4.116. Khốn khổ vì đầu tư làm giầu cùng Công ty bất động sản Nhật Nam

Khốn khổ vì đầu tư làm giầu cùng Công ty bất động sản Nhật Nam

(VTV1) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC, trả lời phỏng vấn phóng viên Nguyễn Huyền ngày 28-7-2023 tại ANVI – số 1 Đinh Lễ, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, phát trên VTV1 sáng ngày 24-8-2023.

Công ty bất động sản Nhật Nam

—————

VTV1 (Tài chính kinh doanh sáng) ngày 24-8-2023:

https://vtv.vn/kinh-te/khon-kho-vi-dau-tu-lam-giau-cung-cong-ty-bat-dong-san-nhat-nam-20230824090802745.htm

https://vtv.vn/video/tai-chinh-kinh-doanh-sang-24-8-2023-636787.htm

(phút 3:34)
—————-

VTV1 (Tài chính kinh doanh sáng) 24-8-2023:

Khốn khổ vì đầu tư làm giàu cùng Công ty Bất động sản Nhật Nam

VTV Digital
VTV.vn – Tin vào mức lãi “khủng”, nhiều người đã rơi vào cảnh khốn khổ khi dồn hết tiền của bỏ vào Công ty Bất động sản Nhật Nam.

Tiếp tục nội dung về những bất thường từ Hợp đồng hợp tác kinh doanh lãi cao 46%/năm, trả lãi theo ngày của Công ty Bất động sản Nhật Nam, chia sẻ với phóng viên VTV Money, nhiều nhà đầu tư cho biết, tin tưởng vào lời hứa của bà Vũ Thị Thúy – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc của công ty rằng “ai mất tiền thì bà sẽ đền” nên họ đã dồn hết tiền của bỏ vào Công ty Bất động sản Nhật Nam, với mong muốn kiếm chút lãi hàng ngày để ổn định cuộc sống hoặc là có cơ hội làm giàu cùng Nhật Nam.

Tuy nhiên, giàu đâu chưa thấy, ổn định đâu chưa thấy thì giờ đây sau hơn 1 năm chỉ thấy cuộc sống bấp bênh vì hết tiền, thậm chí có gia đình lâm vào cảnh ly tán.

Hơn 80 tuổi, đã lâu lắm rồi ông Bùi Dũng Phước (Nhà đầu tư của Công ty Bất động sản Nhật Nam tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) mới phải rơi nước mắt. Là thương binh hạng A mất sức 81%, cả đời gom góp được 500 triệu đồng để dưỡng già thì giờ có nguy cơ mất trắng.

Cách đây 1 năm nghe theo lời một người quen, ông ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty Bất động sản Nhật Nam để được lĩnh lãi hàng ngày, duy trì cuộc sống. Niềm vui chẳng được bao lâu thì nỗi buồn đã ập đến, khi Công ty Bất động sản Nhật Nam chỉ trả lãi có nửa tháng rồi dừng hẳn.

“Xấu hổ với con cái, với các cháu. Đầu tiên nó bảo chẳng bao giờ có chuyện này đâu ông ạ. Tôi lại bảo mày không biết thì thôi, bây giờ dơ mặt ra với chúng nó. Đến giờ tiền không có, có giỗ cũng không dám đi, có tiền đâu mà đi, đi ăn cỗ phải đóng góp. Nên tôi buồn người sụp hẳn đi”, ông Phước chia sẻ.

Cũng tin tưởng vào Công ty Bất động sản Nhật Nam với khẩu hiệu tự xưng là Tâm – Tầm – Tài – Trí – Tín, một người phụ nữ đã huy động cả anh em họ hàng nội ngoại, ký kết vài chục hợp đồng hợp tác, trị giá vài chục tỷ đồng với Công ty Bất động sản Nhật Nam. Những tưởng cả họ cùng nhau làm giàu thì giờ lại cùng trở thành người nghèo, khi cả năm nay công ty không chi trả.

Sau đó chồng chị lại bị bệnh ung thư, phải điều trị dài ngày tại bệnh viện. Chi phí tốn kém cộng với áp lực nợ nần khiến chị lâm vào tình cảnh cùng cực.

“Chính bản thân mình lại hại anh em bạn bè nhà mình. Dẫn đến hoàn cảnh của họ có người thì vợ chồng bỏ nhau, bố mẹ con cái cãi nhau vì tiền bởi nợ ngân hàng tháng phải trả. Người đi làm lương ba cọc ba đồng, có những người làm nông nghiệp rất vất vả. Họ com cóp được 500 – 600 triệu cũng nghe tôi đầu tư vào đấy. Bây giờ họ mất hết thực sự là nỗi ai oán”, người phụ nữ chia sẻ.

Trong buổi đối thoại giữa các nhà đầu tư và đại diện Công ty Bất động sản Nhật Nam diễn ra mới đây, nhiều nhà đầu tư đã chia sẻ về việc rơi vào tình cảnh khốn đốn, gia đình ly tán kể từ khi đặt bút ký vào hợp đồng hợp tác kinh doanh này.

“Vợ chồng tôi bỏ nhau vì tôi đi vay tiền đầu tư vào Nhật Nam”.

“Từ đi xe ô tô bây giờ xe máy rách không có mà đi”.

“Hợp đồng 2022 phạt tôi 30%, tôi chấp nhận mà vẫn không chi trả cho tôi”.

“10 tháng nay đồng lương của tôi 2 triệu bạc, tôi đầu tư vào đây hàng ngày tôi lấy lương tôi ăn, giờ 10 tháng nay tôi không có lương”.

Theo luật sư, hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư trên cơ sở các bên cùng góp vốn, cùng tham gia quản lý. Đồng nghĩa với việc khi kinh doanh có lãi thì các bên sẽ cùng hưởng lợi và nếu có thua lỗ cũng phải cùng chịu. Do vậy, cần thời gian để thực hiện dự án hợp tác mới biết được lỗ lãi để cùng chia. Việc chia lợi nhuận theo ngày như Công ty Bất động sản Nhật Nam là bất thường.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI – Đoàn Luật sư TP Hà Nội nhận định: “Hàng năm quyết toán lỗ lãi, hiệu quả như thế nào, nộp thuế xong thì khoản lợi nhuận còn lại mới được phép chia cho nhà đầu tư. Thế còn trường hợp này, bản chất là huy động vốn, trã lãi ngày, tuần, tháng, không cần biết làm gì, trả lãi cao, không sớm thì muộn sẽ đổ bể, không có nguồn thu sẽ không có khả năng chi trả khoản huy động rất lớn của rất nhiều người như vậy”.

Để tránh lâm vào tình cảnh “tiền mất tật mang”, các nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ khi ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh. Với những hợp đồng hợp tác lợi nhuận cao gấp nhiều lần lãi suất ngân hàng, thường chứa đựng rủi ro rất lớn.

Theo các chuyên gia, một dự án cụ thể thông thường chỉ có lợi nhuận từ 20 – 30%. Trong đó doanh nghiệp phải chi trả cho lương nhân viên, đóng thuế, và nhiều chi phí khác. Vì vậy, với các hợp đồng hợp tác kinh doanh trả lãi khoảng 12%/1 năm trở xuống là có khả năng thực hiện. Còn đối với mức lãi suất trên 12% – 20% là tương đối rủi ro. Lãi trên 20% đến hàng trăm % là đặc biệt rủi ro.

(95/1.132) #BĐS #Nhật Nam

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

436. Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài...

Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài sản công. Cố vấn: Luật...

Phỏng vấn 

4.416. Nhân viên ngân hàng lại dụ khách góp vốn...

Nhân viên ngân hàng lại dụ khách góp vốn vào công ty con, "núp bóng" gửi tiết kiệm. (TBTC)...

Trích dẫn 

3.969. Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ...

Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ xấu gia tăng nhưng tốt...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 236,067