4.167. Ngân hàng SeABank bỏ quên thông tư về gửi tiết kiệm cho người nước ngoài?

Ngân hàng SeABank bỏ quên thông tư về gửi tiết kiệm cho người nước ngoài?

(DT) – Dù trên sổ tiết kiệm ghi rõ lãi suất 7,7%/năm và sổ gửi từ năm 2019, đến nay SeABank vẫn chưa chịu trả lãi cho khách hàng.

SeABank bỏ quên thông tư về gửi tiết kiệm

Khách hàng bức xúc vì gửi tiết kiệm tại Phòng giao dịch thuộc SeABank ở Hải Phòng vẫn được tiếp nhận, cấp sổ ghi rõ mức lãi suất, nhưng đến khi tất toán lại được thông báo không có lãi suất vì mang quốc tịch nước ngoài – Ảnh: TIẾN THẮNG

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 6-11, bà N.T.N. – con gái của ông T. (87 tuổi) và bà M. (84 tuổi) – cho biết đến đầu giờ chiều cùng ngày, phía ngân hàng SeABank vẫn chưa có phản hồi chính thức về việc chi trả lãi tiền gửi tiết kiệm 900 triệu đồng mà bố mẹ bà gửi từ năm 2019 đến nay.

“Nếu SeABank không trả lãi tiền gửi tiết kiệm cho bố mẹ tôi, gia đình sẽ có đơn đề nghị cơ quan chức năng giải quyết để đảm bảo quyền lợi” – bà N. cho hay.

Theo bà N., bố mẹ bà có hai quốc tịch là Việt Nam và Hoa Kỳ. Hai người đã và đang cư trú tại Hải Phòng được 13 năm nay. Về việc ngân hàng chưa trả một phần tiền lãi cho sổ tiết kiệm 500 triệu đồng của ông T., theo bà N.T.N., phía SeABank giải thích là theo thông tư 48 năm 2018 của Ngân hàng Nhà nước, không được tính lãi suất cho khách hàng là người nước ngoài.

“Với sổ tiết kiệm của bố tôi, SeABank giải thích như vậy. Đây là thay đổi của chính sách, nên ngân hàng chỉ có thể trả lãi từ thời điểm 3-7-2019 đến 3-7-2021 – thời hạn tất toán sổ. Còn từ 3-7-2021 đến nay, ngân hàng không trả lãi.

Nhưng tại sao SeABank vẫn nhận tiền và phát hành hai sổ tiết kiệm cho mẹ tôi? Ngày nhận tiền là 29-7-2019 – tức là sau ngày thông tư 48 có hiệu lực, với mức lãi suất 7,7%/năm cho kỳ hạn gửi là 24 tháng?” – bà N. thắc mắc.

Thông tin với Tuổi Trẻ Online, một lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết quy định về gửi tiền tiết kiệm, theo hướng dẫn tại thông tư 48 năm 2018 có hiệu lực ngày 5-7-2019, người gửi tiền tiết kiệm là công dân Việt Nam.

Trường hợp công dân Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc chưa đủ 15 tuổi, khi gửi tiền tiết kiệm phải thông qua người đại diện theo pháp luật. Còn người gửi tiền có khó khăn trong nhận thức khi gửi tiết kiệm, khách hàng sẽ thông qua người giám hộ.

Ba sổ tiết kiệm với tổng số tiền 900 triệu đồng của ông T. và bà M. – Ảnh: TIẾN THẮNG chụp lại

Và tại thông tư 49 năm 2018 có hiệu lực ngày 5-7-2019, Ngân hàng Nhà nước quy định tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn với đối tượng gửi tiết kiệm là người nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam với thời hạn trên sáu tháng trở lên.

Về quy định gửi tiền, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI – nói rõ hơn có thể phân chia thành bốn trường hợp gửi tiền tại ngân hàng.

Thứ nhất, người Việt Nam cư trú tại Việt Nam thì được gửi tiền tiết kiệm nói riêng và gửi tiền nói chung bằng cả đồng Việt Nam cũng như ngoại tệ, theo quy định tại khoản 2, điều 4 về “Phạm vi nhận, gửi tiền gửi tiết kiệm” của thông tư số 48 và điều 3 về “Đối tượng gửi tiền gửi có kỳ hạn” tại thông tư số 49 của Ngân hàng Nhà nước.

Thứ hai, người Việt Nam không cư trú tại Việt Nam thì vẫn được gửi tiền tiết kiệm nói riêng và gửi tiền nói chung bằng đồng Việt Nam, chỉ không được gửi tiền bằng ngoại tệ.

Thứ ba, người nước ngoài (không có quốc tịch Việt Nam), nếu được phép cư trú tại Việt Nam từ sáu tháng trở lên, thì cũng được gửi tiền đồng và ngoại tệ, theo quy định tại điều 3 về “Đối tượng gửi tiền gửi có kỳ hạn”, thông tư số 49.

Thứ tư, theo thông tư số 23 năm 2014 của Ngân hàng Nhà nước, mọi cá nhân Việt Nam và nước ngoài đều có thể gửi tiền tại tài khoản thanh toán (gửi không kỳ hạn).

“Như vậy, nếu ông T. và bà M. vẫn có quốc tịch Việt Nam, dù ở hay không ở tại Việt Nam thì vẫn được gửi tiền đồng tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn (ngoài tiết kiệm). 

Trường hợp họ không có quốc tịch Việt Nam và cũng không cư trú tại Việt Nam từ sáu tháng trở lên thì sẽ không được gửi tiền tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn (chỉ được gửi tiền không kỳ hạn)” – ông Đức nhấn mạnh.

Trước đó như Tuổi Trẻ Online thông tin, người thân của bà Đ.T.M. (trú quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng) phản ánh gia đình gửi tiết kiệm tổng số tiền 900 triệu đồng tại Phòng giao dịch Hải Đăng của SeABank từ tháng 7-2019, kỳ hạn gửi là 2 năm, nhưng đến nay muốn tất toán lại được phía ngân hàng thông báo chỉ trả gốc chứ không được hưởng lãi suất.

Giải thích với Tuổi Trẻ Online, một cán bộ có thẩm quyền của SeABank xác nhận vụ việc này và cho rằng vướng mắc phát sinh là theo quy định của thông tư 48, người nước ngoài không được gửi tiết kiệm tại ngân hàng, nếu gửi thì không có lãi suất. Do đó, số tiền gửi tiết kiệm từ tháng 7-2021 đến nay đang không được tính lãi suất.

“Cán bộ tại phòng giao dịch của ngân hàng cũng đã có nhiều buổi làm việc với khách hàng và cũng thông tin về việc đang báo cáo, xin ý kiến của hội sở về vấn đề này” – vị cán bộ ngân hàng thông tin.

Phía SeABank cho biết đang tìm hướng giải quyết để đảm bảo quyền lợi khách hàng cũng như đúng quy định của pháp luật.

Lê Thanh

—————

Tuối trẻ (Kinh doanh) ngày 06-11-2023:

https://tuoitre.vn/ngan-hang-seabank-bo-quen-thong-tu-ve-gui-tiet-kiem-cho-nguoi-nuoc-ngoai-20231106142739867.htm

(322/1.103)

—————-

Đoạn gốc (363 chữ):

Có thể phân chia thành 4 trường hợp gửi tiền tại ngân hàng như sau:

Thứ nhất, người Việt Nam cư trú tại Việt Nam, thì được gửi tiền tiết kiệm nói riêng và gửi tiền nói chung bằng cả đồng Việt Nam cũng như ngoại tệ (cả có lẫn không có kỳ hạn), theo quy định tại khoản 2, Điều 4 về “Phạm vi nhận, gửi tiền gửi tiết kiệm”, Thông tư số 48/2018/TT-NHNN và Điều 3 về “Đối tượng gửi tiền gửi có kỳ hạn”, Thông tư số 49/2018/TT-NHNN;

Thứ hai, người Việt Nam không cư trú tại Việt Nam, thì vẫn được gửi tiền tiết kiệm nói riêng và gửi tiền nói chung bằng đồng Việt Nam, chỉ không được gửi tiền bằng ngoại tệ, cũng theo các quy định nêu trên;

Thứ ba, người nước ngoài (không có quốc tịch Việt Nam), nếu được phép cư trú tại Việt Nam từ 6 tháng trở lên, thì cũng được gửi tiền đồng và ngoại tệ, theo quy định tại Điều 3 về “Đối tượng gửi tiền gửi có kỳ hạn”, Thông tư số 49/2018/TT-NHNN.

Trước đó, người nước ngoài đang sinh sống hợp pháp tại Việt Nam cũng được gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam, còn nếu cư trú tại Việt Nam thì được gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, theo quy định tại Điều 3 về “Đối tượng gửi tiền gửi tiết kiệm”, Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN;

Thứ tư, mọi cá nhân Việt Nam và nước ngoài đều có thể gửi tiền tại tài khoản thanh toán (gửi không kỳ hạn) theo quy định tại Điều 2 về “Đối tượng áp dụng”, Thông tư số 23/2014/TT-NHNN.

Như vậy, nếu ông T và bà M vẫn có quốc tịch Việt Nam, dù ở hay không ở tại Việt Nam, thì vẫn được gửi tiền đồng tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn (ngoài tiết kiệm). Trường hợp họ không có quốc tịch Việt Nam và cũng không cư trú tại Việt Nam từ 6 tháng trở lên thì sẽ không được gửi tiền tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn (chỉ được gửi tiền không kỳ hạn)./.

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.390. Cải cách thể chế bắt đầu từ con người.

Cải cách thể chế bắt đầu từ con người. (VNN) - Thể chế sai không thể...

Trích dẫn 

3.908. Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản...

Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản di động" đẩy giá đất. (VTV.vn)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,761