Lấp lỗ hổng trong hoạt động kiểm toán độc lập.
(VOV1) – Những vụ đại án gần đây như vụ việc Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) hay vụ việc FLC đã gây ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội. Bên cạnh những sai phạm của các đối tượng, sự tha hóa cán bộ quản lý, nhiều người cũng đặt câu hỏi về vai trò và trách nhiệm của các công ty kiểm toán, thẩm định giá trong việc thực hiện kiểm toán và thẩm định giá liên quan đến các vụ việc.
Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC, trả lời phỏng vấn MC Thanh Trường ngày 26-3-2024 tại VOV 41 Bà Triệu, Hoàn Kiếm Hà Nội.
Phát thanh trực tiếp Theo dòng thời sự – Câu chuyện thời sự 07h14 – 07h34 ngày 26-3-2024.
—————
VOV1 (Thời sự – trực tiếp) ngày 26-3-2024:
(20 phút)
————–
Kịch bản:
Lấp lỗ hổng trong hoạt động kiểm toán độc lập – nhìn từ vụ SCB, FLC, Tân Hoàng Minh
Thưa quý vị và các bạn! Tại phiên xét xử bà Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo khác trong vụ án Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan, số tiền bị rút ruột khỏi SCB lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng được dư luận chú ý. Bên cạnh sai phạm của Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm, của sự tha hóa cán bộ quản lý trong đoàn thanh tra giám sát, nhiều người cũng đã đặt câu hỏi về vai trò và trách nhiệm của các công ty kiểm toán, thẩm định giá trong việc thực hiện kiểm toán và thẩm định giá tại SCB. Trước đó trong các vụ án FLC, Tân Hoàng Minh cơ quan cảnh sát điều tra cũng đã chỉ ra nhiều sai phạm của các công ty kiểm toán độc lập.
Lấp lỗ hổng trong hoạt động kiểm toán độc lập là nội dung của câu chuyện Thời sự hôm nay. Vị khách mời tham gia Chương trình là luật sư Trương Thanh Đức, công ty Luật ANV. Quý vị và các bạn quan tâm hãy gọi điện trao đổi với khách mời qua số máy: 0243 934 1040. Bây giờ xin mời BTV Thanh Trường và vị khách mời:
Xin chào và cảm ơn luật sư Trương Thanh Đức đã nhận lời tham gia Chương trình cùng chúng tôi:
Khách mời chào thính giả
Thưa quý vị và các bạn! Vụ việc Trương Mỹ Lan thâu tóm SCB, để khoản lỗ lớn nhưng 3 công ty kiểm toán độc lập lớn không phát hiện ra như giọt nước tràn ly về công tác kiểm toán, thẩm định giá hiện nay.
Hai năm qua, Việt Nam chứng kiến nhiều đại án ở lĩnh vực tài chính, chứng khoán trong đó có sự tiếp tay của đơn vị kiểm toán, giúp sức các ông chủ lừa đảo, chiếm đoạn tiền của nhà đầu tư:
BOX KIEM TOAN
Theo kết luận của cơ quan điềm tra điều tra, Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán và Kế toán Hà Nội cùng Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán ASC giúp ông Trịnh Văn Quyết đưa FLC Faros lên sàn khi “hô biến” từ báo cáo không được chấp nhận toàn phần thành được chấp thuận toàn phần. Sau đó FLC Faros dùng các báo cáo kiểm toán làm tài liệu giải trình đối với hồ sơ đề nghị niêm yết cổ phiếu để được niêm yết 430 triệu cổ phiếu trên sàn, thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ của nhà đầu tư.
Hay nữ Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Tư vấn tài chính Kế toán và Kiểm toán Nam Việt bị cáo buộc đã làm sai lệch kết quả kiểm toán tạo điều kiện để Tân Hoàng Minh “xào nấu” những hồ sơ tài chính bết bát của công ty con thành báo cáo tài chính đẹp nhằm phát hành trái phiếu doanh nghiệp để lừa đảo chiếm đoạt hàng chục nghìn tỷ.
Mới đây nhất là câu chuyện của ba công ty kiểm toán trong nhóm Big4 liên quan tới đại án SCB – đại án lớn nhất trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam.
Sau hợp nhất, SCB thuê các công ty kiểm toán thuộc nhóm “Big 4” kiểm tra báo cáo tài chính hàng năm. Trong đó, năm 2012 – 2016Ernst & Young Việt Nam đã tiến hành kiểm toán cho SCB, giai đoạn 2017 – 2019 là Deloitte còn sang năm 2020 và bán niên 2021 là Công ty kiểm toán KPMG.
Theo các báo cáo kiểm toán được SCB công bố, kết quả thẩm định thường niên từ năm 2012 đến 2021 đến trước khi vụ án bị khởi tố không cho thấy điểm bất thường nào về tình hình tài chính của ngân hàng.
Đây chỉ là 3 vụ án điển hình có sai sót, thậm chí là sai phạm của các kiểm toán viên, công ty kiểm toán độc lập khi kiểm toán doanh nghiệp. Nhiều ý kiến cho rằng những vụ án này chỉ là phần nổi của tảng băng chìm cho thấy hoạt động kiểm toán độc lập hiện nay đang bộc lộ nhiều vấn đề cần quan tâm. Xin hỏi quan điểm của ông?
Trả lời
Ở trường hợp của SCB, ông có phân tích nào khi có tới 3 công ty kiểm toán nước ngoài thuộc nhóm 4 Công ty kiểm toán lớn và uy tín nhất đang hoạt động tại Việt Nam nhưng vẫn không phát hiện ra sai phạm của doanh nghiệp được kiểm toán, cụ thể ở đây là những sai phạm của SCB?
Trả lời
Theo ông những hậu quả nào đối với doanh nghiệp và cả nền kinh tế khi mà kiểm toán không phát hiện ra hoặc thậm chí bỏ qua và cấu kết với doanh nghiệp được kiểm toán để che đậy những sai phạm, giúp tiếp sức cho lừa đảo?
Trả lời
Trong vụ FLC và Tân Hoàng Minh cơ quan điều tra đã xác định những sai phạm mang tính chất hình sự của các công ty kiểm toán. Còn trong vụ SCB, ông cũng là người tham gia bào chữa cho các bị can ngay từ đầu, có diễn biến gì mới liên quan tới sai phạm của các công ty kiểm toán được viện kiểm sát nhân dân đưa ra trước tòa thưa ông?
Trả lời
Những bất cập, thậm chí là tiêu cực trong kiểm toán độc lập cũng là vấn đề được các đại biểu quan tâm chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc tại phiên họp của UBTV Quốc hội vừa qua:
18-03 Bo tai chinh
*Đặt vấn đề giải pháp hạn chế tiêu cực trong kiểm toán độc lập? Đại biểu Phạm Văn Hòa, đoàn Đồng Tháp chất vấn:
Băng: “Cả nước ta hiện nay có 200 doanh nghiệp kiểm toán độc lập. Thời gian qua, các doanh nghiệp đã thực hiện kiểm toán tốt, tuy nhiên cũng có những doanh nghiệp có sai sót, vì lợi ích riêng của kiểm toán, bao che sai phạm, tiêu cực, dẫn đến thất thoát ngân sách nhà nước như vụ án SCB có đến 3 doanh nghiệp tầm cỡ sai phạm. Chức năng quản lý ngành, Bộ trưởng có giải pháp gì để phòng ngừa, răn đe, tiêu cực trong kiểm toán tư nhân”.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu rõ:
Băng: Kiểm toán độc lập vừa qua có sai phạm trong một số vụ án hình sự thì điều này có thể nói là nó liên quan đến nhiều yếu tố. Thứ nhất là năng lực của cán bộ kiểm toán. Thứ hai là về tinh thần trách nhiệm của cán bộ làm công tác kiểm toán trực tiếp. Thứ ba nữa là không loại trừ trường hợp cấu kết cố tình vi phạm pháp luật để làm sai. Chúng tôi sẽ đào tạo để nâng cao đạo đức nghề nghiệp”.
Tranh luận lại với phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Tài chính, đại biểu Tạ Văn Hạ, đoàn Quảng Nam nêu rõ, vai trò của công ty thẩm định giá cũng rất quan trọng, thế nhưng trên thực tế có câu chuyện các thẩm định viên tiếp tay để dìm giá hoặc nâng giá nên cần có giải pháp để quản lý chặt chẽ:
Băng: “Đồng ý với Bộ trưởng là đạo đức nghề nghiệp. Cho nên dẫn đến có chuyện tiếp tay có chuyện làm sai phạm thế. Nhưng sau khi xử lý rồi bây giờ lại không dám làm cho nên rất khó khăn trong hoạt động của nền kinh tế, vai trò của thẩm định giá là rất quan trọng. Chúng tôi chỉ mong muốn Bộ trưởng cho biết thêm với vai trò quản lý nhà nước là một cơ quan cấp chứng chỉ chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ thẩm định giá đó.
Trả lời chất vấn đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, cả nước chỉ có mấy trăm công ty về thẩm định giá, Bộ Tài chính cũng quản lý rất chặt chẽ quy trình thi chứng chỉ đối với thẩm định viên:
Băng: Kiểm định viên về giá, có chứng chỉ đào tạo và sau đó qua thi . Trong 3 năm vừa rồi chưa có trường hợp nào trong một kỳ thi mà vượt quá 3%. Một phần là vì quy định pháp luật. Một phần vì là cán bộ thẩm định giá cố tình làm sai. Từ cố tình làm sai thì sai phạm. Sai phạm thì phải xử lý kỷ, luật, thậm chí phải xử lý hình sự”./.
Nghe chất vấn và phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, theo ông thời gian qua cơ quan quản lý Nhà nước đã làm hết vai trò trách nhiệm của mình trong việc cấp chứng chỉ hành nghề và đặc biệt là công tác hậu kiểm các kiểm toán viên, công ty kiểm toán, thẩm định giá?
Trả lời
Tham gia nhiều phiên tòa và là người nhiều năm nghiên cứu hoạt động doanh nghiệp, thương mại, theo ông những lỗ hổng nào trong hoạt động kiểm toán độc lập cần phải khắc phục ngay?
Trả lời
Vai trò và trách nhiệm của cơ quan quản lý trong việc kiểm tra, giám sát để hoạt động kiểm toán độc lập diễn ra công khai, minh bạch và khách quan thưa ông?
Trả lời
Nhiều ý kiến cho rằng đã đến lúc có những quy định siết chặt hơn hoạt động kiểm toán độc lập sau những vụ việc vừa qua. Xin hỏi quan điểm của ông và nếu có thì cụ thể là thêm những quy định, điều khoản luật nào?
Trả lời
Cảm ơn luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI với những phân tích vừa rồi. Thưa quý vị! Việc các công ty kiểm toán tiếp tay làm đẹp sổ sách cho các doanh nghiệp đã tạo ra những rủi ro domino, gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư trên thị trường tài chính những năm qua. Các đại án trong nước gần đây đều liên quan tới thị trường trái phiếu và cổ phiếu cho thấy rõ hậu quả nặng nề đó. Từ cáo buộc của cơ quan điều tra cho thấy, đã ít nhiều có sự giúp sức của kiểm toán viên, đơn vị kiểm toán trong các vụ án xảy ra tại Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát hay FLC Faros. Điều này đã làm xói mòn niềm tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Vì thế đã đến lúc cần những chế tài mạnh hơn để làm trong sạch đội ngũ kiểm toán, để hoạt động kiểm toán độc lập đi vào nề nếp, góp phần lành mạnh thị trường tài chính, chứng khoán nói riêng và nền kinh tế nói chung./.
————————-
Vấn đề kiểm toán
- Quy định: TT 214/2012/TT-BTC ban hành 37 chuẩn mực kiểm toán, trong đó có các chuẩn mực về kiểm toán báo cáo tài chính.
- Ví dụ FLC Faros tăng vốn khống:
– Tiền quay vòng, nộp vào, rút ra 18 lần/ngày
– Cho vay lãi suất 5%, uỷ thác đầu tư, như vậy đầu tư vào công ty thu lợi nhuận là cổ tức thấp hơn 5%, thấp hơn gửi ngân hàng
– Tính hợp lý của mục đích giao dịch này là gì?
- Mục đích của kiểm toán độc lập: Hoạt động kiểm toán độc lập nhằm góp phần công khai, minh bạch thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị được kiểm toán và doanh nghiệp, tổ chức khác; làm lành mạnh môi trường đầu tư; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng; phát hiện và ngăn chặn vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành kinh tế, tài chính của Nhà nước và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Điều 4, Luật Kiểm toán).
- Kiểm toán báo cáo tài chính là việc kiểm tra, đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.
- Mục đích của Kiểm toán Báo cáo tài chính là làm tăng độ tin cậy của người sử dụng đối với BCTC (Chuẩn mực kiểm toán).
- Độ tin cậy: Kiểm toán chỉ bảo đảm ở mức hợp lý, chứ không bảo đảm chắc chắn.
- Loại trừ gian lận: Kiểm toán không phải thanh tra, điều tra, không phải chứng minh gian lận, nhưng cũng không thể chứng minh rằng không có gian lận.
- Chấp nhận toàn bộ & loại trừ: Nhưng không bảo đảm chắc chắn các yếu tố trọng yếu thì không được chấp nhận toàn phần.
- Sai sót trọng yếu: Chuẩn mực kiểm toán có thể hiểu theo các cách ngược nhau, đơn bị kiểm toán thường viện dẫn rất nhiều nội dung loại trừ trách nhiệm
– Nhưng lại sử dụng uyển ngữ, giảm nhẹ, làm sai bản chất.
– Nhưng lại có thể bỏ qua sai sót trọng yếu.
– Thế nào là sai sót trọng yếu, trong các lĩnh vực đặc thù.
- Nguyên nhân sai sót:
– Thông tin, tài liệu gian lạn, giả mạo, không chính xác.
– Không đủ thông tin, vì chỉ chọn mẫu chứ không toàn bộ.
– Năng lực hạn chế, thiếu trách nhiệm, tiêu cực.
- Xử lý sai phạm: Xử lý những trường hợp sai phạm điển hình, thông báo công khai cho xã hội biết thì mới nhận thức và phòng ngừa được.