4.337. Tiếp tục “giữ lửa” đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thực chất, hiệu quả.

Tiếp tục “giữ lửa” đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thực chất, hiệu quả

(VOV1) – TS Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC, tham gia đối thoại trực tiếp 45 phút cùng Biên tập viên – MC Đỗ Minh trực tiếp từ 09h15 – 10h ngày 03-8-2024 tại tầng 5, VOV1, 41 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

cải cách thủ tục hành chính

———————————————-

VOV1 (Đối thoại) ngày 03-8-2024:

https://vov1.vov.gov.vn/doi-thoai/tiep-tuc-day-manh-cai-cach-thu-tuc-hanh-chinh-thuc-chat-hieu-qua-03082024-c69-119376.aspx

(44 phút)

—————————————–

VOV.vn (Đối thoại) 03-8-2024:

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thực chất, hiệu quả.

(VOV1) – Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn về pháp lý, kịp thời rà soát, hoàn thiện quy định pháp luật, cơ chế, chính sách để huy động mọi nguồn lực phát triển đất nước là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh trong phiên họp thứ 8 của Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ mới đây. Ngay sau đó, ngày 24/07, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7/2024 và đây là phiên họp chuyên đề thứ 6 về công tác xây dựng luật từ đầu năm đến nay.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng làm Trưởng ban. Những động thái này cho thấy, Chính phủ, người đứng đầu Chính phủ đã thể hiện sự quyết tâm, quyết liệt tháo gỡ những vướng mắc, những điểm nghẽn về pháp lý để khơi thông các nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính.

Hiện doanh nghiệp vẫn đang gặp những điểm nghẽn nào về pháp lý? Làm thế nào để tinh thần quyết liệt của Chính phủ được chuyển tải và thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt trong từng hoạt động, thực sự tạo nên sức mạnh phá vỡ những rào cản, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh?

Đây là nội dung trong chương trình đối thoại hôm nay với sự tham gia của các vị khách mời: Tiến sĩ Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME), Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI,

———————————

Kịch bán:

Chương trình đối thoại

Phát sóng TRỰC TIẾP vào 09h15 thứ bảy ngày 03/08/2024

 

Chủ đề: Tiếp tục “giữ lửa” đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thực chất, hiệu quả.

Thưa quý vị và các bạn!

Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn về pháp lý, kịp thời rà soát, hoàn thiện quy định pháp luật, cơ chế, chính sách để huy động mọi nguồn lực phát triển đất nước là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh trong phiên họp thứ 8 của Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ mới đây. Ngay sau đó, ngày 24/07, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7/2024 và đây là phiên họp chuyên đề thứ 6 về công tác xây dựng luật từ đầu năm đến nay.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng làm Trưởng ban.

Những động thái này cho thấy, Chính phủ, người đứng đầu Chính phủ đã thể hiện sự quyết tâm, quyết liệt tháo gỡ những vướng mắc, những điểm nghẽn về pháp lý để khơi thông các nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính. Hiện doanh nghiệp vẫn đang gặp những điểm nghẽn nào về pháp lý? Làm thế nào để tinh thần quyết liệt của Chính phủ được chuyển tải và thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt trong từng hoạt động, thực sự tạo nên sức mạnh phá vỡ những rào cản, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh?

Đây là nội dung trong chương trình đối thoại hôm nay
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu các vị khách mời:
  • Tiến sĩ Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME)

Ông Tô Hoài Nam trả lời: Xin chào BTV, xin chào quý vị thính giả Đài TNVN.

Luật sư Trương Thanh Đức trả lời: Xin chào quý vị thính giả Đài TNVN.

1/ Thưa ông Tô Hoài Nam, lắng nghe ý kiến từ doanh nghiệp, ông có đánh giá như thế nào về những chuyển biến trong thời gian qua của hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh so với trước đây?

Ông Tô Hoài Nam trả lời:

2/ Là người có thực tiễn tư vấn cho các doanh nghiệp, ông nhận định như thế nào về vấn đề này, thưa luật sư Trương Thanh Đức? (có thể nêu một số ví dụ cụ thể liên quan đến những điểm mới của luật có ý nghĩa tháo gỡ cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là tháo gỡ về thủ tục hành chính)

Luật sư Trương Thanh Đức trả lời:

3/ Vâng, thưa quý vị, thưa khách mời, tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn pháp lý để thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Chính phủ ưu tiên thực hiện trong thời gian qua. Trước khi tiếp tục cuộc trao đổi, xin mời quý vị thính giả cùng các khách mời nghe tổng hợp sau:

(băng tổng hợp: Trong 6 tháng đã có 2.870 văn bản (các bộ: 305 văn bản; địa phương: 2.565 văn bản) được ban hành để chỉ đạo, đôn đốc, quán triệt thực hiện nhiệm vụ CCHC. Lãnh đạo Chính phủ và bộ, ngành, địa phương đã tích cực tham gia nhiều diễn đàn đối thoại và trực tiếp chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực thi công vụ của công chức được tăng cường.

Công tác cải cách thể chế, xây dựng pháp luật được quan tâm, có nhiều đổi mới. Trong 6 tháng đầu năm, Chính phủ đã tổ chức 5 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật; ban hành 83 nghị định, 8 nghị quyết (thông qua 11 đề nghị xây dựng luật, 17 dự án luật). Đã trình Quốc hội cho phép áp dụng các Luật: Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản, Tổ chức tín dụng có hiệu lực sớm hơn từ 1/8/2024. Thành lập Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban.

Cải cách TTHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được đẩy mạnh. Đã cắt giảm, đơn giản hóa 168 quy định kinh doanh, 247 TTHC, giấy tờ công dân, thực thi phương án phân cấp đối với 108 TTHC. Thủ tướng đã phê duyệt phương án đơn giản hóa đối với 40 TTHC nội bộ.

Vâng, thưa ông Tô Hoài Nam, ông có bình luận gì sau khi nghe tổng hợp vừa rồi, đặc biệt là việc Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo rà soát, xử lý những vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật?

Ông Tô Hoài Nam trả lời:

4/ Thưa luật sư Trương Thanh Đức, ở góc nhìn khác, chúng ta nhìn vào con số trong 6 tháng đầu năm đã có 2.870 văn bản của các Bộ và các địa phương được ban hành để chỉ đạo, đôn đốc, quán triệt thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính. Ông có suy nghĩ như thế nào về con số này và qua con số này có phản ánh điều gì về chất lượng văn bản quy phạm pháp luật hay không, thưa luật sư? (nếu ban hành tốt thì không phải đôn đốc, chỉ đạo nhiều hay lỗi chỉ ở khâu thực thi chậm?)

Luật sư Trương Thanh Đức trả lời:

5/ Trước khi tiếp tục câu chuyện này, xin mời quý vị thính giả cùng các vị khách mời nghe phóng sự sau:

(băng: Cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao quyết tâm của Chính phủ thời gian qua trong giải quyết môi trường về đầu tư kinh doanh và quy trình về tiếp nhận, xử lý các vấn đề vướng mắc thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, các doanh nghiệp phản ánh vẫn gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục hành chính khi triển khai các dự án hoạt động của mình bị kéo dài. Cùng với đó, việc cấp giấy phép phải qua nhiều bộ ngành, lòng vòng dẫn đến hoạt động bị đình trệ. Ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Cổ phần Hợp Lực nêu thực tế:

Có những Dự án chỉ cần 4 -5 Sở giải quyết, nhưng bây giờ đến mười mấy Sở ngành, có những Sở không phải trách nhiệm của mình nên khi trình lên thì bị trả lời chung chung. Có những dự án 1-2 năm không xong được, rất khó về thủ tục hành chính, cùng với đó là tổ chức quá nhiều các cuộc họp để xin ý kiến, không được lại vòng nữa… rất nhiều vòng… Thực trạng này đang tồn tại phần nhiều các tỉnh, thành.

Cũng là lĩnh vực gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà thầu xây dựng Việt Nam cho biết:

Về bất động sản để làm một dự án chúng tôi tính phải có khoảng gần 40 con dấu để các thủ tục pháp lý thì mới ra được thủ tục cuối cùng. Và để có 40 con dấu thì thông thường doanh nghiệp nào làm nhanh thì mất khoảng 2 năm rưỡi, doanh nghiệp nào kém có khi 5-7 năm, thậm chí là 10 năm, như thế thì làm sao thúc đẩy được đầu tư. Tiếp đến mỗi một tỉnh quan niệm thủ tục đầu tư bất động sản theo một kiểu và sẽ có một hành lang, một quy định riêng để làm dự án bất động sản- Đây là một vấn đề đã tồn đọng rất lâu.

PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, Giảng viên cao cấp-Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân đánh giá:

(băng: Môi trường kinh doanh vào Việt Nam vẫn có nhiều gai góc như vấn đề chi phí phi chính thức còn khá cao. Để giải quyết vấn đề này chúng ta phải giải quyết vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính, chi phí phi chính thức, thủ tục giải phóng mặt bằng, các thủ tục miễn giảm thuế… Tất cả những ngày đó chúng ta cần phải tiến hành thay đổi mạnh hơn nữa, quyết liệt hơn nữa)

Thưa luật sư Trương Thanh Đức, Chính phủ, người đứng đầu Chính phủ đã rất quyết liệt để xoá bỏ mọi rào cản để khởi thông nguồn lực, phát triển kinh tế nhưng như phản ánh chúng ta vừa nghe, dường như các doanh nghiệp vẫn còn nhiều vướng mắc. Ông có thể lý giải như thế nào về câu chuyện này?

Luật sư Trương Thanh Đức trả lời:

6/ Từ thực tế, trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính hiện nay, doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp những khó khăn, vướng mắc cụ thể gì về mặt pháp lý liên quan đến các thủ tục hành chính, thưa ông Tô Hoài Nam?

Ông Tô Hoài Nam trả lời:

7/ Cắt giảm, đơn giản hoá quy định kinh doanh, thủ tục hành chính vẫn tiếp tục được các Bộ, ngành, địa phương thực hiện. Cùng với đó, việc chuyển đổi số trong giải quyết thủ tục hành chính vẫn tiếp tục được thúc đẩy. Vậy tại sao người dân và doanh nghiệp vẫn gặp khó, thưa luật sư Trương Thanh Đức?

Luật sưTrương Thanh Đức trả lời:
Ông Tô Hoài Nam bổ sung thêm nếu có ý kiến khác:

8/ Soi chiếu nguyên nhân này vào chất lượng văn bản pháp luật, ông có nhìn nhận như thế nào, thưa luật sư Trương Thanh Đức?

Luật sưTrương Thanh Đức trả lời:

9/ Để tháo gỡ cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, để khắc phục khoảng trống về pháp luật, vừa qua, Quốc hội cũng đã cho phép luật đất đai 2024, luật nhà ở 2023, luật kinh doanh bất động sản 2023 và luật các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8. Để những luật này khơi thông được nguồn lực, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, không làm phát sinh mới những thủ tục hành chính, theo ông, những vấn đề gì cần lưu tâm để đạt được yêu cầu này, thưa ông Tô Hoài Nam?

Ông Tô Hoài Nam trả lời:

10/ Chúng tôi muốn nghe thêm phân tích của luật sư Trương Thanh Đức về vấn đề này?

Luật sưTrương Thanh Đức trả lời:

11/ Khi các văn bản luật có hiệu lực sớm, giải quyết được bài toán về khoảng trống pháp lý song cũng có lo ngại về sự chậm trễ trong ban hành văn bản hướng dẫn và tính không đồng bộ, không thống nhất thậm chí mâu thuẫn giữa các văn bản luật có thể gây khó cho quá trình thực thi và có thể phát sinh các vướng mắc mới. Quan điểm của ông như thế nào, thưa luật sư Trương Thanh Đức?

Luật sưTrương Thanh Đức trả lời:

12/ Vâng việc Chính phủ tổ chức các phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật và mới đây Ban Chỉ đạo của Chính phủ rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được thành lập sẽ có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh hiện nay, thưa ông Tô Hoài Nam?

Ông Tô Hoài Nam trả lời:

Luật sư Trương Thanh Đức bình luận thêm: (việc rà soát còn có ý nghĩa trong bối cảnh cần có sự phù hợp với các hiệp định thương mại mà chúng ta đã tham gia)

13/ Việc rà soát văn bản pháp luật không chỉ tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, khó khăn từ thực tiễn mà còn phát hiện được những vấn đề mới, vấn đề phát sinh, từ đó xây dựng pháp luật có tính dự báo. Ông nhận định như thế nào về sự cần thiết của việc xây dựng pháp luật có tính dự báo trong bối cảnh hiện nay, thưa luật sư Trương Thanh Đức?

Luật sưTrương Thanh Đức trả lời:

14/ Với các doanh nghiệp, điều này có ý nghĩa như thế nào, thưa ông Tô Hoài Nam?

Ông Tô Hoài Nam trả lời:

15/ Trước khi tiếp tục cuộc trao đổi, xin mời quý vị thính giả cùng các vị khách mời nghe ý kiến sau của ông Đậu Anh Tuấn, trưởng ban pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và tiến sỹ Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội:

(băng: Trong một hệ thống thể chế mà chúng ta đang chuyển đổi, đang hoàn thiện cho nên chắc chắn sẽ có những bất cập, sẽ có những chồng chéo, sẽ có những xung đột, sẽ có những cái chưa đúng với thực tiễn, đó là điều bình thường. Nhưng vấn đề là chúng ta giải quyết một cách nhanh chóng với thái độ làm sao thúc đẩy phát triển hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư. Khi chúng ta hình thành văn hóa hành chính này,thì khi đấy bộ máy hành chính sẽ chuyển động nhanh. Với quyết tâm cao của Chính phủ, với sự rất sốt ruột và rất xông xáo của người đứng đầu Chính phủ thì thời gian tới sẽ giúp thúc đẩy môi trường kinh doanh chúng ta chuyển động một cách mạnh mẽ hơn nữa)

(băng: Tư tưởng chỉ đạo phải thông từ trên xuống, đặc biệt những người đứng đầu ở các vị trí, chức danh quan trọng là phải thực sự thông thoáng, truyền được nhiệt tình vào các văn bản mà do mình soạn thảo hoặc do cơ quan chức năng soạn thảo để giữa chủ trương và văn bản phải tạo ra được thống nhất. Đây là điều rất quan trọng. Chất lượng văn bản để đảm bảo sự hiểu về văn bản nói một cách minh bạch, thống nhất là rất quan trọng. Hiện nay, có văn bản mỗi tỉnh vận dụng một kiểu khác nhau. Cách hiểu phải thống nhất và theo hướng lấy thực tiễn là tiêu chuẩn xây dựng. Cái gì tốt cho thực tiễn thì đó là cái mà chúng ta cần phải hướng theo, kể cả luật, kể cả nhận thức)

Vâng, thưa luật sư Trương Thanh Đức, ông có chia sẻ như thế nào với những ý kiến vừa rồi?

Luật sưTrương Thanh Đức trả lời:

Ông Tô Hoài Nam bổ sung nếu có ý kiến khác:

16/ Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các quy định phải theo hướng cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, chấm dứt cơ chế “xin-cho”, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho các cơ quan, người dân, doanh nghiệp, phải “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ, rõ hiệu quả”. Để thực hiện yêu cầu này cần lưu tâm những giải pháp nào, thưa luật sư Trương Thanh Đức?

Luật sưTrương Thanh Đức trả lời:

17/ Chúng tôi muốn nghe quan điểm của ông Tô Hoài Nam?

Ông Tô Hoài Nam trả lời:

18/ Tại phiên họp thứ 8 của Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, với tinh thần “không nói không, không nói khó, không nói có nhưng không làm”, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương, các thành viên Ban Chỉ đạo nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy khí thế đang có, tiếp tục “giữ lửa”, triển khai thực hiện ngay các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính một cách thực chất. Theo các vị khách  mời, để thực sự “giữ lửa” trong cải cách thủ tục hành chính, các bộ ngành, địa phương cần phải làm gì để ngọn lửa ấy sẽ soi đường, mở lối cho doanh nghiệp phát triển? Trước hết xin mời luật sư Trương Thanh Đức:

Luật sư Trương Thanh Đức trả lời:

Ông Tô Hoài Nam trả lời:

Thưa quý vị và các bạn!

MC tóm lược ý khách mời

Đến đây, thời lượng dành cho chương trình đối thoại đã hết. Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn tiến sĩ Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) và Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI đã tham gia chương trình.

Chương trình do Vân Hồng, Đỗ Minh thực hiện. Chịu trách nhiệm nội dung: Hoàng Trung Dũng. Cảm ơn quý vị và các bạn đã quan tâm theo dõi./.

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu...

Mục "Bài viết" cập nhật các bài viết của các Luật sư ANVI đăng...

Bình luận 

428. Bình luận về việc thắt chặt điều kiện...

Bình luận về việc thắt chặt điều kiện phát hành và mua Trái phiếu doanh...

Phỏng vấn 

4.377. Thương mại điện tử bước vào cuộc chiến...

Thương mại điện tử bước vào cuộc chiến mới (*): Ứng phó cơn...

Trích dẫn 

3.892. Sửa đổi Luật Chứng khoán và bài toán...

Sửa đổi Luật Chứng khoán và bài toán nâng hạng thị trường. (TBNH)- Tại...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 228,305