Lấp lỗ hổng quản lý trong đầu tư trực tuyến tiền ảo, tài chính, chứng khoán quốc tế.
(VOV1) – Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC tham gia đổi thoại, phát thanh trực tiếp từ VOV1, 41 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội 20 phút (từ 7h10 – 7h30 ngày 23-12-2024.
Biên tập viên kiêm MC Thanh Trường.
Thông điệp chính của tôi là thế này thôi:
Có nhiều nguyên nhân, từ mọi phía như kẻ lừa đảo chuyên nghiệp, nạn nhân, môi trường không gian mạng rất khó kiểm soát,… rồi lỗ hổng pháp luật và lỗ hổng quản lý trong đầu tư trực tuyến tiền ảo, tài chính, chứng khoán quốc tế, dẫn đến rất nhiều vụ lừa đảo với nận nhân và số tiền rất lớn.
Nhưng theo tôi, tổng kết lại thì có 04 lý do với 24 chữ thế này:
Thứ nhất, ham mê kiếm tiền thái quá;
Thứ hai, chấp nhận mạo hiểm rất cao;
Thứ ba, mù mờ, nhầm lẫn giao dịch;
Thứ tư, bị rơi vào bẫy lừa bịp.
Ham mê kiếm tiền thái quá, đến mức tham lam, mê say, mê muội, mờ mắt, không thấy, không dừng lại được.
Chấp nhận mạo hiểm rất cao, đến mức quên hết rủi ro, đeo đuổi bằng mọi giá & sẵn sàng đánh đổi tất cả.
Mù mờ, nhầm lẫn giao dịch, đến mức tin tưởng mù quáng, nghe gì cũng đúng, thấy gì cũng tin, xui gì cũng làm. Sàn chứng khoán mua bán cổ phiếu quen thuộc trong nước, với hàng hoá là cổ phiếu của các công ty niêm yết với những yếu tố ảnh hưởng khá cụ thể, rõ ràng, minh bạch, mà cũng đã rất rút ro rồi. Sàn tiền ảo, ngoại hối, tài chính quốc tế là rất khác lạ với nhiều ẩn số mơ hồ, biến động khôn lường, thì rủi ro còn cao hơn rất nhiều. Sàn tiền ảo, ngoại hối, tài chính chỉ hưởng lợi nhuận từ sự chênh lệch giữa kẻ mua, người bán mà không có khoản lợi nhuận gắn liền với kết quả sản xuất, kinh doanh của các công ty như cổ phiếu.
Bị rơi vào bẫy lừa đảo, đến mức khó mà thoát nổi. Con mồi đã chót rơi vào bẫy thì rất khó thoát ra, nhất là bị mắc trong những cái bẫy lừa đảo hết sức hết sức chuyên nghiệp, tham lam, tinh vi, xảo quyệt.
Không những thế, cái bẫy lừa đảo này còn được thiết kế và hoạt động dựa trên cơ sở nắm rõ tâm lý cũng như túi tiền của nạn nhân thông qua 3 yếu tố, cũng chính là 3 cái lẫy ham mê, mạo hiểm và mù mờ nói trên.
—————
VOV1 (Thời sự trực tiếp) ngày 23-12-2024:
(Link bài viết)
(20 phút)
—————
Kịch bản:
Ccts 23.12 (7h10-7h30)
Lấp lỗ hổng quản lý trong đầu tư trực tuyến tiền ảo, tài chính, chứng khoán quốc tế
Thưa quý vị và các bạn! Ngày càng có nhiều đối tượng sử dụng các thủ đoạn tinh vi để mời gọi và môi giới đầu tư vào các sàn chứng khoán quốc tế, sàn giao dịch tiền ảo, và giao dịch ngoại hối. Nhiều đường dây bị bóc gỡ, trong đó có vụ lừa đảo lên tới 5.200 tỷ đồng do đối tượng Phó Đức Nam Mr.Pips cầm đầu.
Vì sao hoạt động tội phạm này ngày càng gia tăng cả về quy mô số người tham gia và số tiền bị chiếm đoạt? Liệu rằng chỉ do lòng tham của nhà đầu tư khiến họ dễ dàng bị sập bẫy lừa đảo hay còn những nguyên nhân nào khác? Quy định pháp luật của Việt Nam về các giao dịch trực tuyến này ra sao, cơ chế nào bảo vệ nhà đầu tư, ngăn chặn những sàn giao dịch ảo để móc tiền thật? Nội dung sẽ được chúng tôi bàn luận trong Câu chuyện Thời sự hôm nay.
Vị khách mời tham gia Chương trình là luật sư Trương Thanh Đức, người có nhiều năm nghiên cứu pháp lý về lĩnh vực tài chính, tiền tệ. Bây giờ xin mời BTV Thanh Trường và vị khách mời:
Xin chào và cảm ơn ông Trương Thanh Đức đã nhận lời tham gia Chương trình:
Xin chào thính giả VOV.
Hơn hai tuần sau khi vụ Phó Đức Nam cầm đầu đường dây lừa đảo chiếm đoạt hơn 5 nghìn 200 tỷ đồng của các nhà đầu tư, nhiều người vẫn chưa hết bất ngờ về quy mô của vụ lừa đảo này. Chiêu thức chung ra sao, chúng ta cùng nghe tổng hợp ngắn sau đây:
LỪA ĐẢO CỦA PIP
Tại buổi họp báo vừa qua, Công an thành phố Hà Nội đã thông tin về hai vụ án lừa đảo trên không gian mạng, trong đó có một vụ án lừa đảo đặc biệt lớn với tổng giá trị về số tiền và tang vật thu giữ là hơn 5.200 tỷ đồng do Phó Đức Nam Mr Pip cầm đầu. Cả hai vụ án lừa đảo đều núp bóng là thành lập các công ty. Mặc dù không đăng ký hoạt động về chứng khoán, về tài chính nhưng các đối tượng vẫn tuyển dụng nhân viên để hoạt động trong lĩnh vực giao dịch ngoại hối, chứng khoán phái sinh.
Các đối tượng trong nhóm này hoạt động với quy mô lớn, có tổ chức chặt chẽ và bài bản. Đặc biệt, những nhân viên làm nhiệm vụ SEO để tìm kiếm và chăm sóc khách hàng đều được đào tạo kỹ lưỡng trước khi bắt đầu công việc chính thức. Họ được cung cấp các kịch bản chi tiết và sự hướng dẫn trực tiếp nhằm thuyết phục khách hàng tham gia vào các sàn giao dịch ngoại hối, chứng khoán.
Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, nhân viên sẽ trải qua giai đoạn thử việc. Trong giai đoạn này, thu nhập của họ được tính dựa trên số tiền chiếm đoạt được từ khách hàng. Các đối tượng nỗ lực để thu hút khách hàng tham gia, đồng thời khuyến khích khách hàng nạp càng nhiều tiền càng tốt, vì thu nhập của họ tỷ lệ thuận với số tiền lừa đảo.
Chúng ta vừa nghe tổng hợp ngắn về cách thức lừa đảo và rửa tiền của ổ nhóm Phó Đức Nam. Luật sư Trương Thanh Đức có bình luận nào về các thủ đoạn rất tinh vi, rất chuyên nghiệp của nhóm đối tượng này?
Trả lời:
Là một vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản rất lớn của rất nhiều người, thì yếu tố quan trọng là nhiều cách thức phạm tội rất chuyên nghiệp, thủ đoạn phạm tội rất tinh vi và dựa vào sự gian lận, lừa đối, bịp bợm, đồng thời là che giấu, tẩu tán tài sản chiếm đoạt được bằng việc nhận tiền, chuyển tiền trái phép và cuối cùng thường là hành vi che giấu, phi tang, tức phạm tội rửa tiền, hòng làm sạch tiền bẩn, hợp pháp hoá tiền do phạm tội mà có, như đưa vào đầu tư kinh doanh, mua vàng, ô tô, nhà đất.
Hỏi: Theo ông vì sao các vụ lừa đảo trên các sàn giao dịch tiền ảo và chứng khoán quốc tế lại có quy mô lớn, như vụ Mr Pips với thiệt hại hơn 5.200 tỷ đồng và thường các vụ sau lớn hơn vụ trước?
Trả lời:
Có nhiều nguyên nhân, từ nhiều phía, như từ phía nạn nhân, môi trường không gian mạng rất khó kiểm soát, rồi lỗ hổng pháp luật, lỗ hổng quản lý trong đầu tư trực tuyến tiền ảo, tài chính, chứng khoán quốc tế và thủ đoạn của tội phạm. Nhưng theo tôi, thì có 04 nguyên nhân chính thế này:
Thứ nhất, ham mê kiếm tiền thái quá;
Thứ hai, chấp nhận mạo hiểm rất cao;
Thứ ba, mù mờ, nhầm lẫn giao dịch;
Thứ tư, bị rơi vào bẫy lừa bịp.
Ham mê kiếm tiền thái quá, đến mức tham lam, mê say, mê muội, mờ mắt, không thấy, không dừng lại được.
Chấp nhận mạo hiểm rất cao, đến mức quên hết rủi ro, đeo đuổi bằng mọi giá & sẵn sàng đánh đổi tất cả.
Mù mờ, nhầm lẫn giao dịch, đến mức tin tưởng mù quáng, nghe gì cũng đúng, thấy gì cũng tin, xui gì cũng làm. Sàn chứng khoán mua bán cổ phiếu quen thuộc trong nước, với hàng hoá là cổ phiếu của các công ty niêm yết với những yếu tố ảnh hưởng khá cụ thể, rõ ràng, minh bạch, mà cũng đã rất rút ro rồi. Sàn tiền ảo, ngoại hối, tài chính quốc tế là rất khác lạ với nhiều ẩn số mơ hồ, biến động khôn lường, thì rủi ro còn cao hơn rất nhiều. Sàn tiền ảo, ngoại hối, tài chính chỉ hưởng lợi nhuận từ sự chênh lệch giữa kẻ mua, người bán mà không có khoản lợi nhuận gắn liền với kết quả sản xuất, kinh doanh của các công ty như cổ phiếu.
Bị rơi vào bẫy lừa đảo, đến mức khó mà thoát nổi. Con mồi đã chót rơi vào bẫy thì rất khó thoát ra, nhất là bị mắc trong những cái bẫy lừa đảo hết sức hết sức chuyên nghiệp, tham lam, tinh vi, xảo quyệt.
Không những thế, cái bẫy lừa đảo này còn được thiết kế và hoạt động dựa trên cơ sở nắm rõ tâm lý cũng như túi tiền của nạn nhân thông qua 3 yếu tố, cũng chính là 3 cái lẫy ham mê, mạo hiểm và mù mờ nói trên.
Hỏi: Trong phần tổng hợp vừa rồi cho thấy, nhóm của Phó Đức Nam dù không có giấy phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đầu tư tài chính nhưng vẫn lập trang web riêng, quảng cáo rầm rộ hình ảnh công ty của chúng chuyên nghiệp trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán quốc tế, sau đó là các sàn giao dịch ảo giả danh các sàn thật để rồi lừa hàng nghìn nhà đầu tư. Ở đây đang cho thấy những lỗ hổng nào trong việc quản lý các ứng dụng giao dịch tài chính trực tuyến thưa ông?
Trả lời:
– Trang web và ứng dụng lập ở nước ngoài hoặc với danh nghĩa nước ngoài và do nước ngoài quản lý, mà thuộc thuộc phạm vi, đối tượng điều chỉnh của pháp luật Việt Nam;
– Pháp luật Việt Nam không đương nhiên chế tài được về nội dung, về hoạt động; trong đó có việc quảng cáo;
– Trang của nước ngoài, nếu thật đã khó quản, lại tất cả còn là giả nữa, còn không biết ai là chủ sở hữu thực sự, thì gần như không quản được
– Vì vậy, lỗ hổng chủ yếu là ở những gì thuộc về phía Việt Nam, như quản tài khoản, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền giữa các tài khoản, các ứng dụng; giữa các ngân hàng, các trung gian tài chính cả ở trong nước và chuyển ra nước ngoài.
Hỏi: Đó là những lỗ hổng trong quản lý các ứng dụng giao dịch tài chính trực tuyến; Còn việc quản lý các sàn giao dịch chứng khoán quốc tế, tiền ảo và ngoại hối tại Việt Nam thì sao thưa ông?
Trả lời:
Thứ nhất, chúng ta chưa có quy định và cũng không quy định được về việc quản lý các sàn giao dịch chứng khoán, tiền ảo và ngoại hối quốc tế;
Thứ hai, các sàn giao dịch chứng khoán quốc tế, tiền ảo và ngoại hối là hoạt động kinh doanh có điều kiện, chúng ta chưa có quy định, cũng đồng nghĩa với việc chưa cho phép tổ chức hoạt động các sàn này tại Việt Nam;
Thứ ba, do vậy, ngoại trừ 02 sở giao dịch chứng khoán và 1 sở giao dịch hàng hoá hợp pháp lại Việt Nam, tất cả các sàn giao dịch tiền ảo, ngoại hối và chứng khoán khác tại Việt Nam đều là bất hợp pháp.
Hỏi: Pháp luật hiện hành của nước ta đã có quy định nào để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư trong các giao dịch tài chính trực tuyến quốc tế thưa ông?
Trả lời:
Nhìn chung, pháp luật nước ta nói chung, về giao dịch tài chính trực tuyến quốc tế nói riêng, chỉ quy định áp dụng trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam, nên cũng chỉ quy định việc bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Còn phần giao dịch liên quan đến nước ngoài thì phải do các bên thoả thuận áp dụng pháp luật và thực hiện theo các hiệp ước, điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia cũng như theo tập quán quốc tế.
Hỏi: Vì sao các đối tượng lừa đảo lại có thể chuyển tiền ra nước ngoài một cách dễ dàng, và pháp luật Việt Nam có thể làm gì để khắc phục tình trạng này – đây là câu hỏi của thính giả Đình Tuyến ở tp HCM?
Trả lời:
Lâu nay, pháp luật về thanh toán, chuyển tiền và quản lý ngoại hối quy định như sau:
Thứ nhất, mọi người có thể tự do mang ngoại tệ tiền mặt vào, ra biên giới. Tất nhiên đến một mức nhất định thì phải khai báo hoặc có giấy tờ nhất định, như mang trên 5.000 USD qua biên giới thì phải khai báo hải quan.
Thứ hai, việc chuyển ngoại tệ từ nước ngoài vào Việt Nam thì tương đối thoải mái, thông qua ngân hàng hoặc tổ chức dịch vụ kiều hổi;
Thứ ba, pháp nhân và cá nhân chuyển ngoại tệ ra nước ngoài qua tài khoản ngân hàng thì phải có lý do, giấy tờ hợp pháp và không được phép giao dịch tiền ảo;
Thứ tư, người Việt Nam đang ở Việt Nam có thể dễ dàng và thoải mái mua hàng hoá, dịch vụ của nước ngoài thông qua việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế và một số ứng dụng liên kết với tài khoản ngoại tệ hoặc nội tệ tại ngân hàng.
Tương tự như việc mua hàng hoá, dịch vụ, rất dể dàng chuyển tiền ra nước ngoài để mua loại hàng hoá đặc biệt là chứng khoán, tiền ảo, ngoại hối trên các sàn giao dịch ở nước ngoài.
Và sơ sở hay khắc phục chủ yếu là ở giao dịch chuyển tiền online qua tài khoản. Phải quản lý và ngăn chặn được việc 01 tài khoản chuyển nhiều tiền ra nước ngoài, nhiều tài khoản chuyển nhiều tiền sang 01 tài khoản ở nước ngoài, đặc biệt là việc chuyển qua các tài khoản trung gian để chuyển ra nước ngoài. Việc chuyển tiền ra nước ngoài mua hàng hoá này phải được quản lý đồng bộ liên quan chặt chẽ đến việc nhập khẩu hàng hoá. Việc này không những ngăn chặn được tình trạng lừa đảo, mà còn ngăn chặn được tội phạm, tham nhũng, rửa tiền, tài trợ khủng bố.
Tuy nhiên, tôi được biết vụ lừa đảo rất lớn nói trên, thì thu hồi được 5.200 tỷ, là số tiền chưa được chuyển ra nước ngoài. Hầu hết là chuyển qua lại rất nhiều tài khoản ảo, tài khoản rác ngân hàng (cả cá nhân và doanh nghiệp) trong nước.
Bàn luận về chủ đề này, đại biểu Trịnh Xuân An, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho rằng vấn đề đặt ra cấp bách là phải thống nhất được nhận thức và hành động trong mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân:
TRỊNH XUÂN AN
Cũng giống như công nghệ, luôn biến chuyển, thì tội phạm công nghệ cao, nhất là tội phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng cũng biến đổi liên tục, nên cần có ứng xử phù hợp. Chúng ta cần kết hợp nhiều biện pháp khác nhau, trong đó tôi đề xuất tăng thêm lực lượng, cả về phương tiện và con người, tăng cường kỷ luật của cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ này. Việc tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin phải kịp thời, phát hiện và xử lý sớm.
Ben le QH-Giai phap ngan chan lua dao qua mang
Hỏi: Xin mời phần bình luận của luật sư Trương Thanh Đức?
Trả lời:
– Tội phạm công nghệ cao, mới, phức tạp, khó,
– Cần tăng cường hơn nguồn lực để xử lý so với tội phạm truyền thống, từ nhân lực, chuyên môn, đầu tư trang thiết bị, công nghệ;
– Trong đó nhanh chóng, kịp thời vô cùng quan trọng để ngăn chặn và khắc phục hậu quả.
Hỏi: Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và các ứng dụng tài chính, liệu rằng cơ quan quản lý có thể xây dựng một hệ thống pháp lý linh hoạt nhưng chặt chẽ để quản lý các sàn giao dịch quốc tế không và ông có những đề xuất nào?
Trả lời:
Như chỉ đạo của Tổng bí thư Tô Lâm về việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Lừa đảo trực tuyến nói chung và lừa đảo trực tuyến dưới chiêu bài đầu tư tài chính, tiền ảo, cổ phiếu quốc tế nói riêng cũng đang là vấn nạn toàn cầu. Nhiều quốc gia liên tục cập nhật, bổ sung các chính sách, quy định mới để ứng phó với loại hình tội phạm này. Ghi nhận của phóng viên Việt Nga thường trú tại Austraylia:
P VIÊN VIỆT NGA
Hỏi: Những kinh nghiệm quốc tế nào Việt Nam có thể học hỏi trong vấn đề này thưa luật sư Trương Thanh Đức?
Trả lời:
– Nhanh chóng quy định rõ ràng về việc thừa nhận hay không thừa nhận, cấm, cấp phép hay tự do về các vấn đề này, nhất là tiền ảo;
– Cập nhật, sửa đổi kịp thời pháp luật để quản lý và xử lý nghiêm minh từ việc hoạt động cho đến xử lý hành chính và xử phạt hình sự;
– Đấy mạnh việc tuyên truyền giải thích đơn giản, dể hiểu;
– Định danh và xử lý nhằm hạn chế, ngăn chặn tài khoản rác ngân hàng, điện thoại, mạng xã hội;
– Hợp tác quốc tế để ngăn chặn và trừng phạt vi phạm, nhất là tội phạm công nghệ mới, tội phạm xuyên biên giới.