394. Bình luận về Hệ thống pháp luật

(ANVI) – Có 3 cái tồn tại của hệ thống pháp luật rất cần phải xử lý:


1. Văn bản quy phạm pháp luật:

1.1. Quy phạm pháp luật gồm giả định, quy định và chế tài. Trên thực tế mới chủ yếu chỉ quan tâm đến quy định, ít quan tâm đến giả định, càng ít quan tâm đến chế tài và hiệu quả, hiệu lực. Giả định, tức phần dự báo, tiên lượng còn rất hạn chế, dẫn đến quy định không hợp lý. Chế tài vì bị tách riêng khỏi hai phần đầu, nên thường thiếu, chậm, mâu thuẫn, xung đột, vô lý & bất cập.

1.2. Đầu tiên kém quy định, sau đó phát hiện kém về giả định, cuối cùng kém chế tài. Sau khi làm mãi rồi vẫn hỏng mới phát hiện ra ra kém khả năng thực thi, tức pháp luật trên trời, cuộc đời.

2. Quy định luẩn quẩn:

2.1. Tỷ lệ biểu quyết tối thiểu của công ty đang từ 51%, tự dưng nâng lên 65%, rồi phải quay lại 51%. Cuối cùng mất 30 năm để sửa đúng là tỷ lệ trên 50%. Nhưng đáng tiếc là chỉ sửa sai được một nửa, đối với công ty cổ phần, còn công ty trách nhiệm hữu hạn thì vẫn giữ nguyên cái sai.

2.2. Luật Đất đai năm 2003 quy định ban hành bảng giá đất hằng năm; Luật năm 2013 sửa thành 5 năm; dự thảo Luật 2023 lại định hằng năm.

2.3. Năm 2005 bắt mua bất động qua sàn, năm 2014 bỏ, rồi đến 2022 lại đưa trở lại Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản.

2.4. Từ năm 1991 đến 2017, thời hiệu khởi kiện đã bị thay đổi tới 07 lần:

2.4.1. Thời hiệu khởi kiện đòi nợ không bị hạn chế trước thời điểm 01/7/1991.

2.4.2. Từ ngày 01/7/1991 đến 30/6/1994: thời hiệu khởi kiện đòi nợ đối với tranh chấp dân sự là 3 năm[1].

2.4.3. Từ ngày 01/7/1994 đến 30/6/2006: thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng kinh tế chỉ là 6 tháng[2].

2.4.4. Từ ngày 01/7/1996 đến 31/12/2005: thời hiệu khởi kiện là vô thời hạn[3].

2.4.5. Từ ngày 01/01/2006 đến hết ngày 31/12/2011: thời hiệu khởi kiện là 2 năm[4].

2.4.6. Từ ngày 01/01/2012 đến ngày 30/6/2016: thời hiệu khởi kiện nói chung là 2 năm, riêng kiện đòi nợ là vô thời hạn[5].

2.4.7. Từ ngày 01/7/2016 đến ngày 31/12/2016: thời hiệu khởi kiện nói chung và đòi nợ đều là 2 năm[6].

2.4.8. Từ ngày 01/01/2017, thời hiệu khởi kiện là 3 năm. Bộ luật Dân sự năm 2015 (thay thế cho Bộ luật Dân sự năm 2005), đã bỏ đi trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện là “đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu” đã được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự trước đây, mà chỉ còn quy định trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện là “yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu”[7].

3. Thực thi pháp luật:

3.1. Là khâu yếu kém nhất. Điều cần nhất chưa được quan tâm & chưa làm được. Đó là điều kiện, phương tiện, cách thức thực hiện quy định, tức tuân thủ pháp luật thế nào mới là điều quyết định thực thi & bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của pháp luật.

3.2. Vì thế pháp luật đã bất cập, nhưng cứ vẽ thêm ra, cứ bắt làm & cứ xử phạt đủ thứ, nhưng không thể làm được, bất khả thi.

3.3. Thấy hợp lý, thấy lợi ích mà làm thay vì chỉ vì rất vô lý nhưng sợ bị phạt mà phải đối phó. Cũng đều vì lợi ích, nhưng khác hẳn nhau ở chỗ tự nguyện và cưỡng bức, nên sự tuân thủ & hiệu quả rất khác nhau./.

—————–

Luật sư Trương Thanh Đức

Giám đốc Công ty Luật ANVI

Trọng tài viên VIAC

Trưởng Ban Tư vấn & Phản biện chính sách, Hội Các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD)

Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc Gia (ViNen).

(895)

[1]. Khoản 1 Điều 56 về “Thời hiệu khởi kiện”, Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991 (đã hết hiệu lực).

[2]. Khoản 1 Điều 31 về “Khởi kiện vụ án”, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 (đã hết hiệu lực).

[3]. Bộ luật Dân sự năm 1995 (đã hết hiệu lực) không có quy định.

[4]. Điều 21 về “Thời hiệu khởi kiện giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài”, Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 (đã hết hiệu lực); điểm a khoản 3 Điều 159 về “Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu”, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011, đã hết hiệu lực); Điều 427 về “Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng dân sự”, Bộ luật Dân sự năm 2005 (đã hết hiệu lực); Điều 319 về “Thời hiệu khởi kiện”, Luật Thương mại năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); Điều 33 về “Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài”, Luật Trọng tài thương mại năm 2010.

[5]. Điều 159 về “Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu”, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011, đã hết hiệu lực).

[6]. Điều 185 về “Áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự về thời hiệu”, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; Điều 427 về “Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng dân sự”, Bộ luật Dân sự năm 2005 (đã hết hiệu lực).

[7]. Điều 155 về “Không áp dụng thời hiệu khởi kiện”, Bộ luật Dân sự năm 2015.

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.389. Đổi mới thể chế: Giảm thiểu can thiệp...

Đổi mới thể chế: Giảm thiểu can thiệp hành chính vào thị trường. (VNN)...

Trích dẫn 

3.907. Dự kiến bỏ miễn thuế với hàng nhập...

Dự kiến bỏ miễn thuế với hàng nhập dưới 1 triệu đồng. (VOV GT)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,583