4.077. Ngân hàng và trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân của khách hàng

(VOV2) – Bảo vệ dữ liệu cá nhân ngày càng trở nên cấp thiết đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng do liên quan tới tài sản có giá trị của nhiều người.

Hiện nay, thông tin cá nhân là loại thông tin giá trị nhất, là tài sản của cá nhân và tổ chức, đây được coi là “mỏ vàng”, là mục tiêu săn tìm của tội phạm mạng. Thời gian qua, việc lộ lọt dữ liệu cá nhân đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyền riêng tư, là cơ sở để vấn nạn mua bán thông tin cá nhân, lừa đảo công nghệ cao diễn ra tràn lan và ngày càng nhức nhối.

Ghi nhận từ Cổng Cảnh báo An toàn thông tin Việt Nam, năm 2022, diễn ra hơn 12.935 trường hợp lừa đảo trực tuyến, với 2 loại hình chính là lừa đảo để đánh cắp thông tin cá nhân và lừa đảo tài chính. Tuy nhiên, dù với hình thức nào, các đối tượng cũng đều thông qua dữ liệu cá nhân thu thập được, từ đó, dựng lên những kịch bản lừa đảo đa dạng, tinh vi, từ thiết kế giao diện web, đường link, mà thoạt nhìn qua rất dễ bị nhầm lẫn với các tổ chức uy tín. Từ đó, người dùng dễ dàng bị cuốn theo chiêu trò lừa đảo như: chuyển khoản đặt cọc, hay truy cập vào các đường link độc hại, sau đó là bị chiếm đoạt tài sản. Không chỉ dừng lại ở đó, thông qua việc thu thập được thông tin cá nhân, các đối tượng có thể chiếm quyền sử dụng các tài khoản mạng của người dùng và tiếp tục “giăng chiêu trò” cho hàng loạt bạn bè của người dùng đó.

Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này ngày càng gia tăng là do nhận thức của một bộ phận không nhỏ người dân trong việc bảo vệ thông tin cá nhân còn thấp. Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân từ một số nhân viên ngân hàng vì mục đích thu lợi đã cho phép bên thứ ba tiếp cận phần mềm lưu trữ dữ liệu thông tin cá nhân của khách hàng.

Thực tế cho thấy, có trường hợp khách hàng vừa liên hệ với ngân hàng để hỏi thủ tục vay vốn thì chỉ một lúc sau đã có người mạo danh là nhân viên ngân hàng được phân công hỗ trợ khách hàng làm thủ tục, sau đó, yêu cầu khách nộp lệ phí. Chỉ cần khách hàng chuyển tiền là sẽ cắt mọi liên lạc. Hay cũng có trường hợp không hề đăng ký thẻ tín dụng, thậm chí không sử dụng dịch vụ của ngân hàng đó nhưng khách hàng lại nhận được thẻ tín dụng do ngân hàng phát hành. Trường hợp này dù không bị mất tiền nhưng vẫn khiến khách hàng lo lắng.

Theo thông tin từ Bộ Công an, trong 2 năm 2019 và 2020, dữ liệu cá nhân mua bán trái phép trên thị trường chợ đen lên tới gần 1.300 GB dữ liệu, chứa hàng tỷ thông tin về các cá nhân của nhiều tổ chức, doanh nghiệp trên cả nước. Những con số dữ liệu người dùng khổng lồ mà có lẽ, chính những người là nạn nhân cũng không hề hay biết rằng, thông tin của mình đang trở thành một món “hàng hóa” cho việc thu lợi bất chính của các đối tượng.

Không những thế, các đối tượng phạm pháp dùng chiêu thức mạo danh nhãn hàng, ngân hàng nhằm đánh cắp thông tin, chiếm tài khoản để trục lợi lại tiếp diễn với thủ đoạn ngày càng tinh vi. Số liệu từ Dự án Chống lừa đảo (dự án phi lợi nhuận, do Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội chống lừa đảo thực hiện) cho thấy, chỉ trong vài ngày đầu năm 2023, đã có 181 website lừa đảo chiếm đoạt thông tin người dùng được phát hiện và ngăn chặn.

Xu hướng tấn công lừa đảo hiện nay là giả mạo các trang web ngân hàng, ví điện tử để lừa người dùng đăng nhập nhằm lấy trộm thông tin. Không những vậy, các đối tượng lừa đảo còn dùng các cuộc gọi hiển thị tên thương hiệu của các ngân hàng, mạo danh nhân viên ngân hàng hỗ trợ giải ngân, vay vốn, trả góp, rút tiền mặt, nâng hạn mức thẻ tín dụng… khiến cho không ít người bị sập bẫy và thất thoát tài sản.

Từ 1/7/2023, Nghị định 13/NĐ-CP ban hành ngày 17/4/2023 về bảo vệ dữ liệu cá nhân chính thức có hiệu lực thi hành. Theo đó, trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, với tư cách là bên lưu trữ, xử lý dữ liệu cá nhân của người dùng, các ngân hàng có trách nhiệm phải bảo vệ dữ liệu cá nhân của khách hàng.

Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI nhận định, trước thực trạng lừa đảo bủa vây như hiện nay, thông tin cá nhân bị lộ, lọt khiến hàng trăm, hàng nghìn người bị chiếm đoạt tài sản, Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân chính thức có hiệu lực sẽ thực sự góp phần ngăn chặn các hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân.

Để phòng tránh lừa đảo, các ngân hàng cần đặt vấn đề bảo mật thông tin khách hàng lên hàng đầu. Đồng thời tuyên truyền, khuyến cáo và hướng dẫn để khách hàng nhận biết các hình thức lừa đảo qua kênh ngân hàng. Cùng với đó, mỗi người cũng cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tránh cung cấp những thông tin cá nhân tràn lan trên mạng xã hội, tránh truy cập vào những đường link giả mạo, các trang web có yêu cầu điền thông tin cá nhân, chỉ cung cấp các thông tin cá nhân cho các tổ chức tin cậy và thực sự cần, với những mục đích và những cam kết bảo mật thông tin rõ ràng. Bởi, bảo vệ, giữ gìn thông cá nhân chính là tự bảo vệ mình trước các rủi ro.

Mục đích ban hành Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân

+ Cụ thể hóa tinh thần của Hiến pháp năm 2013, thể chế chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công nhận, tôn trọng, bảo vệ dữ liệu cá nhân, bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân và bảo vệ Tổ quốc.

+ Phù hợp với các quy định của pháp luật, rà soát, tạo nền tảng để xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

+ Phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh trật tự và công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân của nước ta hiện nay.

+ Hài hòa với quy định, pháp luật, kinh nghiệm của thế giới.

+ Xác định lộ trình phù hợp thực hiện công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Nội dung chủ yếu: Nghị định 13/2023/NĐ-CP gồm 44 Điều, chia thành 04 chương; cụ thể:

Chương I. Những Quy định chung, gồm 08 điều (Điều 1 tới Điều 8), quy định về phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân; xử lý vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân; quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân; áp dụng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân, các luật liên quan và Điều ước quốc tế; hợp tác quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân; hành vi bị nghiêm cấm.

Chương II. Xử lý dữ liệu cá nhân, gồm 04 mục, 20 điều (từ Điều 9 đến Điều 31), gồm: Mục 1 quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ thể dữ liệu. Mục 2 quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong quá trình xử lý dữ liệu cá nhân. Mục 3 quy định về đánh giá tác động và chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài. Mục 4 quy định về biện pháp, điều kiện bảo đảm bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Chương III. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gồm 11 điều (từ Điều 32 đến Điều 42), quy định về: Trách nhiệm của Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu, Bên thứ Ba, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Chương IV. Điều khoản thi hành, gồm 02 điều (từ Điều 43 đến Điều 44), quy định về: Hiệu lực thi hành; Trách nhiệm thi hành.

Mời nghe âm thanh tại đây:

https://vov2.vov.vn/phap-luat/ngan-hang-va-trach-nhiem-bao-ve-du-lieu-ca-nhan-cua-khach-hang-43108.vov2

Thu Hằng

—————

VOV2 (Chuyện hôm nay) trực tiếp 17h10 – 17h30 ngày 30-6-2023:

https://vov2.vov.vn/phap-luat/ngan-hang-va-trach-nhiem-bao-ve-du-lieu-ca-nhan-cua-khach-hang-43108.vov2

https://www.youtube.com/watch?v=qRwaZRAGokw

(phút 10 – 30) #NDD13 #TCTD

——————

Kịch bản:

TM CHUYỆN HÔM NAY 29/06/2023

“Ngân hàng và trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân của khách hàng”

Thực hiện: Bùi Thu Hằng

——————-

STTNgười thực hiệnNội dungGhi

chú

  Nhạc TM Chuyện hôm nay18-20 phút
 ThắngThưa quý vị và các bạn! Từ 1/7, Nghị định 13 của Chính phủ ban hành ngày 17/4/2023 về bảo vệ dữ liệu cá nhân sẽ chính thức được áp dụng. Đây được coi là nghị định mới nhất gắn với mục đích bảo vệ dữ liệu cá nhân trong khuôn khổ dung hòa với việc bảo vệ các lợi ích khác. Trong đó có nội dung quy định các ngân hàng phải bảo vệ khách hàng trước nạn lừa đảo, liên tục quét các giao dịch đáng ngờ, nếu phát hiện phải dừng lại ngay giao dịch… Trước thực trạng lừa đảo bủa vây, thông tin khách hàng bị lộ, lọt, khiến không ít người bị chiếm đoạt tài sản, các ngân hàng sẽ nêu cao trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân của khách hàng như thế nào? Nội dung này sẽ được chúng tôi bàn luận trong TM Chuyện hôm nay.

Bây giờ xin được nhường lời cho BTV Thu Hằng và vị khách mời của chương trình.

 
HằngVâng! Xin cảm ơn BTV Quyết Thắng. Xin trân trọng giới thiệu vị khách mời tham gia cùng bàn luận với chúng ta hôm nay là Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, thành viên CLB Pháp chế Ngân hàng.
Khách mờiXin chào quý vị thính giả của Đài Tiếng nói Việt Nam! Chào BTV Thu Hằng
1HằngThưa Luật sư Trương Thanh Đức, có thể nói, tình trạng lộ, lọt dữ liệu cá nhân diễn ra ngày càng phổ biến. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?
 Khách mời1.     Ý thức người quản lý và người sử dụng, trong đó có việc cố tình chiếm đoạt, mua bán…

2.     Các ngân hàng chưa thật chú trọng công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân, vẫn còn nhiều sơ hở, thiếu sót với dữ liệu hàng triệu khách hàng với hàng triệu giao dịch, mà rất nhiều người có thể tiếp cận.

3.     Chế tài xử phạt và việc xử lý chưa nghiêm minh, mới truy tìm được khá ít trường hợp vi phạm và xử lý chưa kịp thời.     

 
2HằngÔng có nhận thấy rằng, thời gian qua, vấn đề bảo mật dữ liệu cá nhân của khách hàng đã được thực hiện hiệu quả hay chưa?
 Khách mờiBước đầu có sự quan tâm hơn, chặt chẽ hơn, nhưng hiệu quả thì chưa. Vì vẫn còn lan tràn, phổ biến tình trạng mua bán, trao đổi, lô lọt, sử dụng trái phép dữ liệu cá nhân.
 HằngThưa Luật sư Trương Thanh Đức! Thưa quý thính giả! Theo Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an, xu hướng tấn công lừa đảo trong năm 2023 phổ biến là giả mạo các trang web ngân hàng, ví điện tử để lừa người dùng đăng nhập nhằm lấy trộm thông tin. Không chỉ sử dụng tin nhắn, các đối tượng lừa đảo còn dùng các cuộc gọi hiển thị tên thương hiệu, mạo danh nhân viên ngân hàng hỗ trợ giải ngân, trả góp, rút tiền mặt, nâng hạn mức thẻ tín dụng… Thực tế đã có không ít khách hàng bị sập bẫy. Phóng sự ngắn sau sẽ là minh chứng rõ nhất cho điều này, mời Luật sư Trương Thanh Đức, mời quý thính giả cùng theo dõi:
 KTV30/06 – 30 PHUT – CHN – PHONG SU
3HằngPhải thừa nhận rằng, đây là thực trạng vẫn diễn ra hàng ngày, hàng giờ, mặc dù đã có rất nhiều khuyến cáo, nâng cao cảnh giác nhưng vẫn không thiếu những trường hợp bị lừa đảo số tiền lên đến hàng tỷ đồng phải không thưa Luật sư Trương Thanh Đức?
 Khách mời1.     Người chưa biết thì rất dễ bị lừa, nhưng kể cả người biết rồi đôi khi cũng không tránh khỏi, vì tình trạng dữ liệu cá nhân bị lợi dụng tràn lan, vì rất nhiều thủ đoạn lừa đảo quá tinh vi, đánh đúng vào nhu cầu và tâm lý của khách hàng. Bản thân tôi đã gặp ít nhất 3 trường hợp tội phạm sử dụng dữ liệu cá nhân để lừa đảo với tổng số tiền là hơn 100 tỷ đồng.

2.     Cùng với đó là tình trạng tiếp tay cho tội phạm, đó là số điện thoại rác và số tài khoản rác mà tội phạm sử dụng để đe doạ và nhận tiền của nạn nhân.     

 
4HằngBên cạnh đó, còn có trường hợp khách hàng vừa liên hệ với ngân hàng để hỏi thủ tục vay vốn thì chỉ một lúc sau đã có người mạo danh là nhân viên ngân hàng được phân công hỗ trợ khách hàng làm thủ tục. Sau đó, yêu cầu khách nộp lệ phí. Chỉ cần khách hàng chuyển tiền là sẽ cắt mọi liên lạc. Hay cũng có trường hợp không hề đăng ký thẻ tín dụng thậm chí không sử dụng dịch vụ của ngân hàng đó nhưng khách hàng lại nhận được thẻ tín dụng do ngân hàng phát hành. Dù không mất tiền nhưng điều này vẫn khiến khách hàng lo lắng. Vậy câu hỏi được đặt ra là những thông tin của khách hàng đã bị lộ, lọt như thế nào?
Khách mời1.     Khách hàng không thể không lo lắng với tình trạng:

–       Vừa đăng ký kinh doanh xong, khách hàng đã nhận được lời mời chào cung cấp dịch vụ liên quan

–       Vừa mua vé máy bay xong (kể cả ở chính trụ sở của hãng bay, chứ không chỉ ở các đại lý), khách hàng đã được xe taxi mời chào đưa đón đi, đến sân bay.

–       Và vừa liên hệ với ngân hàng xong thì đã có thể bị lừa mà khách hàng đôi khi nhầm lẫn với chính đơn vị mà mình giao dịch.

2.     Vậy thì thấy rằng việc bị lộ lọt thông tin rất là rõ ràng, rất đáng lo ngại và rất đáng báo động, ngay ở cả những nơi nghĩ rằng đáng tin cậy.

5HằngLiệu ở đây có tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân của khách hàng không, thưa Luật sư?
 Khách mời thể khẳng định rằng đó là tình trạng mua bán hoặc tương tự là bị khai thác, sử dụng, chiếm đoạt, đổi chác bất hợp pháp.
6HằngKhông những thế, Luật sư có cho rằng việc các ngân hàng đang chạy đua doanh số, mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng cũng là một trong những lý do khiến cho tình trạng lừa đảo qua kênh ngân hàng gia tăng không?
 Khách mời1.     Đấy cũng là một trong các lý do. Khi ngân hàng giao chỉ tiêu cao mà không có giải pháp, không thực chất thì nhân viên sẵn sàng nhặt nhạnh thông tin của khách hàng để mở thẻ và thực hiện các giao dịch sai trái khác.

2.     Ngoài ra, còn do việc hợp tác, liên kết với các tổ chức, cá nhân khác để phát triển vội vàng khách hàng, cung ứng ồ ạt dịch vụ để tăng quy mô, tăng doanh số, tăng cạnh tranh.

7HằngHiện nay, dữ liệu cá nhân không chỉ bị tấn công để lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà còn bị các đối tượng sử dụng vào mục đích bất hợp pháp. Pháp luật cũng đã có các biện pháp dân sự, hành chính và hình sự để bảo vệ dữ liệu cá nhân trước hành vi vi phạm. Tuy nhiên, hiệu quả vẫn chưa cao. Tại sao lại như vậy, thưa Luật sư?
 Khách mời1.     Bộ luật Dân sự, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật An ninh mạng, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Bộ luật Hình sự cũng như nhiều đạo luật, nghị định, thông tư khác đã có những quy định về việc bảo mật thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân và xử lý, xử phạt vi phạm.

2.     Tuy nhiên con người thì còn chưa có nhận thức đúng đắn, chưa hiểu biết và tuân thủ pháp luật; pháp luật thì còn nhiều bất cập; và việc phát hiện, xử lý chưa tốt, chưa nghiêm khắc, chưa kịp thời, chưa được nhiều, nên đã dẫn đến hiệu quả phòng ngừa và ngăn chặn vi phạm còn chưa cao, thậm chí còn rất thấp.

8HằngNgày 1/7 tới đây, Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân chính thức có hiệu lực. Theo Luật sư, Nghị định sẽ góp phần ngăn chặn các hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân như thế nào?
 Khách mời1.     Lần đầu tiên chúng ta có một văn bản quy phạm pháp luật quy định một cách khá đầy đủ, rõ ràng về việc bảo vệ dữ liệu cá nhân, chắc chắn là sẽ có tác dụng nhất định. Nhưng nó chỉ là một phần của yếu tố pháp lý trong số mấy yếu tố cần giải quyết, nên cũng chỉ góp một phần vào việc ngăn chặn các hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân.

2.     Cần phải làm nhiều việc khác, trong đó có việc tuyên truyền, phố biến nâng cao nhận thức pháp luật và việc áp dụng vào thực tế. Ngoài ra cần phải nhanh chóng sửa đổi, bổ sung các chế tài xử lý nói chung, xử phạt nói riêng.

3.     Về lâu dài, cần phải nâng cấp thành Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân để bảo đảm cơ sở pháp lý cao hơn, hiệu quả hơn.

9HằngĐối với các doanh nghiệp, tổ chức, đặc biệt là những tổ chức có lưu trữ thông tin cá nhân người dùng như ngân hàng thì cần nêu cao trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân của khách hàng như thế nào, thưa Luật sư?
 Khách mời1.     Các doanh nghiệp, tổ chức cần phải xác định việc bảo vệ dữ liệu cá nhân của khách hàng là trách nhiệm pháp lý đặc biệt quan trọng, đồng thời là điều sống còn để bảo vệ uy tín, niềm tin của khách hàng.

2.     Trong nội bộ thì phải có các quy định cụ thể trong nội quy và công cụ, giải pháp thực sự có hiệu quả để bảo vệ, cùng với việc phải xử lý kỷ luật ở mức cao nhất khi xảy ra vi phạm, đồng thời phải chuyển cho các cơ quan chức năng xử lý, kể cả xử lý hình sự.

10HằngCòn đối với mỗi người dân cũng cần phải tự nâng cao ý thức bảo vệ dữ liệu cá nhân phải không thưa Luật sư?
 Khách mờiDữ liệu cá nhân là tài sản, là an toàn tiền bạc, thậm chí liên quan đến an toàn tính mạng của mỗi người, nên mỗi người cần phải tự mình có ý thức giữ gìn, bảo vệ, đặc biệt là các dữ liệu mà kẻ gian có thể trực tiếp lợi dụng như mật khẩu, thông tin thẻ tín dụng.
11HằngVới những trường hợp vô tình truy cập link ngân hàng giả, cũng như cung cấp một vài thông tin về số thẻ, số tài khoản chẳng hạn thì theo Luật sư, người dân cần làm gì để có thể hạn chế rủi ro?
 Khách mờiĐối với những giao dịch liên quan trực tiếp đến tiền bạc tại ngân hàng và các nơi khác thì người dân phải hết sức thận trọng, đề cao cảnh giác trước khi truy cập vào vào bất kỳ link, trang web nào và cung cấp bất kỳ thông tin dữ liệu cá nhân nào.

Thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi. Tôi đã gặp một số trường hợp lừa đảo rất tinh vi, như người dân không biết rõ, hỏi nhân viên ngân hàng mà vẫn bị lừa, vì nhân viên ngân hàng cũng bị nhầm lẫn rằng đó là link của ngân hàng hay tinh vi hơn là bị lừa vì ấn vào đường link mà tin tặc gửi trà trộn lẫn vào chính mục tin nhắn của ngân hàng.

Vì vậy việc hết sức nâng cao cảnh giác là không bao giờ thừa. Nếu có sự quan tâm và hiểu biết nhất định, ít nhất là thông qua việc chịu khó nghe đài, đọc báo như chương trình đang diễn ra, thì cũng đã có thể phòng tránh được rất nhiều nguy cơ rủi ro lừa đảo./.

 HằngThưa quý vị! Thủ đoạn lừa đảo sẽ ngày càng tinh vi hơn và bắt kịp xu thế công nghệ hơn. Chính vì vậy đòi hỏi các ngân hàng cần đặt vấn đề bảo mật thông tin khách hàng lên hàng đầu, đồng thời, tuyên truyền, khuyến cáo và hướng dẫn để khách hàng nhận biết các hình thức lừa đảo qua kênh ngân hàng. Cùng với đó, mỗi người cũng cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tránh cung cấp những thông tin cá nhân tràn lan trên mạng xã hội, tránh truy cập vào những đường link, trang web xấu để kẻ gian lợi dụng nhằm chiếm đoạt tài sản.

Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn Luật sư Trương Thanh Đức đã tham gia chương trình.

  Tới đây thời lượng dành cho 30 phút cùng VOV2 cũng đã hết. Những người thực hiện chương trình: Thu Trang, Việt Anh, Quyết Thắng, Thu Hằng.

Chỉ đạo sản xuất + Chịu trách nhiệm nội dung: Vũ Thị Tuyết Mai.

Xin chào và hẹn gặp lại quý vị và các bạn trong các chương trình sau./.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.391. Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.

Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.(TT) - Vụ GFDI ở Đà Nẵng...

Trích dẫn 

3.908. Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản...

Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản di động" đẩy giá đất. (VTV.vn)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,789