(VOV1) – Chính phủ vừa có tờ trình gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Nhà ở sửa đổi. Trong dự thảo mới nhất, Chính phủ chỉ đưa ra một phương án duy nhất về sở hữu chung cư có thời hạn. Thông tin không còn được sở hữu chung cư vĩnh viễn mà chỉ sở hữu có thời hạn này đã gây ra nhiều ý kiến tranh luận trái chiều.
Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC, tham gia trực tiếp trên VOV1 tại tại 41 Bà Triệu, Hà Nội.
————————-
VOV1 (Dòng chảy sự kiện) 17h15 ngày 15-3-2-23:
(27 phút)
————–
Kịch bản
Dòng chảy sự kiện
Phát sóng trực tiếp 17h00 thứ tư ngày 15/03/2023
Chủ đề: Đề xuất sở hữu chung cư có thời hạn: phải lấy ý kiến của đông đảo người dân.
MC1: Thưa quý vị và các bạn! Chính phủ vừa có tờ trình gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Nhà ở sửa đổi. Trong dự thảo mới nhất, Chính phủ chỉ đưa ra phương án duy nhất về sở hữu chung cư có thời hạn. Theo lý giải, Luật Nhà ở năm 2014 đã có quy định cụ thể về thời hạn sử dụng nhà chung cư, hết thời hạn sử dụng nhà chung cư mà không còn đủ điều kiện an toàn sử dụng thì phải phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại.
MC2: Ngay sau khi có thông tin không còn được sở hữu chung cư vĩnh viễn mà chỉ sở hữu có thời hạn đã gây ra nhiều ý kiến tranh luận trái chiều. Những người ủng hộ dự thảo luật thì cho rằng, thông tin này se giúp giảm giá nhà, người thu nhập thấp có thể mua được nhà. Nhưng không ít người dân, chuyên gia thẳng thắn đề nghị, không quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư. Bởi quy định này can thiệp đến quyền sở hữu, tác động rất lớn đến quyền lợi của người dân và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
MC1: Để có thêm góc nhìn về vấn đề này, trong Dòng chảy sự kiện hôm nay, chúng tôi mời đến phòng thu trực tiếp luật sư Trương Thanh Đức, giám đốc công ty luật ANVI. Quý vị và các bạn quan tâm chủ đề này có thể tham gia trao đổi cùng khách mời qua số điện thoại 0243.9341040. Chúng tôi xin nhắc lại số điện thoại 02439341040.
# Trước hết xin trân trọng cảm ơn luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI đã nhận lời tham gia chương trình cùng chúng tôi.
Luật sư Trương Thanh Đức: Chào quý vị, chào BTV
1/ Thưa luật sư Trương Thanh Đức, lý do mà cơ quan soạn thảo đưa ra quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư đó là nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình cải tạo 2.500 khối chung cư cũ trên cả nước hiện nay. Thế nhưng, quy định này lại ảnh hưởng đến tất cả người dân đang sở hữu chung cư. Phải chăng, cơ quan quản lý nhà nước đang đẩy cái khó sang cho người dân, thưa ông?
Luật sư Trương Thanh Đức trả lời:
2/ Cảm ơn Luật sư Trương Thanh Đức. Trước khi tiếp tục trao đổi, xin mời ông và quý vị thính giả nghe phản ánh sau:
15-03 DCSK- PHAN ANH
Trong suy nghĩ lâu nay của phần lớn người dân Việt Nam, bất động sản nhà ở không chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu về chỗ ở mà còn được coi là khối tài sản lâu dài và vĩnh viễn của người chủ sở hữu. Vì thế, quy định về thời hạn sở hữu chung cư trong dự thảo luật nhà ở sửa đổi có tác động lớn đến tâm lý và suy nghĩ của nhiều người, nhất là người dân đang sở hữu, sinh sống tại các căn hộ chung cư
Voxpop:
– Kiểu này thì phải tính toán lại, chứ mua được nhà đâu phải đơn giản. Tích cóp mấy chục năm còn vay mượn hơn một nửa may ra mới mua được. Mong muốn sử dụng lâu dài chứ sau này già không kiếm được tiền mà bị đuổi thì biết đi đâu)
– Mình cũng phải đắn đo suy nghĩ xem là nên mua nhà chung cư hay nhà mặt đất, thậm chí là mảnh đất nhỏ thôi, nhưng là được sở hữu lâu dài và vĩnh viễn. Bởi vì mình có thể ở cho mình, nhưng còn ở cho cả con cháu sau này nữa, cho nên phải cân nhắc rất kỹ)
– Ai cũng thích là tài sản của mình, chứ không phải như kiểu mình đi thuê dài hạn như vậy
– Mình vẫn muốn sở hữu lâu dài, tức là vượt quá thời hạn 50 năm. Bởi vì thực ra mà nói thì cái tài sản nhà cửa đối với người Việt Nam mình nhiều khi nó là một tài sản để để thừa kế.
Ở góc độ khác, nhiều ý kiến lo ngại, điều này có khả năng tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản, tạo xu hướng “mua đất” thay mua nhà. Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban pháp chế, Liên đoàn thương mại Việt Nam phân tích:
Băng: Quy định này có thể tạo thuận lợi cho chung cư cũ nhưng lại tạo ra nhiều cái khác, người dân không mặn mà sử dụng chung cư, trong khi quỹ đất của chúng ta ngày càng hẹp. Cho nên sử dụng chung cư vẫn là quan trọng.
# Vâng, thưa luật sư Trương Thanh Đức, ông có bình luận như thế nào sau khi nghe những ý kiến vừa rồi?
Luật sư Trương Thanh Đức trả lời:
3/ Theo ông, quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư có thể gây ra những tác động gì đến thị trường bất động sản cũng như quyền lợi của người mua chung cư?
Luật sư Trương Thanh Đức trả lời:
4/ Nhưng cũng có ý kiến cho rằng dự thảo luật quy định như vậy đặt vấn đề an toàn sức khoẻ của người sở hữu chung cư lên hàng đầu và với quy định này, giá nhà chung cư cũng có thể điều chỉnh cho phù hợp và có lợi cho người mua. Quan điểm của ông như thế nào?
Luật sư Trương Thanh Đức trả lời:
5/ Theo quy định của dự thảo luật, quyền sở hữu nhà chung cư sẽ có thời hạn, khi hết hạn sử dụng buộc phải phá dỡ, tài sản bị tiêu hủy và không còn quyền sở hữu căn hộ. Nhưng quyền sử dụng đất xây chung cư là lâu dài. Và người dân được tiếp tục sử dụng phần diện tích đất có nhà chung cư, nhưng phải nộp kinh phí xây dựng khu mới. Theo ông, trong thực tế, quyền sở hữu căn hộ và quyền sử dụng đất có nhà chung cư có dễ tách bạch như vậy để vẫn đảm bảo quyền sở hữu tài sản của chủ sở hữu không?
Luật sư Trương Thanh Đức trả lời:
6/ Các chuyên gia cũng cho rằng không thể đồng nhất thời hạn sử dụng nhà chung cư với quyền sở hữu nhà chung cư” được vì đây là hai phạm trù khác nhau và không thể lấy thời hạn sử dụng làm căn cứ chấm dứt quyền sở hữu của người mua chung cư. Ý kiến của ông như thế nào, thưa luật sư Trương Thanh Đức?
Luật sư Trương Thanh Đức trả lời:
7/ Thực tế, việc di dời để cải tạo chung cư cũ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh rất khó khăn do tiến độ cải tạo, phương án di dời, đền bù tái định cư không rõ ràng. Ở nhiều nơi, người dân đã mất niềm tin vào quá trình cải tạo, phương án di dời nên vẫn quyết bám trụ chung cư cũ nát, thậm chí đã nguy hiểm. Dự thảo luật nhà ở sửa đổi đưa ra quy định, khi thời hạn sở hữu chung cư chấm dứt, người dân được tiếp tục sử dụng phần diện tích đất có nhà chung cư, nhưng phải nộp kinh phí xây dựng khu mới. Theo ông, quy định này có khả thi và thuyết phục được người dân không?
Luật sư Trương Thanh Đức trả lời:
8/ Thực tế cũng cho thấy chung cư là loại tài sản có tính thời gian, có sự xuống cấp về công năng sử dụng theo thời gian. Sau đây là một số ý kiến chúng tôi ghi nhận được về giải pháp để giải quyết thực tế này:
15-03 DCSK- VOXPOP
– Việc sở hữu có thời hạn hay không có thời hạn là vấn đề chính sách, nhưng nó phải đồng bộ. Đối với nhà chung cư, khi đặt ra vấn đề sở hữu có thời hạn trong khi đất lại giao không có thời hạn thì ở đây nó sẽ vênh nhau, tại sao ta không mạnh dạn kiến nghị coi như là thuê nhà chung cư 50 năm, đất cũng 50 năm, hết 50 năm anh có nhu cầu thì thuê tiếp)
– Singapore họ quy định trong luật và khi mua bán nhà ở họ quy định hẳn “Nhà này tôi bán là 99 năm- gọi là vĩnh viễn. Nhưng có nhà chỉ có 45-50 năm. Ngay từ đầu người ta mua đã biết được nhà này thời hạn bao lâu. Chứ không phải mua là ở mãi. Chỗ này tôi đề nghị luật cần làm rõ để chúng ta giải quyết được một cách hiệu quả thời hạn của quyền sở hữu. Đây là mắt xích gây ra nhiều tranh cãi nhất.
– 50 năm hay 70 năm là do chất lượng công trình, có thể là hơn. Nhưng sau khi cải tạo thì chúng ta cũng phải có một cơ chế làm sao để người dân tiếp tục được tiếp cận, được mua hoặc như thế nào đó và chúng ta cũng phải đưa ra được lộ trình rất rõ ràng, đưa ra một công thức rất rõ ràng để người dân hiểu được vấn đề đó.
# Vừa rồi là ý kiến của ông Nguyễn Trường Giang, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; ông Phan Trung Lý, nguyên chủ nhiệm ủy ban pháp luật; ông Nguyễn Thế Điệp – Phó Chủ tịch Câu lạc bộ bất động sản Hà Nội.
Còn theo luật sư Trương Thanh Đức, giải pháp nào là tối ưu để vấn đề quyền sở hữu chung cư vừa đảm bảo được mục đích quản lý nhà nước, vừa bảo vệ, bảo đảm tốt nhất quyền lợi của chủ sở hữu?
Luật sư Trương Thanh Đức trả lời:
9/ Người dân bỏ tiền ra để sở hữu, nhưng quyền sở hữu ấy chỉ còn lại 1 nửa hoặc 1/3, tức là không được sở hữu vĩnh viễn về tài sản của họ. Theo ông, dự thảo luật cần quy định rõ về vấn đề quyền lợi và trách nhiệm của từng chủ thể (nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư), nhất là người dân như thế nào?
Luật sư Trương Thanh Đức trả lời:
Thưa quý vị và các bạn! Không phủ nhận thực tế, theo thời gian sử dụng, dù là chung cư cao cấp thì các nhà chung cư sẽ xuống cấp và hạn chế công năng sử dụng. Theo các chuyên gia, cùng với việc đánh giá tác động kỹ lưỡng hơn của quy định này, cần khuyến khích các loại hình dự án xây nhà ở cho thuê như kết hợp truyền thông định hướng để người dân có thể tiếp cận dần với loại hình dự án này, đồng thời có cơ chế đãi ngộ trong thực hiện đầu tư dự án; kiểm soát giá nhà ở phù hợp mức thu nhập người dân…Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn luật sư Trương Thanh Đức đã nhận lời tham gia chương trình cùng chúng tôi. Cảm ơn quý vị và các bạn đã quan tâm theo dõi./.