(VOV1) – Thời gian qua, những quy định, quy chuẩn về phòng cháy chữa cháy được nhận định là “khó như lên trời” khiến hàng loạt doanh nghiệp nhiều ngành nghề cả nước không thể đáp ứng, dẫn tới đình trệ sản xuất kinh doanh. Nhằm tháo gỡ những vướng mắc cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, mới đây Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng cháy, chữa cháy. Trong đó, yêu cầu đẩy mạnh cải cách, cắt giảm mạnh thủ tục hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện.
Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, trọng tài viên kiêm thành viên Hội đồng Khoa học Pháp lý Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam sẽ cùng bàn luận chủ đề này.
(chương trình phát thanh trực tiếp Câu chuyện thời sự 7h15 sáng 11-4-2023 tại VOV 41 Bà Triệu, Hà Nội).
—————-
VOV1 (Câu chuyện thời sự – trực tiếp) 11-4-2023:
(23 phút) #PCCC
—————
Kịch bản
CÂU CHUYỆN THỜI SỰ 11/4/2023
Chủ đề: Rà soát Quy định phòng cháy chữa cháy- Bảo đảm an toàn, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư xây dựng.
Khách mời: Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên kiêm thành viên Hội đồng Khoa học Pháp lý Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.
Thưa quý vị và các bạn! Theo ý kiến của nhiều hiệp hội doanh nghiệp, các tiêu chuẩn, quy chuẩn mới về phòng cháy chữa cháy khi ban hành không phân biệt quy mô dự án, tính chất công trình, gây khó khăn, tăng chi phí tuân thủ với các đơn vị có quy mô nhỏ. Bên cạnh đó, một số tiêu chuẩn khó thực hiện trong thực tế. Hiện nay có một số quy định liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy đang gây khó khăn cho doanh nghiệp xây dựng như: Tòa nhà có 20 tầng trở lên phải có một tầng để lánh nạn, tiêu chuẩn quạt hút khói phải chịu được nhiệt độ 400 độ C trong vòng 2 tiếng…
Trước thực trạng đó, ngày 5/4 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng cháy, chữa cháy. Trong đó, yêu cầu đẩy mạnh cải cách, cắt giảm mạnh thủ tục hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện. “Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về PCCC trong đầu tư xây dựng nhà và công trình hoạt động sản xuất, kinh doanh” là chủ đề của Câu chuyện Thời sự hôm nay. Cùng bàn luận vấn đề này, chúng tôi đã mời tới phòng thu Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI. Luật sư Trương Thanh Đức cũng là Trọng tài viên kiêm thành viên Hội đồng Khoa học Pháp lý Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.
Bây giờ, mời BTV Thành Trung bắt đầu Câu chuyện thời sự cùng vị khách mời của chúng ta.
Thành Trung: Trước hết xin cảm ơn Luật sư Trương Thanh Đức đã tham gia chương trình.
Luật sư Trương Thanh Đức chào thính giả…
Để có thêm thông tin về những vướng mắc trong quy định liên quan đến công tác phòng cháy chữa cháy tại các công trình xây dựng, mời Luật sư Trương Thanh Đức và quý vị thính giả cùng theo dõi tổng hợp ngắn sau đây:
V111/4 TH PCCC – CCTS
# Gần đây, chỉ trong 18 tháng, Bộ Xây dựng đã ban hành 03 Quy chuẩn về PCCC, với những quy định được cho là gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp khi áp dụng, như Quy định phải bọc bảo vệ chống cháy cho kết cấu (dùng sơn chống cháy, vữa chống cháy…). Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, trên thị trường Việt Nam hiện nay có rất ít sản phẩm sơn/ vữa chống cháy có thể đáp ứng yêu cầu chống cháy theo quy định.
Rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nêu khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện quy định pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, đặc biệt là các công trình sử dụng sơn chống cháy.
Theo quy định, hiện nay các cơ sở như nhà chung cư, nhà hỗn hợp, khách sạn, nhà làm việc của doanh nghiệp cao dưới 5 tầng, cửa hàng kinh doanh, sửa chữa bảo dưỡng xe dưới 500 m2 cũng phải thông báo về đảm bảo an toàn PCCC với cơ quan chức năng; phải được thẩm duyệt thiết kế. Vì vậy, khi kiểm tra, một số lượng lớn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất bị buộc phải dừng hoạt động để khắc phục. Thêm vào đó, theo quy định mới, các công trình có hạng mục cải tạo, sửa chữa dù nhỏ vẫn phải xin cấp giấy phép thẩm duyệt thiết kế.
Về quy định khoảng cách phòng cháy chống cháy giữa các nhà và công trình, được sửa đổi, bổ sung liên tục tại các lần sửa đổi năm 2020, 2021, 2022. Tuy nhiên, theo phản ánh của các doanh nghiệp, yêu cầu về khoảng cách PCCC do Bộ Công an đặt ra khó thực hiện, đặc biệt tại các đô thị có mật độ xây dựng cao như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
1/ Thưa Luật sư Trương Thanh Đức, ông có bình luận gì sau khi nghe tổng hợp vừa rồi? (Những quy định về phòng cháy chữa cháy luôn được sửa đổi, bổ sung. Mặc dù vậy, nhiều quy định vẫn chưa phù hợp với thực tiễn…?)
Luật sư Trương Thanh Đức trao đổi:
2/ Với những khó khăn, vướng mắc như vậy, Công điện của Thủ tướng được ban hành thời điểm này có ý nghĩa như thế nào, thưa Luật sư?
Luật sư Trương Thanh Đức trao đổi:
Vâng, chúng tôi cũng ghi nhận ý kiến của các doanh nghiệp, kỳ vọng thông qua các góp ý, cơ quan chức năng sẽ sớm sửa đổi các quy định phòng cháy chữa cháy cho phù hợp với thực tiễn. Xin dẫn lời ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam:
(Băng: Không chỉ các doanh nghiệp trong nước mà các doanh nghiệp FDI, tức là các nhà đầu tư nước ngoài cũng thắc mắc chúng ta làm tiêu chuẩn quá cao. Phương thức kiểm định của chúng ta, thủ tục còn rầy rà, chính vì vậy cũng ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. Do đó, chúng tôi cho rằng công điện của Thủ tướng rất kịp thời).
3/ Luật sư Trương Thanh Đức có bình luận gì về ý kiến của ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam?
Luật sư Trương Thanh Đức trao đổi:
4/ Thực tế thời gian qua- sau những vụ cháy gây thiệt hại lớn về người và của, như các vụ cháy quán karaoke, cháy chung cư- thì kiểm tra đến đâu là phát hiện vi phạm trong PCCC đến đó. Theo ông, trách nhiệm của các bên như thế nào? (Chủ đầu tư công trình/ chính quyền địa phương/ bên cấp phép xây dựng/ nghiệm thu PCCC?)
5/ Liệu có phải do buông lỏng quản lý, các điều kiện – được quy định rõ – về PCCC bị phớt lờ, bỏ qua, khiến giờ đây, việc TUÂN THỦ ĐÚNG các quy định, yêu cầu cơ bản trong PCCC cũng là một khó khăn cho doanh nghiệp?
6/ Để hiểu rõ hơn về việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình trong thực tế, chúng tôi đã phỏng vấn PGS.TS Vũ Ngọc Anh – Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng):
(Trích PV/ hoặc ý kiến của ông Ngọc Anh)
(Gần đây một số phương tiện thông tin đại chúng cho rằng quy chuẩn yêu cầu nâng bậc chịu lửa của kết cấu thép phải dùng sơn chống cháy, Vụ Khoa học công nghệ và môi trường khẳng định là quy chuẩn 06:2022/BXD hay các phiên bản trước đây đều không có yêu cầu phải dùng sơn để nâng bậc chịu lửa của kết cấu thép. Để nâng bậc chịu lửa của kết cấu thép có nhiều giải pháp, cụ thể như: Ốp gạch, bọc bê tông, bọc vữa, bọc phụ gia khoáng, sơn…Việc dùng giải pháp nào cho hiệu quả là do chủ đầu tư và tư vấn thiết kế lựa chọn.)
7/ Như PGS.TS Vũ Ngọc Anh – Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) khẳng định, Quy chuẩn Việt Nam 06/2022/BXD: Đảm bảo phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam. Trong khi các doanh nghiệp “kêu” khó thực hiện. LS Trương Thanh Đức bình luận gì về thực tế này? (Phải chăng, do công tác phổ biến pháp luật chưa “tới nơi”, hoặc do hướng dẫn áp dụng mỗi nơi 1 kiểu, gây khó cho doanh nghiệp?)
8/ Công điện của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương, nhất là Bộ Công an đã tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt, có hiệu quả công tác PCCC, bước đầu đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo chuyển biến tích cực, kiềm chế và giảm cả ba tiêu chí về số vụ, thiệt hại về người và tài sản do cháy gây ra. Tuy nhiên, quá trình rà soát, kiểm tra phát hiện nhiều công trình, cơ sở chưa bảo đảm đầy đủ các điều kiện an toàn về phòng chống cháy, nổ theo quy định pháp luật, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, buộc phải tạm dừng hoạt động, làm gián đoạn hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh.
Thưa Luật sư Trương Thanh Đức, vấn đề quản lý đặt ra ở đây: Làm sao thực thi được pháp luật, quy định về PCCC, bảo đảm an toàn, và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư xây dựng, đặc biệt không làm khó doanh nghiệp với những quy định/ quy chuẩn thiếu khả thi?
9/ Đến 30/4 này là thời hạn các Bộ, ngành, địa phương phải gửi các báo cáo về rà soát chính sách pháp luật PCCC, những vướng mắc phát sinh về PCCC trong đầu tư xây dựng nhà và công trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp… Theo Luật sư Trương Thanh Đức,để thực hiện nghiêm túc Công điện của Chính phủ, tháo gỡ thực chất khó khăn, vướng mắc về PCCC trong đầu tư xây dựng, cần phải có giải pháp gì?
Xin trân trọng cảm ơn LS Trương Thanh Đức đã tham gia bàn luận Câu chuyện Thời sự: Rà soát Quy định phòng cháy chữa cháy- Bảo đảm an toàn, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư xây dựng.
Thông tin tham khảo:
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 220/CĐ-TTg ngày 5/4/2023 về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC).
Công điện nêu rõ, thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương, nhất là Bộ Công an đã tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt, có hiệu quả công tác PCCC, bước đầu đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo chuyển biến tích cực, kiềm chế và giảm cả ba tiêu chí về số vụ, thiệt hại về người và tài sản do cháy gây ra.
Tuy nhiên, quá trình rà soát, kiểm tra phát hiện nhiều công trình, cơ sở chưa bảo đảm đầy đủ các điều kiện an toàn về phòng chống cháy, nổ theo quy định pháp luật, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, buộc phải tạm dừng hoạt động, làm gián đoạn hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh.
Để bảo đảm tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về PCCC, đồng thời phục vụ có hiệu quả hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các bộ, ngành, địa phương rà soát chính sách, pháp luật về PCCC để kịp thời sửa đổi, bổ sung ngay theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung; đẩy mạnh cải cách, cắt giảm mạnh thủ tục hành chính trong lĩnh vực PCCC, đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội. Phân loại cụ thể theo nhóm các công trình, cơ sở có khó khăn, vướng mắc trong việc khắc phục sau kiểm tra, rà soát; chủ động, kịp thời giải đáp, hướng dẫn đầy đủ, cụ thể chi tiết các quy định và giải pháp để cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân khắc phục tổng thể các vi phạm, thiếu sót về PCCC của công trình, cơ sở, phục vụ có hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh (hoàn thành trước ngày 30/4/2023).
Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc về PCCC trong đầu tư xây dựng nhà và công trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp; làm rõ nguyên nhân để có giải pháp bổ sung, sửa đổi theo thẩm quyền ngay những tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, bảo đảm phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh, đồng thời cương quyết cắt giảm thủ tục hành chính rườm rà không cần thiết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về PCCC (báo cáo kết quả thực hiện với Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/4/2023).
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác định rõ vai trò, trách nhiệm xử lý ngay những hạn chế, bất cập, cản trở trong quản lý nhà nước về PCCC trên địa bàn mình quản lý. Chỉ đạo có giải pháp cụ thể, chi tiết để xử lý dứt điểm những vi phạm về PCCC trong đầu tư xây dựng theo thẩm quyền để khẩn trương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về PCCC, phục vụ có hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. Tổng hợp những khó khăn, vướng mắc về PCCC ngoài thẩm quyền giải quyết để kiến nghị Bộ Công an, Bộ Xây dựng hướng dẫn hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền kịp thời giải quyết (gửi về Bộ Công an, Bộ Xây dựng trước ngày 20/4/2023).
Các bộ, ngành, địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, nhất là những quy định, giải pháp tháo gỡ khó khăn, bất cập trong công tác PCCC đã ban hành để người dân, doanh nghiệp kịp thời nắm bắt và thuận lợi trong triển khai thực hiện. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm trong quản lý nhà nước về PCCC, đề cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc hướng dẫn tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc về PCCC thuộc thẩm quyền và báo cáo đề xuất các cấp nếu vượt thẩm quyền.Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc, định kỳ hàng tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình, kết quả thực hiện Công điện này./.
https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/bo-cong-an-giai-dap-cac-thac-mac-cua-doanh-nghiep-ve-phong-chay-chua-chay-119230408234552675.htm
—————
Báo xxx (Chuyên mục) ngày xx-xx-2023:
Link 12 nghiêng
(Số chữ/số chữ) #PCCC