(QHTV) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC, trả lời phỏng vấn phóng viên Thăng ngày 21-5-2023 tại số 1 Đinh Lễ, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, phát trên QHTV ngày xx-xx-2023.
PGS.TS Bùi Thị An: Đáp ứng nguyện vọng của cử tri và nhân dân
Nguyên ĐBQH Khóa XIII (Đoàn ĐBQH TP Hà Nội), Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội, PGS.TS Bùi Thị An nhận định, tại Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội cho ý kiến, xem xét thông qua nhiều nội dung quan trọng thu hút sự quan tâm và kỳ vọng của cử tri và nhân dân cả nước, cũng như đồng bào ta tại nước ngoài.
Nguyên ĐBQH Khóa XIII, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội, PGS.TS Bùi Thị An
Kỳ họp này, Quốc hội thảo luận, xem xét, quyết định về nhiều nội dung quan trọng. Công tác lập pháp cũng rất “nặng” tại kỳ họp này, trong đó, Quốc hội cho ý kiến đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Đây là một đạo luật quan trọng. Bản thân tôi cũng đặc biệt quan tâm đến dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này.
Tôi ấn tượng sâu sắc trong phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội dành thời gian nghiên cứu, tập trung thảo luận kỹ lưỡng, đánh giá tính đồng bộ và sự phù hợp của các dự án, dự thảo luật với Hiến pháp và đường lối, chủ trương của Đảng, cân nhắc thận trọng về tính hợp lý, khả thi, tác động của các chính sách mới được đề xuất; đặc biệt lưu ý bảo đảm tính công khai, minh bạch, chặt chẽ, không tạo kẽ hở cho các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ.
Tôi cho rằng, đây là chỉ đạo mang tính chất định hướng, không chỉ trước mắt mà lâu dài. Nếu các luật, điều luật đều đáp ứng được yêu cầu này thì lợi ích mang lại cho quốc gia, cho dân là rất lớn.
Bên cạnh dự án Luật Đất đai (sửa đổi), kỳ họp này Quốc hội cũng thảo luận về nhiều dự án luật quan trọng khác, liên quan đến đời sống nhân dân, đến phát triển kinh tế – xã hội nói chung.
Có thể thấy, hiện nay đất nước đã hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế, do đó, định hướng, phát triển nền kinh tế là rất quan trọng. Trong đó, cần những quyết sách đúng đắn về đầu tư công thế nào, ban hành, thực hiện và điều chỉnh các vấn đề tài khóa ra sao, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển thế nào… Đây đều là những vấn đề trọng tâm mang tính nền tảng để giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển ổn định.
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, thực tế cho thấy nền kinh tế thế giới, địa chính trị đã biến động không ngừng… Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam. Trước bối cảnh đó, càng đòi hỏi Quốc hội cần có những quyết sách sáng suốt, kịp thời. Cùng với đó, cần nâng cao hiệu quả của các chương trình giám sát, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia… để thúc đẩy và phát triển một cách toàn diện của nền kinh tế.
Ngoài ra, tôi cho rằng, để nâng cao hơn nữa tính hiệu quả trong quá trình thực thi các Nghị quyết, chính sách… thì Quốc hội vẫn cần tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác nhân sự. Quốc hội cần nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc lấy phiếu tín nhiệm, đánh giá kết quả hoạt động của các đồng chí lãnh đạo do Quốc hội bầu và phê chuẩn. Tôi muốn nhấn mạnh rằng, trách nhiệm của người đứng đầu rất quan trọng, công tác cán bộ là một yếu tố then chốt, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, thực hiện tốt các quy định của hệ thống pháp luật, thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển.
Luật sư Trương Thanh Đức: Nâng cao tinh thần kỷ cương, kỷ luật của cán bộ, công chức
Giám đốc Công ty Luật ANVI, Luật sư Trương Thanh Đức chia sẻ, trong bài phát biểu tại Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khoá XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh nhiều yếu tố quan trọng, trong đó nhấn mạnh về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) – dự luật vừa được lấy ý kiến nhân dân. Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh đến việc chấn chỉnh, khắc phục tình trạng kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm, né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm của một số bộ phận cán bộ, công chức.
Tôi cho rằng, nói về Luật Đất đai thì rất nhiều cử tri, nhân dân quan tâm. Tuy nhiên, điều này cũng là sức ép, cần phải làm thế nào để mỗi luật, điều luật của Quốc hội xây dựng đều có ý nghĩa thiết thực, đi vào cuộc sống, phù hợp với nguyện vọng, với mong muốn của cử tri và người dân.
Việc lấy ý kiến rộng rãi ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã thể hiện sự quan tâm của Quốc hội với nhân dân, những quy định tại dự thảo Luật đã dựa trên sự lắng nghe, hài hoà nguyện vọng của nhân dân. Tuy nhiên, để các điều luật đáp ứng được yêu cầu tiễn hay chưa thì vẫn cần có sự thảo luận, góp ý của các đại biểu Quốc hội, qua đó có sự điều chỉnh cho thống nhất, hợp lý.
Đối với vấn đề kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm, còn có tình trạng né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi công vụ… chúng ta cần những quy định nhằm giải quyết được gốc rễ vấn đề này. Những luật, điều luật có quy định rõ ràng, chi tiết, sẽ là căn cứ vững chắc giúp cán bộ có nhận thức rõ ràng về trách nhiệm cũng như thực hiện công việc của mình một cách hiệu quả hơn. Qua đó, thúc đẩy tinh thần dám nghĩ, dám làm của cán bộ.
Tác giả
—————
Đại biểu Nhân dân (eMagazine) ngày 23-5-2023:
(378/1.093)
(Trả lời truyền hình, nhưng thấy trên báo)