4.311. Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền qua ngân hàng có phòng chống được lừa đảo?

Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền qua ngân hàng có phòng chống được lừa đảo?

(VOV2) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC, cùng MC Thu Hà phát sóng trực tiếp 17h12 ngày 27-6-2024 tại VOV số 41 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Xác thực phòng chống lừa đảo

—————

VOV2 (Chuyện hôm nay) trực tiếp 17h15 ngày 27-6-2024:

https://www.youtube.com/watch?v=HbVfkjnRA5g

(16 phút)

————-

Xác thực sinh trắc học – thêm biện pháp đảm bảo an toàn khi chuyển tiền
[VOV2] – Kể từ ngày 01/7/2024, mọi giao dịch chuyển tiền có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên đều phải thông qua bước xác thực bằng sinh trắc học đối với người chuyển tiền.

Thời gian qua, nhiều người dân bị “sập bẫy” các kẻ lừa đảo trên mạng, chiếm quyền quản lý và rút hết tiền trong tài khoản ngân hàng, chứng khoán. Trong năm 2023, Cổng cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam ghi nhận khoảng 13.900 vụ tấn công mạng vào các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; gần 16.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến, gây thiệt hại hơn 390.000 tỷ đồng (tương đương 3,6% GDP); tổng số tiền người dân bị các đối tượng lừa đảo trên mạng khoảng 8.000- 10.000 tỷ đồng, tăng gấp rưỡi so với năm 2022, trong đó có 91% thông tin liên quan lĩnh vực tài chính. Tỷ lệ người dùng thiết bị di động, mạng xã hội… nhận tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo trực tuyến là 73%.

Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty luật ANVI đồng thời là người có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực pháp chế ngân hàng cho biết: Những năm gần đây, số người giao dịch, thanh toán, chuyển khoản qua ngân hàng tăng nhanh chóng nên tội phạm mạng đã tìm cách để lừa đảo, chiếm đoạt tiền từ tài khoản của người sử dụng bằng nhiều cách thức, trong đó có cả những “mã độc” để dẫn dắt người sử dụng rồi chiếm quyền quản lý tài khoản.

Cuối tháng 5-2024, nhiều người hết sức bất ngờ khi trong quá trình đăng ký chạy marathon trên mạng xã hội, một phụ nữ ở Bình Định đã bị nhóm đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hơn 30 tỉ đồng. Trước đó, đầu tháng 3-2024, thông tin chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai bị lừa rút hơn 170 tỉ đồng trong tài khoản cũng gây chấn động dư luận xã hội…

Theo Quyết định số 2345 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước, kể từ ngày 01/7/2024, mọi giao dịch chuyển tiền có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên đều phải thông qua bước xác thực bằng sinh trắc học đối với người chuyển tiền.

Theo thông báo các ngân hàng, việc đăng ký sinh trắc học có thể tự thực hiện trực tiếp qua ứng dụng (app) bằng cách dùng căn cước công dân gắn chip. Dữ liệu phải trùng với thông tin trên căn cước hoặc tài khoản định danh điện tử. Vì thế, thiết bị của người dùng phải có chức năng quét khuôn mặt hoặc vân tay và có tính năng đọc NFC (kết nối không dây trong phạm vi ngắn). Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng: Quyết định 2345 khi đi vào thực hiện trước mặt sẽ chặn được tình trạng lừa đảo có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên.

Ông Nguyễn Đình Thắng – nguyên là thành viên sáng lập, lãnh đạo tại một ngân hàng, hiện là Phó Chủ tịch Hội tin học Việt Nam cũng nhận định: Đây là việc cần phải làm bởi hiện nay công nghệ cho phép phòng chống hacker tốt hơn, trong đó xác định lại cho đúng chính chủ, thêm việc xác thực khôn mặt sẽ an toàn hơn với người sử dụng nhưng lại không gây khó khăn và tốn kém khi đầu tư ứng dụng.

Hiện nay công nghệ rất phát triển, tội phạm mạng ngày càng tinh vi, có thể cắt ghép được khuôn mặt được dễ dàng. Chính vì vậy, ông Nguyễn Đình Thắng cho rằng: Khi có phương pháp phòng chống, tội phạm mạng sẽ có những phương pháp xảo quyệt hơn, do đó những nhà cung cấp giải pháp luôn phải nâng cao chất lương phòng ngừa, không chỉ nhận dạng khuôn mặt mà có thể sử dụng nhận dạng về giọng nói. “Chúng ta càng kỹ lưỡng thì càng an toàn. Quan trọng nhất trong lĩnh vực tài chính là an toàn phải đặt lên cao nhất rồi mới đến sự thuận tiện, hiệu quả” – ông Thắng khẳng định./.

Thu Hà

https://vov2.vov.vn/phap-luat/xac-thuc-sinh-trac-hoc-them-bien-phap-dam-bao-an-toan-khi-chuyen-tien-49013.vov2

——————–

Kịch bản:

CHƯƠNG TRÌNH 30 PHÚT CÙNG VOV2

CHUYỆN HÔM NAY

Phát sóng: 17h00 PL 21h00 – VOV2 thứ năm ngày 27/06/2024

                                                                   Thực hiện: Thu Hà

                                                                  Tổ chức sản xuất: Thu Trang

 

Duyệt: Lãnh đạo phòng                                                Lãnh đạo Ban

 

Chủ đề: Quyết định số 2345 có ngăn chặn được tình trạng lừa đảo rút tiền qua TK ngân hàng?

Quý vị và các bạn thân mến! Thời gian qua, nhiều người dân bị “sập bẫy” các kẻ lừa đảo trên mạng, chiếm quyền quản lý và rút hết tiền trong tài khoản ngân hàng, chứng khoán. Theo Quyết định số 2345 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước, kể từ ngày 01/7/2024, mọi giao dịch chuyển tiền có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên đều phải thông qua bước xác thực bằng sinh trắc học đối với người chuyển tiền. Vậy khi đi vào thực hiện, tình trạng lừa đảo có được hạn chế? Đây cũng là nội dung cuộc bàn luận hôm nay.

Xin trân trọng giới thiệu, khách mời tham gia chương trình là luật sư Trương Thanh Đức – Người có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng, hiện là Giám đốc công ty luật ANVI. Cám ơn ông đã tham gia cùng chúng tôi

Khách mời: Chào và giao lưu với thính giả VOV2

1/ Thưa luật sư, Việt Nam hiện có khoảng 70 triệu người dùng Internet, lợi dụng sự bùng nổ của mạng xã hội, tội phạm công nghệ cao liên qua đến lĩnh vực tài chính gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp với thủ đoạn tinh vi. Tổng hợp của BTV chương trình:

Box thông tin – nền nhạc

Trong năm 2023, Cổng cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam ghi nhận khoảng 13.900 vụ tấn công mạng vào các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; gần 16.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến, gây thiệt hại hơn 390.000 tỷ đồng (tương đương 3,6% GDP); tổng số tiền người dân bị các đối tượng lừa đảo trên mạng khoảng 8.000- 10.000 tỷ đồng, tăng gấp rưỡi so với năm 2022, trong đó có 91% thông tin liên quan lĩnh vực tài chính. Tỷ lệ người dùng thiết bị di động, mạng xã hội… nhận tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo trực tuyến là 73%.

Nổi nhạc

2/ Vâng, như tổng hợp của BTV chương trình cho thấy, thời gian gần đây, gia tăng các hình thức lừa đảo trực tuyến, nhiều nạn nhân đã bị mất số tiền lớn. Những con số này đã nói lên điều gì, thưa luật sư?

Khách mời trả lời:

3/ Thời gian gần đây, lĩnh vực tài chính – ngân hàng là mục tiêu mà tội phạm hướng tới với rất nhiều hình thức tinh vi sử dụng công nghệ cao như Al, deepfake,… để tấn công như thông qua mã độc, gửi mã tống tiền, tấn công giả mạo… để chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng, tài khoản đầu tư. Dù pháp luật đã quy định về hình phạt đối với hành vi lừa đảo trên không gian mạng nhưng vì sao vẫn có nhiều kẻ vi phạm, thưa luật sư?

Khách mời trả lời:

4/ Thủ đoạn lừa đảo không dừng lại ở những chiêu thức truyền thống như trước đây mà ngày càng tinh vi, xâm nhập cả các nhóm chat gia đình, chiếm tài khoản của thành viên trong gia đình để lừa đảo người thân, bạn bè… Không ít trường hợp nạn nhân bị mất số tiền lớn trong tài khoản chỉ vì tin lời kẻ gian dụ dỗ hoặc nhấp vào các đường link giả mạo ngân hàng thương mại, công ty tài chính hay ví điện tử…. Phải chăng do người dùng mạng xã hội vẫn còn chưa cảnh giác hay vì kém hiểu biết, thưa ông?

Khách mời trả lời:

5/ Theo Quyết định số 2345 của Thống đốc ngân hàng nhà nước, kể từ ngày 01/7/2024 này, mọi giao dịch chuyển tiền có giá trị từ 10 triệu đồng/lần trở lên đều phải xác thực bằng sinh trắc học, nhận diện bằng khuôn mặt đối với người chuyển tiền. Vậy theo nhìn nhận của luật sư, Quyết định này có ý nghĩa như thế nào trong việc phòng chống lừa đảo trên không gian mạng?

Khách mời trả lời:

6/ Chỉ còn vài ngày nữa quy định của Ngân hàng Nhà nước sẽ có hiệu lực thi hành, trong khi người dân đang nóng lòng hoàn thiện thủ tục thì có một số ngân hàng lại chưa có quy định đối với những trường hợp sử dụng thiết bị công nghệ chưa hỗ trợ việc sinh trắc học. Phản ánh của phóng viên VOV2:

Đọc phóng sự

7/ Đúng là trên thị trường hiện nay, có nhiều dòng điện thoại thông minh cấu hình mạnh nhưng vẫn không có đầu đọc NFC, đây là trở ngại không hề nhỏ với một số khách hàng như phóng sự mà phóng viên VOV2 vừa ghi lại. Luật sư có ý kiến như thế nào về việc này?

Khách mời trả lời:

8/ Đúng là việc thực hiện ban đầu cũng sẽ có những “lỗi” nhỏ của một số ngân hàng nhưng đây là việc cần thực hiện để tăng tính an toàn đối với các giao dịch của khách hàng. Phóng viên chương trình đã trao đổi với ông Nguyễn Đình Thắng – Nguyên là thành viên sáng lập, lãnh đạo tại một ngân hàng, hiện là Phó Chủ tịch Hội tin học Việt Nam. Mời luật sư Trương Thanh Đức và quý thính giả cùng nghe:

Băng PV:

Nội dung:

1/ Thưa ông, đã từng giữ vị trí cao nhất tại một ngân hàng, ông có nhìn nhận như thế nào về quy định sinh trắc học xác thực khuôn mặt, tăng tính bảo mật sắp được thực hiện?

Ông Thắng: Đây là việc cần phải làm vì bây giờ công nghệ cho phép phòng chống hacker tốt hơn, trong đó xác định lại cho đúng chính chủ, thêm một việc như thế để đảm bảo an toàn hơn, không gây khó khăn, không tốn kém cho đầu tư ứng dụng. Khách hàng thêm khuôn mặt vào thêm một bước nhưng lại an toàn….

2/ Trước đây, NHNN cũng đã có quy định khi chuyển tiền cũng phải thực hiện một số thao tác, đó cũng là bảo mật cá nhân và an toàn khi chuyển tiền nhưng vì sao người dân vẫn mất tiền, thưa ông?

Ông Thắng: Do người dân đi theo đường dẫn của hacker, khi chiếm được quyền rồi vẫn lấy được. Bây giờ ngân hàng nhà nước quy định thêm một cái nữa là dù có chiếm được rồi nhưng khuôn mặt anh không đúng tôi vẫn không cho đi…

3/ Hiện nay công nghệ rất phát triển, tội phạm mạng ngày càng tinh vi, có thể cắt ghép được khuôn mặt được dễ dàng. Ngoài việc quy định về xác thực sinh trắc học, nhận dạng khuôn mặt, theo ông cần phải làm thế nào để an toàn hơn nữa?

Ông Thắng: Khi có phương pháp phòng chống thì hacker, tội phạm mạng tìm đến các biện pháp tinh vi hơn, đặc biệt với công nghệ thực tế ảo bây giờ có thể giống đến 90% người thật. Do đó cần phải nhận dạng một cách kỹ hơn, nhiều điểm hơn để đo khuôn mặt, cảm giác của khuôn mặt, vì dùng công nghệ không linh động bằng người thật. Những người thực hiện giải pháp cần phải luôn nghĩ ra những phương pháp, nếu dừng lại là bị qua mặt, có thể làm khó cho người dân nhưng người dân cũng phải quen dần, chúng ta càng kỹ lưỡng thì càng an toàn. Quan trọng nhất về tài chính là an toàn phải đặt lên cao nhất rồi mới đến sự thuận tiện, hiệu quả….

Vâng, xin cám ơn ông!

9/ Thưa luật sư Trương Thanh Đức, ông có nhận xét gì về những giải pháp mà ông Nguyễn Đình Thắng đã nêu ra?

Khách mời trả lời:                                                                                                

Vâng, xin cám ơn ông!

Quý vị và các bạn thân mến! Nhận định việc yêu cầu xác thực khuôn mặt khi chuyển khoản là một bước tiến quan trọng trong nỗ lực ngăn chặn tội phạm lừa đảo và bảo vệ tài sản của khách hàng. Bên cạnh những giải pháp mà cơ quan quản lý nhà nước đã thực hiện, người dân cũng cần nâng cao kiến thức để không trở thành miếng mồi béo bở cho tội phạm mạng.

Chương trình 30 phút cùng VOV2 xin dừng lại tại đây. Những người thực hiện: Thu Trang, Thu Hà, Việt Anh, Quyết Thắng. Chỉ đạo sản xuất: Vũ Thị Tuyết Mai. Xin chào và hẹn gặp lại./.

 

 

 

 

ĐỔI ĐIỆN THOẠI CHỈ VÌ GẶP KHÓ

KHI THỰC HIỆN SINH TRẮC HỌC?

Nền tiếng động đường phố

Mấy ngày qua, chị Thu H sốt sắng thực hiện sinh trắc gương mặt tại một số tài khoản ngân hàng trên điện thoại Oppo Renno4 mà chị đang sử dụng. Loay hoay tìm kiếm trên điện thoại và cả trên internet để thực hiện thao tác như hướng dẫn nhưng đều thất bại vì điện thoại chị đang sử dụng là đời cũ, không có hỗ trợ NFC (công nghệ kết nối không dây) để xác thực khuôn mặt, chị nhận được thông báo lỗi thực hiện nên quyết định đến trực tiếp ngân hàng để thực hiện.

Nổi nền nhân viên chào, đọc số thứ tự…

8h15 sáng 26/06, chị H có mặt tại một ngân hàng trên phố Hồng Tiến, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội để thực hiện xác thực khuôn mặt. Sau thời gian chờ đợi, trình bày lý do không xác thực được tài khoản và yêu cầu nhân viên ngân hàng hỗ trợ, chị nhận được những cái lắc đầu và một loạt hướng dẫn rất “ngớ ngẩn”:

Băng: -Em ơi, chị muốn xác thực khuôn mặt nhưng điện thoại của chị không có NFC, em có thể hỗ trợ chị không?

-….. Chị mượn điện thoại của chồng rồi cài đặt rồi, chị out ra rồi vào cái này dùng. Bọn em có tài liệu hướng dẫn về cài đặt sinh trắc nhưng lại chưa có hướng dẫn để xử lý việc máy không có hệ thống đọc đấy. Hệ thống đang mặc định rằng là các hướng dẫn liên quan đều phải có hệ thống cài đặt NFC đấy đã…..

Nền tiếng động

Ra về với sự chán nản, chị lại tới một chi nhánh ngân hàng khác nằm tại phố Nguyễn Văn Cừ để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Thế nhưng sự việc cũng chẳng khá khẩm hơn:

Băng: Hệ thống bên em đang lỗi, tất cả đều không làm được, hẹn chị khi khác khắc phục xong thì đến làm sau…..

Không chỉ chị H gặp khó khi thực hiện sinh trắc học, nhiều trường hợp khác cũng gặp tình trạng tương tự. Chị Q ở quận Long Biên hiện đang sử dụng 3 tài khoản ngân hàng nhưng do thiết bị điện thoại của chị thuộc “đời thấp” nên không có hỗ trợ xác thực sinh trắc học. Chị cũng đã tới ngân hàng để thực hiện nhưng không thành công:

Băng: Tôi cũng đã đi thực hiện sinh trắc học mấy lần mà không được… Chẳng lẽ chỉ vì cái này mà chúng tôi phải bỏ ra cả chục triệu để đổi điện thoại?

Nổi nhạc

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.978. Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế...

Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế thu nhập cá nhân. (DĐDN)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,973