Bình luận Giải quyết tranh chấp thương mại điện tử và tiêu dùng tại Trọng tài.
(ANVI) – Gạch đầu dòng phát biểu tại Hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm về giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử, do Viện Khoa học Pháp lý Bộ Tư pháp và Quỹ Hanns Seidel Foudation (Đức) tổ chức tại Ba Vì ngày 05- 6/12/2022.
1. Nhận định chung:
1.1. Giống như giải quyết tranh chấp nói chung, lần lượt mức độ ưu tiên nên là: Thương lượng – Hoà giải – Trọng tài – Toà án
1.2. Tiền với tranh chấp hoạt động thương mại điện tử có giá trị nhỏ thì:
– Càng cần ưu tiên giải quyết bằng thương lượng và hoà giải.
– Đặc biệt phù hợp với cơ chế giải quyết trực tuyến, cần khuyến khích.
2. Đối với giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
2.1. NTD không chỉ là người mua các hàng hoá, dịch vụ nhỏ lẻ thiết yếu, mà bao gồm cả hàng hiệu siêu đắt, ô tô siêu sang, biệt thự hàng trăm tỷ.
2.2. Thực tế 99% là các vụ kiện tranh chấp tiêu dùng vay vốn TCTD, với số nợ từ vài chục đến vài trăm triệu đồng. Thực tế một số Trung tân Trọng tài có thể giải quyết hàng trăm vụ/ngày. VIAC chúng tôi đang giải quyết 1 đợt hơn chục vụ, trong đó vụ đầu tiên mất gần 2 ngày, nhưng các vụ sau chỉ 2-3 phút chứ không càn vài chục phút vì vấn đề gần như giống hệt nhau, kể cả việc Bị đơn vắng mặt. Tất nhiên viết Phán quyết thì lại mất khá nhiều thời gian.
2.3. Gần 100% NTD là bị đơn vắng mặt. Nếu có mặt thì đơn giản, gọn nhẹ hơn ra Toà rất nhiều. Đặc biệt là thông qua cách thức giải quyết tranh chấp trực tuyến
2.4. Tóm lại, người tiêu dùng có thể là cá nhân hoặc pháp nhân, tham gia giải quyết tranh chấp với 2 tư cách:
2.4.1. Là Nguyên đơn:
– Giống thương mại nói chung: Toàn quyền thoả thuận ra hay không ra trọng tài
– Khác thương mại nói chung: Thoả thuận rồi vẫn có thể không ra Trọng tài
2.4.2. Khi là Bị đơn:
– Khác thương mại nói chung: Có quyền đồng ý hay không đồng ý ra Trọng tài.
– Điều hoàn toàn không có đối với tranh chấp KDTM nói chung, đã nhắc đến 2 chữ Trọng tài là buộc phải ra Trọng tài, trừ trường hợp thỏa thuận kép Trọng tài – Toà án.
2.4.3. Như vậy:
– Cơ chế NTD dù là nguyên đơn hay bị đơn có quyền từ chối Trọng tài để lựa chọn Toà án, kể cả đã ký đồng ý lựa chọn Trọng tài.
– Trong mọi trường hợp, ra Trọng tài vẫn thuận tiện, đơn giản và không quá tốn kém, vì các Trung tâm Trọng tài thường có cơ chế thu phí thấp hơn hẳn các vụ tranh chấp kinh doanh thương mại khác.
– Luật hiện hành thế là hợp lý, phù hợp cần ủng hộ.
————–
Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC.
(495)
#VIAC #NTD #trongtai #anvi