4.383. Cần thận trọng khi đặt hàng trên Temu.

Cần thận trọng khi đặt hàng trên Temu.

(HTV1) – Chương trình có sự tham gia của Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC, trả lời phỏng vấn phóng viên Huyền Chi ngày 28-10-2024 tại ANVI, số 1 Đinh Lễ, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Cần thận trọng khi đặt hàng trên Temu

Truyền hình Hà Nội (Thời sự) ngày 03-11-2024:

https://hanoionline.vn/video/can-than-trong-khi-dat-hang-tren-temu-277607.htm

(phút 01:03):

—————

Truyền hình Hà Nội (Thời sự) ngày 03-11-2024:

Cần thận trọng khi đặt hàng trên Temu

(HTV1) – Thời gian gần đây, nền tảng mua sắm trực tuyến có tên gọi Temu (thuộc sở hữu của Tập đoàn PDD Holdings – Trung Quốc) đang làm náo động thị trường mua sắm trực tuyến của Việt Nam bởi những ưu đãi hấp dẫn khiến giá hàng hoá rẻ bất ngờ. Nhưng đến thời điểm này, khi có thông tin sàn này chưa đăng ký tại Việt Nam, câu chuyện về sự tỉnh táo của người tiêu dùng một lần nữa lại được cảnh báo.

Những quảng cáo về ưu đãi lên tới 90%, thời gian giao hàng quốc tế nhanh bất ngờ bước đầu đã thu hút người mua. Chỉ đến khi bắt buộc phải thanh toán trước bằng thẻ tín dụng rồi mới được nhận hàng, và những thông tin không rõ ràng về người bán ở nước ngoài, nhiều người tiêu dùng mới tỏ ra thận trọng hơn khi đặt hàng.

Anh Hoàng Văn Hiếu – Phường Kim Giang – Quận Thanh Xuân chia sẻ: “Việc sàn thương mại Temu vào Việt Nam đã tạo ra sự cạnh tranh về giá. Điều này mình đánh giá là có lợi cho người tiêu dùng. Tuy nhiên về sàn Temu, người bán đến từ Trung Quốc nên là mình cũng khá quan ngại về vấn đề chất lượng sản phẩm. Thứ hai là sàn Temu bắt buộc người tiêu dùng thanh toán trước. Vì vậy, mình cũng quan ngại về chính sách đổi trả hàng, liệu sàn Temu này có đảm bảo được quyền lợi của người tiêu dùng hay không.”

Dù đã nộp đơn xin cấp phép hoạt động tại Việt Nam nhưng phía Cục Thương mại điện tử và kinh tế số Bộ Công Thương vẫn chưa chính thức xác nhận đăng ký của sàn này trên Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử. Do vậy nếu nhận hàng chất lượng không như quảng cáo hoặc xảy ra tranh chấp, rủi ro lớn nhất thuộc về người tiêu dùng.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho hay: “Nếu như không hiện diện ở Việt Nam thì có thể nói rằng, toàn bộ rủi ro rơi vào phía người tiêu dùng Việt Nam vì thanh toán rồi không nhận được hàng, hàng không đảm bảo chất lượng hay là có khiếu nại có tranh chấp. Về lý thì pháp luật các nước cũng đều bảo vệ nhưng chúng ta không thể có chi phí, có điều kiện và thông thạo pháp lý để sang nước ngoài khiếu nại, khởi kiện để bảo vệ quyền lợi. Thứ nhất là do những giao dịch rất nhỏ lẻ chứ không phải là những bán buôn, những doanh nghiệp lớn quan hệ thương mại với nhau.”

Bà Lê Thị Hà – Cục Thương mại điện tử và kinh tế số – Bộ Công Thương cho biết: “Chúng tôi sẽ cùng với Tổng cục Quản lý thị trường và tiếp tục phối hợp với Tổng cục Hải quan để có thể có cơ chế kiểm soát những hàng hóa ở khâu nhập khẩu và lưu thông trên thị trường đối với những nền tảng, đặc biệt là những nền tảng xuyên biên giới. Sẽ có một giải pháp cụ thể cùng phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông dành cho trường hợp nền tảng xuyên biên giới cố tình không thực hiện, những quy định pháp luật tại Việt Nam khi tham gia hoạt động thương mại điện tử này.”

Trước mắt, Bộ Công Thương thực hiện các biện pháp khuyến cáo người tiêu dùng về những rủi ro khi mua sắm từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bộ Công Thương đã liên hệ và làm việc trực tiếp với đội ngũ pháp lý của các nền tảng xuyên biên giới để yêu cầu Temu thực hiện các bước đăng ký chính thức và tuân thủ pháp luật Việt Nam, minh bạch thông tin, an toàn dữ liệu. Nếu không thực hiện đầy đủ, Bộ sẽ xem xét các biện pháp chặt chẽ hơn, thậm chí có thể sẽ cấm sàn Temu hoạt động tại Việt Nam.

Huyền Chi

https://hanoionline.vn/video/can-than-trong-khi-dat-hang-tren-temu-277607.htm

(128/730)
————————–

Bình luận bổ sung

Bán rẻ là do giảm 4 khoản sau đây:

Thứ nhất, là giảm chi phí do nâng cao năng suất, cải tiến giải pháp, ứng dụng công nghệ tiên tiến;

Thứ hai, là giảm giá để khuyến mại, tiếp cận và chiếm thị phần. Khi bán được nhiều hàng thì lại có cơ hội để giảm giảm giá;

Thứ ba, là giảm giá thành do giảm chất lượng; giảm tiêu chuẩn, phẩm cấp; giảm số lượng; giao hàng chậm, không an toàn, chính xác;

Thứ tư, là giảm các khoản cho trả như nộp thuế, đóng bảo hiểm xã hội.

Nếu đồng thời giảm cả 4 khoản trên thì có thể giảm giá rất sâu, rất nhiều. Tuy nhiên, càng khoản giảm sau càng không tốt. Giảm khoản thứ hai có giới hạn không quá mức pháp luật quy định, đặc biệt là không được bán phá giá. Giảm khoản thứ ba là không bền vững và thậm chí không phải là giảm, mà chỉ là tiền nào của ấy. Giám khoản thứ tư là sự cạnh tranh không lành mạnh, là vi phạm pháp luật thuế, bảo hiểm.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI.

 

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.392. Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.

Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao. (TT) - Vụ GFDI ở Đà Nẵng...

Trích dẫn 

3.912. Tại sao giá vàng dù leo thang nhưng vẫn "cháy hàng"...

Tại sao giá vàng dù leo thang nhưng vẫn "cháy hàng" vàng miếng, vàng nhẫn? (KTCK)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 232,353