4.016. Luật hoá quy định, “giải oan” cho tài sản mã hoá.

Luật hoá quy định, “giải oan” cho tài sản mã hoá.

(VTV.vn) – “Nói đến tiền Bitcoin thì tôi xem nhiều chương trình toàn thấy bị lừa…”, một người dân cho biết khi nói về tài sản mã hoá.
Họa sỹ nhí và bức tranh NFT trị giá nửa tỷ đồng

Theo các công bố mới đây nhất từ Hiệp hội Blockchain, Việt Nam luôn nằm trong nhóm các quốc gia dẫn đầu thế giới về tỷ lệ người dân sở hữu tài sản số, tài sản mã hoá. Có tới hơn 21% người Việt đã từng sở hữu dạng tài sản này như Bitcoin hay NFT với tổng giá trị giao dịch hàng năm khoảng 120 tỷ USD, tương đương 3 triệu tỷ đồng. Giá trị giao dịch ngày càng lớn và nhu cầu của người dùng ngày càng gia tăng. Thị trường tài sản mã hoá không chỉ thu hút giới đầu tư mà còn thúc đẩy nhiều hoạt động sáng tạo khác.

Với việc sử dụng công nghệ chuỗi khối sẽ đảm bảo rằng một tác phẩm nghệ thuật sẽ khó có thể bị sao chép hơn nếu được gắn NFT – Non Fungible Token và biến chúng trở thành tài sản mã hoá đã khiến các nhà sưu tầm trả nhiều tiền hơn cho nghệ sỹ.

Chẳng hạn, ngay tại Việt Nam, vào năm 2021, Xèo Chu – một hoạ sỹ nhí sinh năm 2007 đã bán thành công bức tranh “Hoa mai may mắn” trên Binance và thu về khoảng 23.000 USD, hơn 500 triệu đồng. Còn bức tranh NFT đắt nhất thế giới từng được bán thành công với giá lên tới gần 92 triệu USD.

Người dân còn mơ hồ tiền mã hóa, tài sản mã hóa

Bên cạnh những người tự sáng tạo ra các dạng tài sản ảo như Xèo Chu, nhiều người lại tìm kiếm cơ hội từ việc trao đổi, mua qua bán lại kiếm lời các dạng tài sản mã hoá. Phổ biến nhất là Bitcoin rồi tới các đồng crypto.

Mặc dù vậy, hiện nay các giao dịch mua bán chủ yếu lại diễn ra trên các sàn quốc tế hoặc thoả thuận trực tiếp đi kèm với nhiều rủi ro. Trước hết là các giao dịch không được bất cứ cơ quan chức năng nào quản lý, khi xảy ra tranh chấp cũng rất khó phân định khi không có cơ sở định giá cho các sản phẩm tranh chấp.

Chẳng hạn, 1 Bitcoin hiện có giá thị trường hơn hơn 2 tỷ đồng nhưng xảy ra vụ trộm 1 Bitcoin thì toà án tại Việt Nam lại chưa có cơ sở đánh giá thiệt hại của việc này là bao nhiêu. Hiểu biết của người dân về tiền mã hoá hay tài sản mã hoá cũng rất khác nhau.

“Tiền kỹ thuật số tôi không nắm được, tiền ảo tôi cũng không nắm được”;

“Tôi thấy người ta tham gia coin rồi đồng nọ, đồng kia được lãi sinh rất nhiều”;

“Nói đến tiền Bitcoin thì tôi xem nhiều chương trình toàn thấy bị lừa…”.

Ham tiền ảo, mất tiền thật

“Bẫy lừa đảo đầu tư” cũng là một phần của thị trường tiền số, tiền mã hoá hay tài sản mã hoá khi mà các quy định pháp lý còn thiếu. Đâu là sàn có thể tin tưởng được, đâu là sàn lừa đảo. Người dùng có lẽ thật khó để phân biệt.

Tin vào lời hứa sinh lợi cao, một người phụ nữ đã bỏ hết tiền tiết kiệm vào hệ thống tiền ảo Cashback Pro. Vài lần đầu chị rút được lãi nhưng những lần sau thì không. Những kỳ vọng lãi mẹ đẻ lãi con không thành và tiền gốc cũng mặt trắng.

Nhu cầu lớn nhưng các thiếu các quy định pháp lý cụ thể, thị trường tiền mã hoá, tài sản mã hoá vì thế vẫn là một thị trường nhạy cảm với nhiều “bẫy đầu tư”.

Một thanh niên khác cũng tham gia đầu tư tiền ảo qua hội nhóm, đã nhiều lần tìm cách rút tiền gốc nhưng không thành. 1,8 tỷ đồng đã không cánh mà bay trên một sàn giao dịch giả mạo.

Nhu cầu lớn nhưng các thiếu các quy định pháp lý cụ thể, thị trường tiền mã hoá, tài sản mã hoá vì thế vẫn là một thị trường nhạy cảm với nhiều “bẫy đầu tư”. Thiệt hại của các nạn nhân khi xảy ra tranh chấp cũng khó tính toán, định giá và việc xử lý, giải quyết cũng rất khó khăn.

Pháp lý cho tài sản mã hóa thúc đẩy dòng vốn lớn vào nền kinh tế

Không chỉ rủi ro cho người tiêu dùng, thiếu khung pháp lý rõ ràng là khiến Việt Nam bỏ lỡ mất nhiều cơ hội từ thị trường tiền mã hoá. Thị trường mà giá trị giao dịch hàng năm cao hơn gấp đôi tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản, nhưng lại không có đóng góp nào cho ngân sách.

Nhiều doanh nghiệp của người Việt trong lĩnh vực này nhưng lại là pháp nhân nước ngoài. Vì thế, các chuyên gia đánh giá cần sớm luật hoá được hoạt động giao dịch, đầu tư tiền mã hoá, tài sản số để giúp thúc đẩy dòng tiền nhiều tỷ USD lưu thông trong nền kinh tế.

Trước tiên, việc có khung pháp lý cho các giao dịch tiền mã hoá, tài sản số sẽ tạo ra nguồn thu mới cho ngân sách.

Tiến sĩ Đặng Minh Tuấn – Chủ tịch Liên minh Blockchain Việt Nam đánh giá: “Khi giao dịch được đưa vào quản lý rủi ro sẽ hạn chế, nên nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp phải cập nhật và theo dõi rất đầy đủ các thông tin từ cơ quan quản lý về các quy định khung pháp lý này”.

“Về nguyên tắc, chúng ta có thể thu được thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập… và các thuế khác liên quan. Khi đồng tiền đó được giao dịch chính thức, chắc chắn sẽ là nguồn thu đáng kể vì quy mô khối lượng giao dịch của thị trường hiện nay rất lớn”, Luật sư Trương Thanh Đức nhận định.

Không chỉ rủi ro cho người tiêu dùng, thiếu khung pháp lý rõ ràng là khiến Việt Nam bỏ lỡ mất nhiều cơ hội từ thị trường tiền mã hoá.

Bên cạnh đó, khung pháp lý cũng giúp các doanh nghiệp có thể yên tâm hoạt động, từ đó thu hút dòng vốn đầu tư vào Việt Nam.

Ông Đào Hoàng Thanh – Sáng lập LaunchZone đánh giá: “Tôi nghĩ đó là một tín hiệu tích cực. Chẳng hạn như với startup thì đây là môi trường rất mở để cho các bạn khởi nghiệp Blockchain có thể tìm kiếm cơ hội và có định hướng rõ ràng hơn, cũng như nhận định đâu là ngưỡng ranh giới tốt, đâu là ngưỡng ranh giới xấu để tự tin phát triển dự án của mình”.

Mới đây, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về việc triển khai thí điểm phát hành và giao dịch tài sản mã hóa. Nghị quyết đề xuất cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an để giám sát hoạt động của thị trường. Sự phối hợp này nhằm đảm bảo rằng các chính sách mới không chỉ bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư mà còn thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực tài chính số.

Ông Hoàng Minh Hiếu – Ủy viên thường trực Uỷ ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội: “Chúng ta sẽ công nhận tài sản mã hoá và tiếp thu kinh nghiệm các nước và chia thành các dạng tài sản khác nhau để từ đó có những cách thức quản lý phù hợp. Dự kiến Quốc hội sẽ thảo luận và thông qua trong kỳ hợp thứ 5 này”.

Thống kê từ Tripple A cho thấy, Singapore chỉ đứng thứ 8 toàn cầu với hơn 650 ngàn người sở hữu tài sản số nhưng với những chính sách sớm, cởi mở đã thu hút 627 triệu USD đầu tư đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực này năm 2023. Chính vì thế, khi Việt Nam có tỷ lệ sở hữu tài sản số đứng thứ 2 với 21%, số tiền thu hút đầu tư được kỳ vọng là sẽ lớn hơn nhiều.

Khi khung phap lý con đang được hoàn thiện, điều quan trọng lúc này có lẽ là cần tự trang bị kiến thức để hiểu rõ về những quyết định đầu tư của mình. Cùng với đó là sự thận trọng trước các lời mời gọi đầu tư, trong đó những dự án hứa hẹn lợi nhuận cao bất thường là một dấu hiệu cần hết sức lưu tâm.

VTV Digital

—————

VTV1 (Kinh tế) ngày 01-4-2025:

https://vtv.vn/kinh-te/luat-hoa-quy-dinh-giai-oan-cho-tai-san-ma-hoa-20250401145443079.htm

(Phút 06:08 & 62/1.515)

Bài viết 

314. Bài 3: Khát vọng hùng cường - Thể chế tốt phải...

Bài 3: Khát vọng hùng cường - Thể chế tốt phải tạo ra sự đột phá. Luật sư Trương...

Bình luận 

441. Bình luận Dự thảo Luật Sửa đổi bổ sung...

Bình luận Dự thảo Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Doanh...

Phỏng vấn 

4.461. Xây dựng khung pháp lý cho tiền ảo.

Xây dựng khung pháp lý cho tiền ảo. (ANTV) - Hiện nay, Việt Nam đang nằm...

Trích dẫn 

4015. Giải pháp nào ngăn chặn tình trạng trúng...

Giải pháp nào ngăn chặn tình trạng trúng đấu giá đất rồi bỏ cọc? (CAND) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 243,884