4.280. “Giải mã cùng luật sư’: Cần lưu ý gì khi vay tiêu dùng để tránh rủi ro?

“Giải mã cùng luật sư”: Cần lưu ý gì khi vay tiêu dùng để tránh rủi ro?

(TT) – Quý vị đang lắng nghe chuyên mục Podcast “Giải mã cùng luật sư’’ của báo Tin Tức. Hãy cùng chúng tôi trao đổi với Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI Law Firm, người có hơn 37 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, về những lưu ý cho người dân khi vay vốn tiêu dùng.

Cần lưu ý gì khi vay tiêu dùng

—————

Tin tức (Podcast – Cẩm nang sống) 19-4-2024:

https://video.baotintuc.vn/giai-ma-cung-luat-su-can-luu-y-gi-khi-vay-tieu-dung-de-tranh-rui-ro-post13328.html

(8 phút)

—————

Kịch bản

‘Giải mã cùng luật sư’: Cần lưu ý gì khi vay tiêu dùng để tránh rủi ro?

MC: Quý vị đang lắng nghe chuyên mục Podcast “Giải mã cùng luật sư’’ của Báo Tin Tức. Hãy cùng chúng tôi trao đổi với luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI Law Firm – người có hơn 37 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, về những lưu ý cho người dân khi vay vốn tiêu dùng.

Câu hỏi 1: Thưa luật sư, gần đây, nhu cầu vay vốn của người dân bắt đầu tăng, đặc biệt đối với các khoản vay tiêu dùng và mua nhà. Điều này được thúc đẩy bởi lãi suất cho vay giảm và nhiều chương trình khuyến mãi kích cầu từ các ngân hàng. Vậy, người dân cần lưu ý gì khi vay tiêu dùng để tránh những rủi ro không đáng có?

Luật sư trả lời:
  • Vay tiền để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nhiều trường hợp là rất cần thiết và không quá khó để thực hiện.
  • Tuy nhiên việc vay càng dễ thì việc trả…, nhất là những trường hợp lãi suất vay tiêu dùng khá cao, đặc biệt là lãi suất quá hạn có thể lên…
  • Vì vậy, người vay cần hết sức lưu ý, về số tiền vay và khả năng trả nợ phù hợp
  • Bảo đảm có khả năng trả nợ, tránh quá sức, dẫn đến nợ xấu sẽ bị đòi nợ rất căng thẳng, lãi rất lớn, càng khó trả
  • Và không trả được thì bị rơi vào tình trạng nợ xấu, không vay được các lần tiếp theo ở các TCTD.

Câu 2: Mặc dù đã có rất nhiều khuyến cáo từ cơ quan chức năng, phương tiện thông tin đại chúng nhưng không ít người vẫn mắc bẫy vay tiền từ các App (ứng dụng) cho vay online hoạt động kiểu tín dụng “đen” với lãi suất cao chót vót và đòi nợ theo kiểu “khủng bố”… Các App này vẫn đang “nở rộ” không ngừng dù các bị cơ quan chức năng liên tục truy quét.

Chưa kể, người vay những App lừa đảo còn có nguy cơ gặp rủi ro do không được bảo mật dữ liệu cá nhân..

Theo luật sư, khi vay tiền, người dân cần phải cẩn trọng ra sao?

Luật sư trả lời:
  • Vay tín dụng đen thì rất dễ dàng, nhưng lãi suất sẽ rất cao, từ vài chục đến hàng trăm,
  • và thường bị đòi nợ kiểu khủng bố tinh thần bản thân và gia đình, bạn bè, những người có liên hệ gần gũi;
  • Vì vậy người vay cần phải tìm hiểu để phân biệt các App cho vay của các TCTD, được cấp phép hoạt động… với các App trôi nổi, bất hợp pháp
  • Để tránh bị rơi vào bẫy nợ rất khó thoát, phải trả lãi quá cao và bị lạm dụng, mua bán, sử dụng thông tin bất hợp pháp.

Câu 3: Làm thế nào để biết, gói vay tín chấp tiêu dùng có phù hợp với người vay hay không và các yếu tố chính nào để nhận diện về công ty tài chính uy tín, thưa luât sư?

Luật sư trả lời:
  • Có nhiều sản phẩm cho vay khác nhau, phù hợp với những yêu cầu phổ biến, thông thường từ tiêu dùng, mua sắm đồ gia dụng, xe máy, mô tô cho đến mua ô tô, mua, sửa chữa nhà ở.
  • Hiện nay, các TCTD hầu như đều cho vay tiêu dùng, phục vụ đời sống, từ các ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, cho đến các công ty tài chính. Riêng công ty tài chính, thì hiện nay NHNN chỉ cấp phép cho 26 công ty, trong đó 10 công ty chỉ cho thuê tài chính, không cho vay, 16 công ty còn lại thì một số cũng không cho vay tiêu dùng. Vì vậy chỉ có trên dưới 1 chục công ty cho vay. Danh sách các TCTD nói chung, công ty tài chính nói riêng, đã được công bố rõ ràng trên trang web của NHNN (mục Hệ thống các TCTD).
  • Trường hợp vay của Công ty tài chính, thì người vay nên tím đến các công ty tài chính có uy tín, cho vay tuân thủ các quy định của pháp luật, có những sản phẩm cho vay phù hợp, lãi suất phải chăng, thời hạn trả nợ hợp lý. Đặc biệt các gói cho vay “tín chấp”, tức không có tài sản cầm cố, thế chấp để bảo đảm thì số tiền vay không nhiều và lãi suất cao hơn cho vay có tài sản bảo đảm.

MC: Thưa quý vị và các bạn, để vay tiêu dùng hiệu quả và trả nợ khả thi, người vay cần hiểu rõ về hợp đồng tín dụng. Nếu không hiểu rõ về hợp đồng mà đặt bút ký, người vay có thể sẽ gặp phải những rủi ro vi phạm và xảy ra các tranh chấp sau này, đặc biệt các chi phí phát sinh phải trả ngoài dự kiến.

Và như vậy, khi bị mất điểm tín dụng hoặc rủi ro lịch sử tín dụng, chẳng hạn như bị đưa vào “danh sách đen” có nợ xấu, người dân sẽ khó vay lần sau, vay với lãi suất cao, thậm chí không được vay vốn các tổ chức tín dụng.

Xin cảm ơn Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI Law Firm đã đồng hành với chuyên mục Podcast “Giải mã cùng luật sư’’ hàng tuần của Báo Tin Tức. Xin cảm ơn quý vị và các bạn đã quan tâm theo dõi. Hẹn gặp lại trong các chương trình sau của chuyên mục “Giải mã cùng luật sư”.

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

436. Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài...

Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài sản công. Cố vấn: Luật...

Phỏng vấn 

4.414. Lấp lỗ hổng quản lý trong đầu tư trực...

Lấp lỗ hổng quản lý trong đầu tư trực tuyến tiền ảo, tài chính, chứng...

Trích dẫn 

3.969. Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ...

Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ xấu gia tăng nhưng tốt...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 235,707