4.325. Tăng cường các biện pháp quản lý điều hành giá và giải pháp tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát

Tăng cường các biện pháp quản lý điều hành giá và giải pháp tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát

(ANTV) – Chương trình có sự tham gia của TS Nguyễn Minh Phong và Luật sư Trương Thanh Đức,Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC, MC , Kịch bản & đạo diễn Phương Nhung, quay ngày 11-7-2024 tạ ANTV, số 1 Lê Đức Thọ, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

quản lý điều hành giá

—————

Truyền hình Công an (Câu chuyện cuối tuần) ngày 14-7-2024:

https://antv.gov.vn/video/cau-chuyen-cuoi-tuan-183/tang-cuong-cac-bien-phap-quan-ly-dieu-hanh-gia-va-giai-phap-tang-truong-kinh-te-kiem-soat-lam-phat-E927B76AC.html

(25 phút)

—————–

Kịch bản:

TRUYỀN HÌNH CÔNG AN NHÂN DÂN

BAN CHUYÊN ĐỀ

KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH CÂU TRUYỆN CUỐI TUẦN

 

TĂNG CƯỜNG  CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, KIỂM SOÁT LẠM PHÁT

 

CHỊU TRÁCH NGHIỆM NỘI DUNG: ĐẠI TÁ NGUYỄN ANH TUẤN
CHỈ ĐẠO SẢN XUẤT: THƯỢNG TÁ NGUYỄN MAI THAO
KỊCH BẢN VÀ ĐẠO DIỄN: PHƯƠNG NHUNG

Hà nội tháng 7/2024

 

STTHÌNH ẢNHNỘI DUNGGHI CHÚ
1Hình hiệuCÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN
2Tên chương trìnhTăng cường các biện pháp quản lý điều hành giá và giải pháp tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát

 

3MCChào mừng quý vị đến với chương trình “Câu chuyện cuối tuần”, chuyên mục bình luận hàng tuần trên kênh ANTV vào 20h 05 p thứ 7 hàng tuần.

Kính thưa quý vị!

Căn cứ kết luận số 83-KL/TW ngày 21/6/2024 của BCT và báo cáo số 329/BC CP ngày 21/6/2024 của Chính phủ, Quốc hội thống nhất thực hiện các nội dung cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024. Ngày 29/6/2024, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15 cũng tiến hành biểu quyết thông qua 3 luật, 3 nghị quyết, trong đó có các nội dung quan trọng như giảm thuế giá trị gia tăng, cải cách tiền lương cụ thể có nội dung về điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Giảm thuế giá trị gia tăng, thực hiện cải cách tiền lương, phương pháp gia hạn trả nợ đối với các khoản vay tái cấp vốn… Để cụ thể hơn về những nội dung trên, chúng tôi trân trọng mời đến trường quay hôm nay 2 vị khách mời.

Xin trân trọng giới thiệu Tiến sĩ, Chuyên gia kinh tế, nguyên PVụ trưởng, PBan Tuyên truyền lý luận báo Nhân dân, Trưởng phòng nghiên cứu kinh tế, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội.

Xin trân trọng giới thiệu luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc công ty luật ANVI Trọng tài viên Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam VIAC.

Thanh Tú xin cảm ơn sự tham gia của 2 vị khách mời !

      Trước khi đến với phần trò chuyện kính mời quý vị và 2 vị khách mời cùng theo dõi một phóng sự ngay sau đây.

4Phóng sự 1Ngày 18 /6/ 2024 Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 93-NQCP về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Nghị quyết nêu rõ, để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024 chính phủ yêu cầu các Bộ, chính quyền địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các Nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ chính trị, Quốc hội, Chính phủ, các chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ, trong đó cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

Tại kỳ họp thứ 7, các đại biểu quốc hội cũng đề nghị cần hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương thu nhập, chế độ tiền lương gắn với tinh giản bộ máy, biên chế, vị trí việc làm, đồng thời đề nghị, cùng với việc tăng lương thu nhập cần có biện pháp, hiệu quả kiểm soát lạm phát giá các mặt hàng thiết yếu để đảm bảo ý nghĩa của việc tăng lương.

5MC

 

 

 

Chúng ta cùng trở lại trường quay để  trò chuyện với hai vị khách mời của chương trình.

Xin hỏi tiến sĩ Nguyễn Minh Phong về cảm nhận của ông khi xem clip trên

6TS. Nguyễn Minh Phong
7MCKính mời luật sư Trương Thanh Đức chia sẻ ý kiến của mình về các nghị quyết được thông qua tại phiên bế mạc kì họp thứ 7, quốc hội khóa 15.
8LS. Trương Thanh Đức3 nghị quyết 
9MCThưa tiến sĩ Nguyễn Minh phong, trước khi ban hành nghị quyết số 93.Chính phủ đã nêu ra những nhiệm vụ, giải pháp nào về tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát, thưa ông?
10TS. Nguyễn Minh Phong 

 

11MCThưa luật sư Trương Thanh Đức, ở góc độ người nghiên cứu luật, ông đánh giá như thế nào về ý nghĩa của Nghị quyết 103/2023 về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024 thưa ông?
12LS.Trương Thanh ĐứcNghị quyết đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp các doanh nghiệp đã tháo gở được khó khăn trong tiếp cận vốn. Tuy nhiên còn có những khó khăn tồn tại nhất định, ví dụ như giảm mặt bằng lãi xuất cho vay nhưng chưa tương xứng, chênh lệch giữa huy động vốn và vay vốn còn khoảng cách, tiếp cận vốn cũng còn bất cập…

Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4,0 – 4,5%.

13MCThưa tiến sĩ Nguyễn Minh Phong, ông có thể chia sẻ về hiệu quả điều hành kinh tế vĩ mô của chính phủ sau khi ban hành nghị quyết 103 và gần đây nhất là công điện 61 của Thủ tướng chính phủ.
14TS. Nguyễn Minh Phong 
15MCTrước khi làm rõ hơn nữa về những chính sách của quốc hội, chính phủ về các biện pháp điều hành giá và phát triển tăng trưởng kinh tế. Kiểm soát lạm phát xin kính mời 2 vị khách mời cũng như quý vị khán giả đến với một phóng sự.
16Phóng sựThời gian qua, Chính phủ và Thủ tướng chính phủ, Ban chỉ đạo điều hành giá đã kịp thời chỉ đạo quyết liệt và kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo đó, nhiều chính sách hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp đã phần nào tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp chủ động hơn, không để xảy ra gián đoạn nguồn hàng hay tăng giá đột biến. Các bộ, ngành, địa phương đã bám sát diễn biến tình hình thực tiễn, tăng cường công tác điều hành giá, chủ động quản lý giá và chuẩn bị sớm phương án điều hành giá, chủ động giám sát thực hiện các biện pháp kê khai niêm yết giá đối với các mặt hàng thiết yếu.

Cần đảm bảo nguồn cung, điều chỉnh giá như xăng dầu, dịch vụ khám, chữa bệnh, mặt hàng điện, lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, vận tải, hàng không, dịch vụ giáo dục vân vân. Đối với công tác điều hành giá mặt hàng thiết yếu khác, các Bộ, Ngành, địa phương chủ động theo dõi sát cung cầu để có biện pháp điều hành phù hợp, kịp thời, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến.

17MCThưa 2 vị khách mời, câu chuyện tăng lương, tăng giá trở nên quen thuộc,thậm chí chưa tăng lương đã tăng giá làm cho chính sách cải cách tiền lương chưa thật sự mang lại ý nghĩa. 2 vị khách mời có thể nêu quan điểm của mình được không ạ? Trước tiên xin được kính mời luật sư Trương Thanh Đức.
18LS. Trương Thanh Đức
19MCVâng, xin được hỏi Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong, theo nhận định của ông, với những chỉ đạo của Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024 và những nhiệm vụ, giải pháp như 2 vị khách mời vừa chia sẻ thì ông có kỳ vọng như thế nào về bức tranh toàn cảnh kinh tế năm 2024, thưa ông?
20TS. Nguyễn Minh Phong
21MCCâu hỏi này xin được dành cho cả 2 vị khách mời. Theo 2 ông thì cần chú trọng giải pháp nào về tăng trưởng kinh tế vĩ mô, nhất là tháo gở vướng mắc cho doanh nghiệp và đặc biệt trong giải ngân vốn đầu tư công. Bởi vì nếu doanh nghiệp hoạt động khó khăn, kéo theo người lao động thiếu việc làm, thậm chí thất nghiệp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
22LS. Trương Thanh Đức 
23TS. Nguyễn Minh Phong
24MCKính thưa quý vị các đồng chí và các bạn, thưa 2 vị khách mời.Với thời lượng có hạn của chương trình, hi vọng quý vị và các bạn có cái nhìn tổng quan về bức tranh kinh tế xã hội của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024 vừa qua và hy vọng rằng chính phủ có những biện pháp chỉ đạo kịp thời, quyết liệt để hoàn thành thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, tiếp tục điều hành các chính sách tiền tệ, chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp hài hòa các chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, giải quyết các điểm nghẽn, tháo gở khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy mạnh mẽ động lực tăng trưởng…

Trân trọng cảm ơn 2 vị khách mời.Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong và luật sư Trương Thanh Đức đã tham gia buổi trò chuyện. Cùng truyền hình ANTV ngày hôm nay.

Xin cảm ơn quý vị và các bạn đã theo dõi chương trình và hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào các chương trình sau lúc 2 giờ 20:10 thứ 7 hàng tuần, quý vị có thể Xem trực tiếp trên ANTV go

Xin chào và hẹn gặp lại!

Bảng chữ cuối

Chịu trách nhiệm nội dung: Đại tá Nguyễn Anh Tuấn

Chỉ đạo sản xuất: Thượng tá Nguyễn Mai Thao

Tổ chức sản xuất: Phương Nhung – Trung Thành – Ngọc Lan – Quang Huy

Kịch bản & Đạo diễn: Phương Nhung

Đạo diễn trường quay:

Quay phim:

Dựng phim:

Dẫn chương trình:

Chủ nhiệm: Trần Phương

 

 

 

 

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

436. Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài...

Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài sản công. Cố vấn: Luật...

Phỏng vấn 

4.414. Lấp lỗ hổng quản lý trong đầu tư trực...

Lấp lỗ hổng quản lý trong đầu tư trực tuyến tiền ảo, tài chính, chứng...

Trích dẫn 

3.969. Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ...

Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ xấu gia tăng nhưng tốt...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 235,629