4.175. Khống chế trần chi phí lãi vay ngân hàng đang “trói” doanh nghiệp

Khống chế trần chi phí lãi vay ngân hàng đang “trói” doanh nghiệp

(VOV GT) – Theo Nghị định số 132/2020 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với các công ty có giao dịch liên kết, chi phí lãi vay không được vượt mức 30% tổng lợi nhuận thuần cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế.
Nếu vượt thì khoản lãi vay đó không được tính vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, quy định này đã không còn phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam. Đặc biệt, thời gian qua lãi vay tăng vọt lên gần gấp đôi so với thời điểm ban hành quy định khiến doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn.

chi phí lãi vay ngân hàng đang “trói” doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) kiến nghị, không nên và không cần khống chế trần chi phí lãi vay của doanh nghiệp có giao dịch liên kết theo lợi nhuận nhằm phản ánh kịp thời và trung thực hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết: “Hiện nay, mức trần là 30% tức là một phần chi phí tài chính, một phần chi phí lãi vay vượt qua mức 30% là không được tính vào năm tài chính đó thì nó làm cho bức tranh tài chính của chính doanh nghiệp đó là không thực, không đầy đủ”.

Một số chuyên gia cũng cho rằng,  trong bối cảnh hiện nay khi lãi suất cho vay vẫn cao khiến chi phí lãi vay của nhiều doanh nghiệp tăng mạnh: “Song song với mức tiêu thụ giảm xuống vì kinh tế trong ngoài nước khó khăn thì tỷ lệ chi phí lãi vay của các công ty sẽ tăng mạnh và vượt mức trần 30% trên tổng lợi nhuận thuần sẽ trở nên phổ biến. Chính vì vậy, cần thiết phải sửa đổi nhanh Nghị định số 132 theo hướng nâng trần tỷ lệ về chi phí lãi vay lên cao hơn”.

Trong khi đó, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, nhấn mạnh quy định này cần phải bãi bỏ: “Với khoản đi vay, vay ngân hàng hay đâu đó là khoản vay cần thiết, chính đáng, là hợp pháp, hợp lệ, là chi phí thật, chi thật, nhưng giờ lại không được tính vào chi phí. Giả sử tính vào đầu này nó có giảm đi thì đầu khác nộp thuế tăng lên. Cần phải xem lại Nghị định này, thậm chí bỏ hoàn toàn với doanh nghiệp Việt Nam, chỉ áp dụng với doanh nghiệp nước ngoài”.

Khi được hỏi về quy định khống chế chi phí lãi vay 30% đối với doanh nghiệp, Phó Cục trưởng Cục Thanh tra – Kiểm tra (Tổng cục Thuế) Tô Kim Phượng cho biết quy định này nhằm hạn chế tình trạng chuyển giá thông qua lãi vay của các doanh nghiệp có giao dịch liên kết:

“Điều này phù hợp với thông lệ quốc tế và khuyến nghị của OECD về việc các nước cần quy định ngưỡng giới hạn khấu trừ chi phí lãi vay trong khoảng từ 10% – 30% trên tổng lợi nhuận trước thuế chưa trừ khấu hao và lãi vay”, bà Phượng khẳng định.Do đó, Nghị định số 132 quy định mức khống chế chi phí lãi vay theo mức cao nhất là 30% là phù hợp với thông lệ quốc tế”.

Tuy nhiên, trước những bất cập triển khai quy định này thời gian qua, đại diện Tổng cục Thuế cũng, cho biết thời gian qua, nhiều doanh nghiệp kiến nghị bỏ quy định khống chế chi phí lãi vay trong trường hợp doanh nghiệp vay ngân hàng.

Bà Tô Kim Phượng nhấn mạnh: “Qua ý kiến phản ánh của doanh nghiệp, Tổng cục Thuế nghiên cứu, rà soát, thực tế tại Việt Nam, việc vay vốn ngân hàng để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hoạt động thường xuyên và phổ biến. Trên cơ sở kiến nghị của doanh nghiệp, Tổng cục Thuế sẽ tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền nghiên cứu, xem xét sửa đổi trên cơ sở kiến nghị của doanh nghiệp”.

Có thể thấy, các doanh nghiệp đang mong chờ Nghị định 132 sớm được sửa đổi trong thời gian sớm nhất, để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tránh tình trạng doanh nghiệp lỗ vẫn phải đóng thuế, khiến doanh nghiệp ngại ngần việc vay vốn mở rộng quy mô sản xuất.

Như Ngọc – Anh Thư

—————

VOV Giao thông (Tài chính – Thị trường) ngày 15-11-2023:

https://vovgiaothong.vn/newsaudio/khong-che-tran-chi-phi-lai-vay-ngan-hang-dang-troi-doanh-nghiep-d36379.html

(101/802)

 

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

436. Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài...

Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài sản công. Cố vấn: Luật...

Phỏng vấn 

4.415. Ngân hàng 'nước rút' xác thực sinh trắc...

Ngân hàng 'nước rút' xác thực sinh trắc học trước giờ G. (NĐT) -...

Trích dẫn 

3.969. Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ...

Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ xấu gia tăng nhưng tốt...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 235,855