điều);

+ Luật Quản lý ngoại thương 2017 (tổng số 113 điều);

+ Bộ luật Dân sự năm 2015 (điều 633 – 687, phần thứ 5 – Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài);

+ Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017 (tổng cộng 60 điểu) (liên quan đến nước ngoài);

+ Pháp lệnh Ngoại hối 2005 (tổng cộng 46 điều) (phần thanh toán, chuyển tiền).

+ Một số luật, pháp lệnh khác như Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Hải quan,…

1.2. Luật nước ngoài: Là một ẩn số, khó nắm bắt.

1.3. Điều ước và tập quán quốc tế trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

2. Biện pháp bảo đảm:

2.1. Trong nước có ít nhất 7 biện pháp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ giao hàng hoá, dịch vụ và thanh toán, gồm: Cầm cố, ký quỹ, đặt cọc, thế chấp, bảo lãnh, bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản.

2.2. Nhưng đối với giao dịch thương mại quốc tế, vì chủ quyền quốc gia là khác nhau, hệ thống pháp luật là khác nhau, thì gần như chỉ có biện pháp tương đương với bảo lãnh là L/C, là biện pháp bảo đảm rất tốt để thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.

Mà L/C thì chỉ là một trong những phương thức thanh toán thương mại quốc tế, chứ không phải là tất cả, vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, như chi phí, thời gian,… và quan trọng nhất là hai bên thoả thuận được.

3. Phòng ngừa rủi ro:
3.1. Tình trạng rủi ro:
  • Rủi ro 2 đầu trở lên.
  • Tính chất, mức độ phức tạp hơn, khó kiểm soát hơn và khó xử lý hơn.
  • Trình độ quốc tế, tiêu chuẩn quốc tế, chất lượng quốc tế thì cũng có nguy cơ đi đôi với gian lận, lừa đảo tầm cỡ quốc tế.
3.2. Phòng ngừa và khắc phục rủi ro:
  • Làm đúng luật, bài bản, chính quy, chặt chẽ, thay vì đi ngang, về tắt, nhập nhèm, trốn tránh và dễ dãi. Đặc biệt coi trọng các yếu tố then chốt và bảo mật.
  • Nắm bắt các vụ việc, bài học rủi ro thực tế, đặc biệt là các thủ đoạn lừa đảo.
  • Kiểm tra đối tác thông qua các kênh thông tin khác (đối tác bất thường, giao dịch bất thường và thị trường bất thường). Không tin không làm, nhưng thường là tin mới bị lừa. Vì vậy, cần phải xem lại cơ sở thực sự đặt lòng tin.
  • Tận dụng kinh nghiệm của các ngân hàng thanh toán, xuất nhập khẩu chuyên nghiệp; sử dụng các chuyên gia, người có kinh nghiệm, gồm cả thương mại quốc tế và dịch vụ pháp lý.
  • Phối hợp với cơ quan theo dõi, quản lý thông tin thương mại quốc tế như Bộ Công thương, các Thương vụ, Ngân hàng Nhà nước, để kiểm tra thông tin về tình trạng pháp lý và hoạt động của các thương nhân nước ngoài.
  • Vấn đề quan trọng hàng đầu là phải nắm vững pháp luật & luật chơi, trong đó ngoài pháp luật đối với thương mại trong nước thì cần nắm bắt khoảng 100 điều luật của Việt Nam liên quan đến thương mại quốc tế, chưa kể Nghị định, Thông tư.
  • Có các phương án phòng ngừa và xử lý khi rủi ro xảy ra, từ việc tự giải quyết cho đến sử dụng các cơ quan pháp luật như Bộ Công an, Toà án. Vì khác với trong nước, có thể dễ dàng phản ứng nhanh, quyết định nhanh, với nước ngoài thì trở ngại rất lớn về pháp lý, địa lý và thực tế.
(Chuẩn bị tại chỗ, 760 chữ)

————–

Hà Nội ngày 23-8-2022

Luật sư Trương Thanh Đức

Giám đốc Công ty Luật ANVI Trọng tài viên VIAC.

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.978. Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế...

Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế thu nhập cá nhân. (DĐDN)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,943