Ngang nhiên mua bán Đô la Mỹ trái phép trước cửa ngân hàng
(DV) – Tiếp tục thông tin về thủ đoạn thuê người núp bóng cá nhân đi du lịch nước ngoài để mua bán ngoại tệ. Câu hỏi đặt ra, sau khi mua được hàng trăm nghìn, thậm chí tới cả nửa triệu Đô la Mỹ từ các chi nhánh ngân hàng, những đối tượng chuyên thuê người sẽ tuồn số ngoại tệ rất lớn vừa mua ra ngoài như thế nào?
Sau thời gian dài thâm nhập, nhóm PV. Dân Việt từng bước lần ra những mắt xích trong đường dây mua bán ngoại tệ trái phép. Ước tính, chỉ 1 đầu mối chuyên thuê người núp bóng cá nhân đi du lịch nước ngoài để mua ngoại tệ, khoản tiền trục lợi từ bán chênh Đô la Mỹ đút túi không chỉ hàng chục triệu, mà lên tới cả trăm triệu đồng/ngày.
Ngang nhiên mua bán Đô la Mỹ trái phép trước cửa ngân hàng (Phóng sự 4)
Phóng viên Dân Việt đã liên hệ tới các ngân hàng có chi nhánh bán Đô la Mỹ cho những đối tượng thuê người đã được phản ánh trong 4 phóng sự điều tra. Tuy nhiên tới thời điểm này, câu trả lời chúng tôi nhận được chỉ là sự im lặng. Phóng viên sẽ liên hệ với Ngân hàng Nhà nước để làm rõ trách nhiệm của các ngân hàng để xẩy ra tình trạng như Dân Việt phản ánh. Đồng thời phía Ngân hàng Nhà nước sẽ có những biện pháp như thế nào nhằm ngăn chặn thủ đoạn núp bóng cá nhân đi du lịch nước ngoài để mua ngoại tệ bán ra ngoài để trục lợi.
Chúng tôi tiếp tục cập nhận thông tin mới nhất về vụ việc gửi tới quí vị!
Đối tượng được phép mua ngoại tệ theo Thông tư số 18/VBHN-NHNN ngày 11/10/2018:
Điều 2:
Cá nhân là công dân Việt Nam được mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của bản thân và trẻ em chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ, bao gồm tiền ăn, tiền tiêu vặt, tiền đi lại ở nước ngoài liên quan đến các mục đích sau:
– Học tập, chữa bệnh ở nước ngoài;
– Đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài.
Điều 5. Hạn mức mua ngoại tệ
– Cá nhân là công dân Việt Nam được quyền mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép để đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này với mức 100 USD/1 người/1 ngày hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương trong khoảng thời gian lưu trú ở nước ngoài là 10 (mười) ngày. Hạn mức ngoại tệ trên cũng được áp dụng đối với trẻ em chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ.
– Tổ chức tín dụng được phép có nghĩa vụ bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân là công dân Việt Nam theo quy định tại Khoản 1 Điều này trên cơ sở hồ sơ, chứng từ xuất trình.
– Căn cứ khả năng tự cân đối nguồn ngoại tệ tiền mặt, tổ chức tín dụng được phép có thể bán vượt mức quy định tại Khoản 1 Điều này để đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này.
—————
Chương trình có sự tham gia của Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC, trả lời phỏng vấn phóng viên xxx ngày 04-8-2024 tại 138B Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.
Thuỳ Linh
—————
Dân Việt (Video) ngày 22-8-2024:
(phút 4:09)