(VTV1) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC, trả lời phỏng vấn phóng viên – Biên tập viên Linh Thuỷ ngày 02-5-2023 tại VTV1, phát trên VTV1 Vấn đề hôm nay ngày 02-5-2023.
—————
VTV1 (Vấn đề hôm nay) ngày 02-5-2023:
https://vtv.vn/video/van-de-hom-nay-02-5-2023-618847.htm
(20 phút)
——————–
Câu hỏi về Phòng chống rửa tiền
- Trước tiên, theo ông tại sao lại cần đưa ra mức 400 triệu đồng phải báo cáo. Tại sao không nhiều hơn, không ít hơn, và cũng không phải là giữ nguyên mức 300 triệu đồng như hiện hành?
- Cao hơn 10 năm trước 100 nếu so về con số
- Thấp hơn nếu so về giá trị tính theo lạm phát
- Với công nghệ và yêu cầu cao hơn thì cũng tạm thời hợp lý
- Cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư… như đơn vị của ông cũng là nhóm thuộc diện phải báo cáo giao dịch. Vậy thực tế thời gian qua số lượng giao dịch báo cáo tại đơn vị của ông thế nào? Có ảnh hưởng gì tới hoạt động của DN không?
- Cũng giống như các đối tượng phải báo cáo khác, các công ty luật, văn phòng luật sư cũng phải:
+ Nhận biết khách hàng, trong đó có việc ban hành quy định nội bộ nhận biết khách hàng
+ Báo cáo giao dịch lớn: 400 triệu tiền mặt
+ Báo cáo giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ: Lớn bất thường, phức tạp hoặc bất thường khác.
- Công ty chúng tôi không bị ảnh hưởng do việc phải báo cáo, vì giao dịch với cả doanh nghiệp và cá nhân đều thông qua việc chuyển khoản qua ngân hàng rất tiện lợi, nên mức thù lao nhận được trên 300 triệu đồng trước kia hay 400 triệu đồng hiện nay thì sẽ không phải báo cáo.
- Theo như quy định đưa ra, kinh doanh bất động sản là đối tượng phải báo cáo. Vậy cụ thể giao dịch thế nào thì phải báo cáo, và ai báo cáo? Nếu họ giao dịch với nhau bằng tiền mặt thì sao?
- Công ty kinh doanh bất động sản phải báo cáo, trừ hoạt động cho thuê, cho thuê lại bất động sản và dịch vụ tư vấn bất động sản;
- Trường hợp báo cáo:
+ Giao dịch lớn: 400 triệu tiền mặt/ lần hoặc ngày
+ Giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ: Lớn bất thường, phức tạp hoặc bất thường khác.
- Nếu nói là giao dịch đáng ngờ thì phải báo cáo, thì thế nào là “đáng ngờ”? Luật có quy định thế nào về nội dung này?
4.1. Giao dịch đáng ngờ: 8 dấu hiệu cơ bản & 7 lĩnh vực cụ thể.
4.2. Có 8 dấu hiệu cơ bản:
- Khách hàng cung cấp thông tin nhận biết khách hàng không chính xác hoặc không nhất quán;
- Khách hàng thuyết phục đối tượng phải báo cáo về việc không báo cáo cơ quan NN có thẩm quyền;
- Không thể xác định được khách hàng theo thông tin khách hàng cung cấp hoặc giao dịch liên quan đến một bên không xác định được danh tính.
- Số điện thoại do khách hàng cung cấp không thể liên lạc được hoặc không tồn tại số điện thoại này sau khi mở tài khoản hoặc thực hiện giao dịch.
- Giao dịch được thực hiện theo lệnh hoặc theo ủy quyền của tổ chức, cá nhân có trong Danh sách cảnh báo.
- Giao dịch mà qua thông tin nhận biết khách hàng hoặc qua xem xét về cơ sở kinh tế và pháp lý của giao dịch có thể xác định được mối liên hệ giữa các bên tham gia giao dịch với các hoạt động phạm tội hoặc có liên quan đến tổ chức, cá nhân có trong Danh sách cảnh báo.
- Tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch với số tiền lớn không phù hợp với hoạt động kinh doanh, thu nhập của tổ chức, cá nhân này.
- Khách hàng yêu cầu đối tượng báo cáo thực hiện giao dịch không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
4.3. 07 lĩnh vực cụ thể:
- Ngân hàng
- Trung gian thanh toán
- Bảo hiểm nhân thọ
- Chứng khoán
- Kinh doanh trò chơi có thưởng
- Kinh doanh bất động sản
- Giao dịch chuyển tiền điện tử
- Vậy một cách khái quát, quy định này có ảnh hưởng gì đến giao dịch ngân hàng thông thường của người dân, doanh nghiệp hay không?
- Gần như không, trên thực tế đã thực hiện hơn chục năm theo Luật, chưa kể trước đó theo NĐ
- Nếu giao dịch bình thường, không gian lận, phạm pháp thì không ảnh hưởng gì.
- Chủ yếu là ngân hàng và các tổ chức khác phải báo cáo vẫn thực hiện. Ngân hàng thì báo cáo tự động với giao dịch có giá trị lớn, chỉ phải báo cáo thủ công đối với các giao dịch đáng ngờ, thì vẫn làm thường xuyên một cách bình thường.
- Luật Phòng, chống rửa tiền mới thông qua năm 2022 chưa quy định cụ thể hành vi rửa tiền qua tiền ảo, bởi những lo ngại cho rằng: nếu đưa vào thì đồng nghĩa với việc thừa nhận các loại hình này trong khi chưa có khuôn khổ pháp lý. Vậy theo ông, sẽ cần có những văn bản dưới luật như thế nào để tránh khoảng trống pháp lý lâu nay với tiền ảo, tiền kỹ thuật số?
- Hiện nay vẫn chưa được thừa nhận là một loại phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.
- Vấn đề chưa được nghiên cứu và nhận diện rõ nên chưa đưa vào Luật.
- Nhưng nó tồn tại khách quan và rất cần phải sớm có quy định điều chỉnh
- Luật đã giao cho Chính phủ quy định.
- Hiện chúng ta không có một cổng thanh toán chung, duy nhất để kiểm soát dòng tiền ra- vào quốc gia. Nguy cơ trốn thuế, rửa tiền qua cổng thanh toán quốc tế đã được cảnh báo. Ông bình luận thế nào về rủi ro này?
- Đây là một nguy cơ phức tạp, khó kiểm soát.
- Cần nhanh chóng có giải pháp xử lý.
- Các cơ quan chức năng phối hợp.
- Chưa nói đến các nền tảng giao dịch tiền ảo, mà ngay cả các nền tảng dịch vụ ngân hàng điện tử cũng bị lợi dụng để rửa tiền. Như vậy cần phải đảm bảo tính chính danh và có cơ chế giám sát khi đăng ký mở và sử dụng tài khoản?
- Nhận biết khách hàng đối với việc mở tài khoản ngân hàng và tài khoản khác như ví điện tử, mobimoney.
- Dấu hiệu đáng ngờ…